Hôm nay,  

Nhiệt Độ Khí Quyển Sẽ Vượt Mức Của Hiệp Ước Paris 2015

13/01/201800:00:00(Xem: 3078)
PARIS  -     Tình hình tăng nhiệt toàn cầu đang tiến triển theo hướng sẽ vượt giới hạn dự kiến của hiệp ước khí hậu Paris 2015, trừ phi kế sách kinh tế của các chính phủ quyết tâm thay thế nhiên liệu hoá thạch, theo 1 dự thảo phúc trình của LHQ.

Biên bản này cho biết: nhiệt độ khí quyển tăng hơn 1.5 độ Celsius so với thời kỳ tiền kỹ nghệ là nguy cơ rất cao, căn cứ trên tốc độ tăng nhiệt hiện nay và kế hoạch hạn chế khí thải carbon của các nước.

Các khoa học gia của ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) cho biết nhiệt độ trên bề mặt sắp là 1 độ C cao hơn thời tiền kỹ nghệ, và hơn 1.5 độ C vào khoảng thập niên 2040. Hạn chế mức tăng 1.5 độ C có thể kiểm soát thời tiết quá nóng, hạn hán, ngập lụt gây ra làn sóng di trú và tạo điều kiện bùng nổ xung đột. Hạn chế tăng nhiệt không hơn 1.5 độ C vẫn là không đủ để bảo vệ các tầng san hô, băng tồn trữ tại địa cực, cũng là hạn chế nước biển dâng vì băng tan.

Gần 200 quốc gia dự hội nghị Paris giao cho IPCC nhiệm vụ vẽ biểu đồ về từng mục tiêu. Hạn chế tăng nhiệt 1.5 độ C là chỉ tiêu đuợc đa số thế giới đang phát triển ưa thích vì họ dễ bị gián đoạn luơng thực và nguồn nước.


Phát ngôn viên IPCC Jonathan Lynn nói: dự thảo này không là văn bản để phổ biến vì nội dung có thể thay đổi đáng kể.

Đoàn khoa học gia IPCC ước luợng nhân loại có thể hạn chế ô nhiễm gây hiệu ứng nhà kính bằng 580 tỉ tấn thán khí carbon để có cơ may nhiệt độ khí quyển không tăng hơn 1.5 độ C trong 12 đến 16 năm. Từ lúc tranh cử, TT Trump đã phản bác kết luận về biến đổi khí hậu của khoa học gia, và định giải kết với hiệp ước Paris.

Tin từ Washington hôm Thứ Tư cho hay TT Trump có thể trở lại thực thi hiệp ước khí hậu Paris, nhưng không loan báo hành động nào theo hướng này – ông tuyên bố với nhà báo “Tôi có vấn đề với hiệp ước này vì là thương luợng xấu”.

Khi xuất hiện bên cạnh Thủ Tướng Erma Solberg của Na Uy khi họp báo chung, ông Trump tự nhận là “quán quân vận động bảo vệ môi trường tự nhiên” – ông nói “Chúng tôi muốn nước sạch, không khí sạch, nhưng chúng tôi cũng muốn các xí nghiệp có thể cạnh tranh”.

Trước đây, ông phê bình hiệp ước khí hậu Paris là lấy mất ưu thế cạnh tranh của Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.