Hôm nay,  

Cứu Điạ Cầu: Bớt Thịt, Đổi Cách Trồng Trọt

6/18/201700:00:00(View: 4801)
WASHINGTON -- Để cứu được địa cầu, nhân loại phải thay đổi thói quen âm thực và phương pháp sản xuất nông nghiệp.

Nhà nghiên cứu David Tilman nói, chúng ta phải có lựa chọn nghiêm túc vì các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay gây ra thiệt hại môi trường trầm trọng và có thể không đaỏ ngược nôi.

Địa cầu sẽ không nuôi nổi dân số thế gioơi ngày càng tăng, nếu cứ sản xuất nông nghiêp5 như hiện nay, theo các nhà nghiên cứu ở đại học University of Minnesota.

Trước tiên là chuyển sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ không làm ra đủ nông sản cho nhân loại, cũng không cứu nổi thoaí hóa môi trường.

Các nhà nghiên cứu cho biết ảnh hưởng môi trường bao gồm đất, năng lượng, khí thải nhà kính và hiện tượng nước sạn cạn dần.

Michael Clark nói sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ dùng ít năng lượng nhưng lại chiếm đất nhiều hơn. Thí dụ, thịt bò nuôi thuần bằng cỏ lại cần thêm nhiều đất và laạ phóng ra chất khí nhà kính GHG nhiều hơn thịt bò nuôi bằng hạt mễ cốc.


Phânt ích đăng trên tạp chí Environmental Research Letters, đề nghị nông dân tổng hợp nhiều phương pháp nông nghiệp, chứ không nên dùng riêng một phương pháp.

Trong khi đó, nhân loại phải thay đổi thực đơn, cần ăn chay hoặc ăn thịt ít hơn -- vừa có lợi cho sức khỏe nhân loại, vừa cứu môi trường.

Nếu không đổi thực đơn ăn uống và nếu không đổi phương pháp nông nghiệp, tình hình sử dụng nhiều phân bón và thuốc sâu rầy, sẽ tăng khí thải nhà kính, và nạn phá rừng để trồng trọt sẽ làm địa cầu cạn kiệt và độc hại thêm.

Nhà nghiên cứu David Tilman nói rằng trước tiên là từng cá nhân ý thức trứớc, tự thay đổi thực đơn, và rồi từng thành phố, từng thị trường sẽ buộc các nông trại thay đổi phưong pháp sản xuất để cứu địa cầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo: sẽ có những biện pháp ứng phó cứng rắn nếu Washington tiêp tục hậu thuẫn dân biểu tình Hong Kong.
Hội nghị hợp tác Hồi Giáo (OIC) giữ im lặng trước thảm cảnh đàn áp người thiểu số Ui-ghur theo đạo Hồi tại tỉnh Xinjiang trong vùng tây bắc Hoa Lục - khoảng 1 triệu người Uighur bị đưa vào trại lao cải trá hình là trại huấn nghiệp.
Dân Iraq chống chế độ tham nhũng, bất lực tiếp tục biểu tình - ít nhất 15 người thiệt mạng hôm 27-11 tại Narisiya thuộc miền nam. Số người bị thương là 150.
Khoảng 1000 máy kéo từ từ tiến vào thủ đô Pháp để phản đối các chính sách của TT Macron –-nông dân nói: các chính sach và giao thương quốc tế gây thiệt hại nông nghiệp và hạ thấp mức sống của người sản xuất.
Di dân từ Liên Âu nhập cư vương quốc UK năm 2019 được ghi nhận ở mưc thấp nhất từ 2003.
Hội nghị của cơ quan không gian châu Âu họp tại Tây Ban Nha tuần này đã biểu quyết chấp thuận ngân sách 14.4 tỉ euro, là dự chi xứng hợp với các nỗ lực phát triển kỹ nghệ không gian của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Lãnh đạo của đặc khu Carrie Lam đã nhận biết qua kết quả bầu cử nghị viên cấp quận hôm 24/11: cư dân bất mãn vì cách hành xử quyền lực của hành pháp.
Nai hoang dã chết trong lâm viên quốc gia tại miền bắc Thái Lan với 7 kilogram rác trong bao tử. giới chức địa phương cho biết số rác này gồm bao nhựa plastic, bao cà-phê và cả quần áo lót phụ nữ.
Vào ngày 27/11, 8 người bị truy tố trong vụ tấn công Holey Artisan cafe năm 2016 tại thủ đô Bangladesh, khiến 22 người chết, đa số là ngoại kiều.
Ít nhất 6 người chết và 15 người bị thượng trong 3 vụ nổ khác nhau trong ngày Thứ Ba 26/11 tại thủ đô Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.