Hôm nay,  

Cia: Al-qaeda Lập Hạm Đội, Chờ Đánh Trận Khủng Bố Lớn

13/06/200400:00:00(Xem: 4755)
SINGAPORE (KL) – Singapore đã thổi còi báo nguy là các thánh binh Hồi giáo xử dụng chiến thuật khủng bố ngay trên biển cả.
Bộ trưởng An ninh Tony Tan của Singapore công bố, hải tặc tại vùng Đông Nam Á tấn công các tầu biển y hệt hải quân, cuộc tấn công tầu biển càng ngày càng táo bạo và tàn nhẫn, gây ra mối lo sợ về một cuộc tấn công làm cho nền mậu dịch thế giới bị tê liệt.
Thủ tướng này cho biết cái nguy của cuộc tấn công phá hoại đang gia tăng.
“Chúng tôi không những được báo động về con số cướp biển đang gia tăng trên các hải lộ giao thông trong phần vùng này của thế giới. Chúng tôi còn biết đuợc bản chất của các vụ cướp biển,” theo lời của Tony Tan, bộ trưởng phối hợp về an ninh.
Hoa kỳ đang để ý tới kế hoạch để đưa ra Sáng kiến An ninh Hàng hải cho vùng này để theo rõi sát eo biển Malacca, một eo biển nhộn nhịp của vùng Đông Nam Á mà mậu dịch của thế giới thứ ba đều phải đi qua.
“Theo như những năm trước đây, bạn gặp cướp biển, bạn thấy một chiếc ghe hay một chiếc tầu tiến sát vào gần một tầu chở hàng. Bọn cướp biển tung dây thừng, leo lên boong , chúng lục soát để tìm đồ quí giá, chúng giật tiền bạc và sau đó chuồn đi ngay,” theo lời của bộ trưởng Tony Tan được đăng trên tạp chí Khalee Times.
Nhà bộ truởng này cho biết thêm: “Nhưng vụ cướp biển xẩy ra mới đây trên eo biển Malacca cho thấy một hình thức cướp biển khác thường. Bọn cướp được võ trang hẳn hoi, xử dụng loại vũ khí hiện đại và có tầu chỉ huy chạy nhanh, bọn cướp này mở cuộc tấn công y hệt như một cuộc tấn công của hải quân.”
Bộ trưởng mô tả : “Thay vì lục soát tầu để lấy đồ quí giá, bọn cướp này điều khiển tầu và lái tầu khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó chúng bỏ tầu và bắt thuyền trưởng đi theo chúng. Đối với tất cả chúng ta, hình ảnh này gợi lại một mô hình tấn công mà bọn khủng bố đã từng làm.”
Các tin tình báo cho biết:
- Văn phòng Hàng hải Quốc tế đã cho biết một phần ba trong 445 vụ cướp biển xẩy ra năm ngoái trên hải phận của Nam Dương, ở ngay eo biển Malacca, một eo biển nối liền vào các trung tâm xăng dầu và thương mại của vùng Trung Đông, vùng Á châu và vùng Âu châu.
- Singapore đã cảnh báo nhiều lần về tiềm thế kết hợp giữa bọn hải tặc với mạng hoạt động của thánh binh Hồi giáo như nhóm của Jemaah Islamiyah. Mạng hoạt động của Jemaah đã cho nổ bom giết người năm 2002 trên đảo Bali của Nam Dương. Mạng hoạt động này có liên hệ chặt chẽ với al-Qaida, một tổ chức khủng bố quốc tế của tên Osama bin Laden. Bọn hải tặc có thể cướp các tầu chở dầu hay các tầu chở hóa chất lỏng và xử dụng như một loại bom nổi để đánh phá hải cảng và có thể gây sát hại cho hàng ngàn cư dân sống gần hải cảng. Nhưng Mã Lai đã bác bỏ công cuộc tuần tiễu của lực lượng ngoại bang trong vùng này.
- Bọn khủng bố có thể cướp các tầu chở dầu, các tầu lớn và cho chìm ngay tại chỗ nông nhất của eo biển để làm tê liệt nền mậu dịch thế giới để gây ảnh hưởng cực mạnh trên toàn cầu.
- Giới tình báo Hoa kỳ đã cho biết sớm về tổ chức al-Qaida, tổ chức này đã quay mũi khủng bố vào cuộc thánh chiến Hồi giáo trên biển ở khắp hoàn cầu. Tổ chức này cho nhắm vào các hàng không mẫu hạm của Tây phương và những tầu chở khách hạng sang, như tầu biển du lịch Queen Mary trị giá hàng tỷ Mỹ kim mới hạ thủy gần đây.

- Giới tình báo Hoa kỳ cũng tìm ra chứng cớ của mạng khủng bố bin Laden, mạng khủng bố này đã lập kế hoạch tấn công mẫu hạm Ark Royal của Anh quốc, khi mẫu hạm này băng qua eo biển Gibraltar để trực chỉ vào quân khu Iraq hồi đầu năm nay.
- Tổ chức al-Qaida đã mua khoảng 15 tầu biển năm ngoái để lập ra một hạm đội khủng bố thực sự.
- Các nguồn tình báo của Thông tin Phòng nhì đã cho biết, các mục tiêu mà hạm đội al-Qaida đang nhắm là các hải cảng dân sự, các dàn khoan dầu và các tầu biển du lịch.
- Bản báo cáo của công ty Lloyds of London về bảo hiểm đã giúp cho phòng phản tình báo MI6 của Anh quốc và trung ương tình báo CIA của Hoa kỳ trong việc theo dõi cuộc mua bán tầu bè của bọn khủng bố qua một hãng đại diện vận tải đường biển tại Hy Lạp, hãng này hiện nghi là có liên lạc trực tiếp với tên bin Laden, ông chùm của al-Qaida.
- Các tầu mang cờ hiệu Yemen và Somalia, nơi tầu đã đăng ký, đều có khả năng chuyên chở các loại hóa chất sát hại người, loại bom bẩn, kể cả loại vũ khí nguyên tử.
- Các tầu chở hàng này đã rời cảng nhà (home port) tại Vùng Sừng Phi Châu hồi đầu tháng chin. Có một số tầu được biết đang trực chỉ để vào các hải cảng của Á châu.
- Cuộc khủng bố thảm sát sắp tới có cơ xẩy ra trên biển cả nhiều hơn là trong không trung.
- Theo sự mô tả của Bộ trưởng Tan, mô tả này gợi lại một vụ xẩy ra năm ngoái: có một chiếc tầu chở dầu, chiếc Dewi Madrim, đãï bị hải tặc dùng tầu chạy nhanh có súng máy để đánh cướp chiếc tầu này tại ngoài khơi của Sumatra. Nhưng bọn hải tặc này không thuộc loại cướp biển hạng thường hay ăn hàng. Chúng là bọn khủng bố chỉ cướp tầu để học lái. Chúng đã bắt cóc thuyền viên để tìm ra kỹ thuật cho mở cuộc tấn công vào loại tầu hàng hải.
- Có chứng cớ là bọn khủng bố đang học lặn theo quan điểm tấn công ngầm dưới làn tầu. Năm 2000 nhóm khủng bố Abu Sayyaf tại Phi Luật Tân đã bắt cóc một kỹ sư máy tầu tại Sabah, một nơi nghỉ mát. Kỹ sư này đã được thả về hồi tháng sáu, và cho biết bọn bắt cóc biết đuợc ông ta là một huấn luyện viên về lặn, chúng muốn thụ giáo.
- Chủ nhân của trường dạy lặn gần Kuala Lumpur mới đây đã báo cáo, có một số dân sắc tộc của Mã Lai muốn học lặn, nhưng có cái lạ là họ không chịu luyện tập để làm quen với sức ép giảm đi của nước biển.
- Các sở tình báo của Hoa kỳ cũng có tin hàng chục thuỷ lôi, loại phát nổ do âm thanh, thả vây một căn cứ hải quân Bắc Hàn mà phi cơ trinh sát U2 đã thấy biến mất, con số thuỷ lôi này có thể đang nằm trên 28 chiếc tầu của bọn khủng bố.
- Trùm hải quân của al-Qaida là Ahmad Belai al-Neshari bị bắt. Tên này đã giúp cho lấy được chương trình về những âm mưu hàng hải của bọn khủng bố. Al-Neshari đã mang trên mình một hồ sơ dầy 180 trang, hồ sơ này là danh sách của các tầu du lịch nằm trong các hải cảng của Tây phương, các tầu du lịch này là những mục tiêu tấn công khi có dịp.
Nếu một cuộc khủng bố hàng hải nào xẩy ra, nó không phải là cuộc khủng bố lần đầu tiên đâu nhé.
Hồi tháng mười năm 2000, chiến hạm USS Cole là một chiến hạm của Hoa kỳ có vũ trang mạnh, được phòng thủ bằng dàn radar tối tân nhất, chiến hạm này đã ghé Yemen và bị trúng đòn của toán al-Qaida cảm tử, làm cho 17 thủy thủ Hoa kỳ bị hy sinh.
Hai năm sau đó, tiếp theo là một cuộc tấn công vào tòa tháp sinh đôi tại New York, một cuộc tấn công tương tư như thế đã đánh vào một tầu khổng lồ chở dầu của Pháp ngay ngoài khơi Yemen
(Kim Lai dịch theo hồ sơ J. Farah)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng đỉnh được dự kiến sẽ mang lại tiến bộ về thuốc chích ngừa Covid-19, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật. Trong khi TQ đã không được nhắc tới trong các phát biểu công khai bởi 4 nhà lãnh đạo, Bắc Kinh rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. “Chúng tôi đứng chung ở đây, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn luôn thoát khỏi sự áp bức, nơi mà quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được dàn xếp một cách ôn hòa và tuân theo luật pháp quốc tế,” theo Thủ Tướng Úc Scott Morrison phát biểu khai mạc hội nghị.
Trung Quốc ngày càng bị sức ép từ các nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương chống đối về tham vọng xâm chiếm vùng Biển Đông để làm của riêng mà cụ thể gần nhất là việc hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng phản đối TQ tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cùng lúc Mỹ lại đưa nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021.
Sự rạn nứt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên giữa Hoa Kỳ và Pháp dường như đang được vá lại hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, sau khi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm hôm Thứ Tư để làm liền lạc mọi thứ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Trong nửa giờ điện đàm mà Bạch Ốc mô tả là “thân thiện,” 2 nhà lãnh đạo đã đổng ý gặp mặt vào tháng tới để thảo luận phương cách đi tới sau khi Pháp chống đối mạnh mẽ khi Hoa Kỳ, Úc và Anh tuyên bố hiệp ước quốc phòng mới Ấn Độ-Thái Bình Dương vào tuần rồi làm Pháp mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ đô la. Pháp cũng đồng ý sẽ gửi đại sứ của họ trở lại Washington.
Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9.
Giải thưởng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu y học cơ bản. Nhiều người trong số những người đoạt giải này sau đó đã nhận được giải Nobel Y học. Tuereci, người lớn lên ở Lastrup thuộc quận Cloppenburg và cộng sự của bà là Sahin đã làm việc để phát triển Vaccine chống ung thư từ những năm 1990, dựa vào mRNA, theo Hội đồng quản trị. Để áp dụng nghiên cứu của mình, họ đã thành lập công ty Biontech vào năm 2008 để có thể áp dụng cho nghiên cứu của mình. Karikó đã tham gia vào năm 2013.
Hoa Kỳ đã chở những người Haiti đã cắm trại tại một thị trấn biên giới Texas trở về lại quê nhà của họ hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021, và cố gắng chận những người khác vượt biên từ Mexico trong một cuộc biểu thị lực lượng lớn ra dấu hiệu của việc bắt đầu điều có thể là một cuộc trục xuất di dân hay những người đi tìm tị nạn quy mô, nhanh chóng nhất của nước Mỹ trong nhiều thập niên, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, trong một thái độ chưa từng có cho thấy sự giận dữ mà nhiều thập niên không có, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Mối quan hệ có được trong các cuộc cách mạng của thế kỷ 18 có vẻ ở vào thời điểm nghiêm trọng sau khi Mỹ, Úc và Anh đã xa lánh Pháp trong việc lập ra liên minh an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ của họ, theo bộ ngoại giao Pháp cho biết. Paris cũng đã triệu hồi đại sứ tại Úc.
Ngũ Giác Đài hay Bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút khỏi sự biện hộ của họ về cuộc không kích do máy bay không người lái đã giết nhiều thường dân tại Afghanistan trong tháng rồi, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, rằng việc duyệt xét cho thấy rằng chỉ có các thường dân bị giết trong cuộc tấn công, không có kẻ cực đoan của Nhà Nước Hồi Giáo như đã được tin trước đây, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoản của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực. Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương. Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.