Hôm nay,  

Giải Nobel Hòa Bình: 2 Vị Bảo Vệ Phụ Nữ; BS Mukwege của Congo giúp phụ nữ bị hiếp thời chiến; cô Murad đòi công lý cho phụ nữ

06/10/201800:00:00(Xem: 2259)
STOCKHOLM   -    Ủy ban Nobel quyết định tặng giải Nobel Hòa Bình cho 2 nhân vật khác chủng tộc.

Một là bác sĩ sĩ Congo được viết với tên Denis Mukwege tận tụy giúp nạn nhân của bạo động tình dục trong nhiều năm nội chiến, cũng là tiếng nói dẫn đầu gây áp lực với chính quyền và công luận vì hành động không đủ để ngăn chận lạm dụng.

Người kia là Nadia Murad, 1 phụ nữ Iraq theo hệ phái Yazidi, là 1 trong 3000 nạn nhân bị cuỡng bách phục vụ tình dục chiến binh ISIS năm 2014 – sau khi thoát thân, Murad đấu tranh vì công lý cho phụ nữ, được LHQ cử làm ĐS thiện chí năm 2016.

Trong thập niên trước, LHQ chấp thuận 1 quyết nghị lên án bạo động tình dục như là vũ khí trong các xung đột.

Bản tin RFA ghi rằng có 331 ứng viên cho giải Nobel Hòa Bình năm nay. Trong số này có 216 cá nhân và 115 tổ chức.

Đây là giải nhằm vinh danh công trạng của cá nhân hay tổ chức đóng góp cho nền hòa bình thế giới. Trước khi giải năm nay được công bố, có những đồn đoán có thể Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong- Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ được giải vì nỗ lực đàm phán giải giới hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên, chấm dứt chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc Hàn.

Bản tin VOA ghi thêm rằng trong một tuyên bố, Ủy ban Nobel Na Uy cho biết giải thưởng công nhận "nỗ lực của họ nhằm chấm dứt việc sử dụng bạo lực tình dục như một loại vũ khí của chiến tranh và xung đột vũ trang".

"Ông Mukwege là biểu tượng hàng đầu, và hội tụ nhất, cả ở trong nước lẫn quốc tế, về cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt bạo lực tình dục trong chiến tranh và xung đột vũ trang", tuyên bố nói. “Nguyên tắc cơ bản của ông là mọi người đều phải bảo vệ công lý", theo tuyên bố.


Bà Murad, bản thân là nạn nhân của tội ác chiến tranh, "đã không chịu chấp nhận những điều mặc định của xã hội buộc phụ nữ phải giữ im lặng và xấu hổ về những hành vi xâm hại mà họ đã phải gánh chịu," tuyên bố nói. "Bà đã cho thấy sự can đảm phi thường khi kể lại nỗi đau của chính mình và nói ra thay cho các nạn nhân khác", theo tuyên bố.

Bản tin RFI ghi rằng sau khi tốt nghiệp bác sĩ ở Angers, Denis Mukwege, năm nay 63 tuổi, lẽ ra có thể ở lại Pháp để sống an nhàn, nhưng ông đã quyết định trở về nước và sống ở quê hương vào những giờ phút đen tối nhất. Từ nhiều năm qua, bác sĩ Denis Mukwege, vẫn chữa trị, an ủi những phụ nữ bị cưỡng hiếp trong các cuộc chiến tranh ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Với những hoạt động này, ông đã từng được trao tặng các giải thưởng ở châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á.

Denis Mukwege cũng là một trong những tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ chế độ của tổng thống Joseph Kabila. Tháng 6/2018,  ông đã khuyến khích dân Congo «đấu tranh ôn hòa» chống chế độ Kabila, thay vì đặt hy vọng vào cuộc tổng tuyển cử ngày 23/12/2018 «mà ai cũng biết trước là kết quả sẽ bị giả mạo».

Còn bản thân khôi nguyên thứ hai của Nobel Hòa Bình 2018, Nadia Murad, năm nay 25 tuổi, đã từng là một trong hàng ngàn phụ nữ sắc tộc Yazidi nạn nhân lao động cưỡng bức và nô lệ tình dục của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Sau khi trốn thoát được khỏi bàn tay của Daech vào năm 2014, Nadia Murad đã sang định cư ở Đức và tại quê hương mới này, cô nỗ lực vận động để thế giới quan tâm đến số phận của cộng đồng Yazidi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.