Hôm nay,  

Bắc Hàn Dọa Nổ Phi Đạn; Mỹ: Hù Dọa Phản Tác Dụng

24/02/200100:00:00(Xem: 4692)
TOKYO (WP/AP) – Tin của Doug Struck, phái viên của Washington Post nằm tại nước ngoài: Trong phản ứng đầu tiên đối với cái được gọi là thái độ cứng rắn của nội các Bush, ngàyy 22/2 Bắc Hàn đã thông báo quốc gia này có thể tái thử các hỏa tiễn phóng tầm xa. Có nghĩa sẽ chấm dứt cuộc đình hoãn về những gì mà nội các Clinton đã đạt được trước đây.

“Chúng tôi đã hứa không bắn thử hỏa tiễn tầm xa trong thời gian còn đang đàm phán với Hoa kỳ. Nhưng chúng tôi không có thể kéo dài mãi được,” theo như lời tuyên bố của Bộ ngoại giao của Bắc Hàn.

Hăm dọa là chiến thuật cố hữu của cái quốc gia theo đường lối Stalin. Nhưng đây là sự đáp ứng đầu tiên của Bắc Hàn đối với nội các mới của Hoa kỳ, nó mang một thông báo có triệu chứng không tốt. Hồi tháng tám 1998 Bắc Hàn đã bắn thử hỏa tiễn bay ngang qua Nhật Bản đã có tác động xấu rộng lớn. Sự kiện này đã làm Nhật bản phải báo động, Hoa kỳ vội vã xét tới hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và nẩy ra việc tu chỉnh chính sách của Hoa kỳ đối với Bình Nhưỡng.

Nội các Clinton đã cho bước vào cuộc thương thảo với Bắc Hàn, lấy được lời hứa hồi tháng chín 1999 là Bắc Hàn sẽ đình hoãn cuộc thử hỏa tiễn. Thêm vào một lời hứa nữa năm 1994 là Bắc Hàn cho ngưng chương trình vũ khí nguyên tử để đổi lấy viện trợ. Nhưng Bình Nhưỡng đã tuyên bố ngày 23/2 là thỏa ước có thể bị thất cơ vì sự chấp chánh mới của người theo đảng Cộng hòa. Nội các này đã cho thổi ra quyết định của ông Bush để đẩy cho tiến hành việc phát triển chiếc lá chắn bảo vệ bằng hỏa tiễn cho Hoa kỳ, có thể cho Nhật Bản và các đồng minh tại Á châu.

Lời công bố đã nhấn mạnh cho trì hoãn xây cất các nhà máy điện để đổi việc chấm dứt chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. “Trường hợp Hoa kỳ cứ tiếp tục không tôn trọng sự thỏa thuận này, chúng tôi cảm thấy chúng tôi cũng chẳng cần bám vào thỏa thuận này làm gì,” theo như Bắc hàn đã cho tuyên bố.

Thông báo mới đã đưa ra khi Bắc Hàn đang ló ra khỏi sự cô lập cả chục năm. Hồi tháng sáu, lãmh tụ Bắc Hàn Kim Jong II đã tiếp một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với địch thủ, là nhà tổng thống Nam Hàn Kim Dae Dung, và sau đó đã ngồi thương nghị với ngoại trưởng Hoa kỳ hồi đó, là Madeleine Albright, vào tháng mười tại Bình Nhưỡng.

Albright và Clinton đã tìm cách có một thỏa thuận trường cửa hơn nữa, trong đó Bắc Hàn sẽ bỏ chương trình phát triển hỏa tiễn và việc xuất cảng hỏa tiễn để đổi lấy việc đền bù dưới một hình thức nào đó, nhưng cả hai người này đã hết nhiệm kỳ.

Ngoại trưởng Colin L. Powell đã tuyên bố, nội các Bush sẽ cho tiếp tục chính sách này, nhưng đã không ra dấu hiệu công khai để lãnh những gì đã thương thảo. Trong khi vận động tranh cử chức tổng thống Hoa kỳ, ông Bush đã cho thấy rõ ông sẽ có thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Hàn trong việc đổi chác với chính quyền Hoa kỳ. Thái độ này đã được trả lời bằng cách cho lệnh oanh tạc Iraq trong tuần vừa qua trong lúc ông Bush công du Mexico.

Bản tin AP ghi phản ứng từ Washington như sau.

Bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của TT Hoa Kỳ, họp báo ngày Thứ 5 cho biết Hoa Kỳ rất quan ngại về việc kỹ thuật phi đạn xuất cảng từ Bắc Hàn, và về chương trình phát triển phi đạn của Bắc Hàn.

Tuyên bố của bà Rice là nhằm phúc đáp những phàn nàn của Bắc Hàn theo đó TT Bush có chủ trương khó khăn đối với Bắc Hàn trong khi Hoa Kỳ chưa chu toàn những cam kết trong Thỏa Ước Khung 1994, trong đó Bắc Hàn nhận ngưng chương trình phi đạn để được cung cấp lò phản ứng phát điện nguyên tử.

Bà cố vấn Rice nói "Thật là không ích gì, mà chỉ là phản tác dụng khi nhà cầm quyền Bắc Hàn đe dọa thí nghiệm khi đạn để Hoa Kỳ phải làm một điều gì đó." Tân chính phủ Bush chưa có những cuộc hội đàm cấp cao với Bắc Hàn, mặc dù các tiếp xuc vẫn diễn ra thông qua phái bộ Bắc Hàn tại tổ chức LHQ. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ TT của ông Clinton, đã có một số tiến triển hướng tới 1 thỏa ước mà theo đó Bắc Hàn sẽ từ bỏ chương trình phi đạn tầm xa, và bù lại sẽ được giúp phóng vệ tinh, nhưng chưa đủ thì giờ để hoàn tất. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thời gian đó cũng báo trước sẽ bác bỏ mọi yêu sách đền bù.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đấu của 24 đội tuyển túc cầu quốc gia đã giảm xuống còn 16, và những đội còn lại đang nuôi dưỡng giấc mơ giành được chức vô địch Giải Túc Cầu Châu Âu 2021 vào ngày 11 tháng 7 tới đây tại Sân Vận Động Wembley tại Thủ Đô London, Anh Quốc, theo bản tin của Sporting News tường thuật hôm Thứ Tư, 23 tháng 6 năm 2021.
John McAfee, ông trùm phần mềm chống vi khuẩn gây nhiều tranh cãi người đã có nhiều lần dính tới luật pháp Hoa Kỳ, đã qua đời ở tuổi 75, theo bản tin của CNN Business tường thuật hôm Thứ Tư, 23 tháng 6 năm 2021. McAfee đang chờ dẫn độ tại một nhà tù Tây Ban Nha sau khi bị truy tố tội trốn thuế tại Hoa Kỳ vào năm ngoái.
Ebrahim Raisi, trưởng ngành tư pháp cứng rắn với hồ sơ nhân quyền tàn bạo, sẽ là tổng thống kế tiếp của Iran theo sau chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử không có cạnh tranh mà cả nước đứng ngoài, theo CNN tường thuật hôm Thứ Bảy, 19 tháng 6 năm 2021. Raisi, người chống Tây Phương từ lâu và là đồng minh thân cận của Lãnh Đạo Tối Cao Ayatollah Ali Khamenei, đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử chứng kiến tất cả đối thủ quan trọng của ông đã bị cản trở ra tranh cử.
Liên Hiệp Châu Âu đang đề nghị 27 quốc gia thành viên của họ bắt đầu gỡ bỏ các hạn chế về dụ lịch từ Hoa Kỳ, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Tư, 16 tháng 6 năm 2021. Các thành viên Liên Âu hôm Thứ Tư đã đồng ý thêm Hoa Kỳ vào danh sách các nước mà họ từ từ gỡ bỏ các hạn chế về đi lại không quan trọng. Hành động ngày được đáp ứng trong cuộc họp tại Brussel của các đại diện thường trực đối với tổ chức này.
Mỹ đang tăng cường lực lượng quân sự tại Biển Đông qua dự định thành lập lực lượng hải quân đặc biệt để đối phó với Trung Quốc ngày cảng hung hăng trong vùng này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) trích thuật tin của Báo Politico cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 6 năm 2021.
Ngoài ra, cũng hôm Thứ Tư Báo USA Today trong bài bình luận về cuộc họp thượng đỉnh Biden-Putin tại Thụy Sĩ hôm 16 tháng 6 năm 2021 nói rằng tiến trình thực sự có xảy ra sau đó hay không vẫn còn được chờ đợi để nhìn thấy. Nhưng Hoa Kỳ cần kinh nghiệm thanh lọc khi chứng kiến nhà lãnh đạo của mình tham gia vào các cuộc đàm phán cần thiết, tỉnh táo mà không làm nhục bản thân hoặc đất nước của mình. Chỉ điều đó đã làm cho cuộc họp tại Geneva trở thành một câu chuyện thành công về mặt ngoại giao.
Một người đàn ông Ấn Độ và lãnh đạo của một giáo phái thực hành chế độ đa thê đã chết hôm Chủ Nhật, theo báo USA Today tường thuật hôm Thứ Ba, 15 tháng 6 năm 2021. Ziona Chana được báo cáo đã rởi bỏ 39 bà vợ, 94 đứa con và 33 đức cháu. Số con chính xác của ông còn bị tranh cãi, với một số báo chí Ân Độ cho rằng ông có 89 người con.
Các nhà lãnh đạo NATO họp thượng đỉnh tại Brussels đã cảnh báo về mối đe dọa quân sự được đưa ra bởi Trung Quốc, nói rằng hành vi này là “sự thách thức có hệ thống,” theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 14 tháng 6 năm 2021. Họ nói rằng TQ đã bành trướng nhanh chóng kho vũ khí nguyên tử của họ “mờ ám” về việc hiện đại hóa quân sự và đã cấu kết quân sự với Nga.
Tuần này các nhà lãnh đạo của thế giới Tây Phương đã để mắt tới Trung Quốc, và kết quả đó là một trong những tuần lễ tồi tệ nhất cho Bắc Kinh trên sân khấu thế giới trong một thời gian, theo báo Business Insider tường thuật hôm Chủ Nhật, 13 tháng 6 năm 2021. Tại Washington, Dân Chủ và Cộng Hòa tại Thượng Viện đã gác bỏ dị biệt của họ sang một bên để thông qua dự luật chính sách kỹ nghệ 250 tỉ đô la nhằm vào việc sửa soạn cho thương mại và chính phủ Hoa Kỳ cạnh tranh với Bắc Kinh. Và trong khi đó trong chuyến công du ngoại giao tại Châu Âu, Tổng Thống Joe Biden đang củng cố lại mối quan hệ đối với các đồng minh tại Châu Âu, nhóm các quốc gia G7, và NATO. Trên đỉnh cao của chương trình nghị sự tại những cuộc họp này là câu hỏi làm sao để chống lại một Trung Quốc bành trướng, toàn trị đang trỗi dậy.
Naftali Bennett đã tuyên thệ nhậm chức tân thủ tướng Do Thái hôm Chủ Nhật, 13 tháng 6 năm 2021, sau khi giành chiến thắng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với số chênh lệch nhỏ nhất, 60-59, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Chủ Nhật. Chiến thắng của ông đã kết thúc 12 năm nắm quyền của cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu là nhà lãnh đạo phục vụ đất nước lâu năm nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.