Hôm nay,  

TQ Thay Mỹ Lãnh Đạo Chống Biến Đổi Khí Hậu; Nhiều Đại Công Ty Mỹ Và Cả Thế Giới Chống Trump Rút Mỹ Khỏi Hiệp Ước Khí Hậu Paris

03/06/201700:00:00(Xem: 3707)
PARIS - Các nước tái cam kết thực hành hiệp ước khí hậu Paris trong khi 3 tiểu bang Hoa Kỳ (là California, Washington và New York) tuyên bố thành lập 1 liên minh thực hành hiệp ước Paris ngay trong ngày Thứ Năm.

Trong thông cáo chung, thống đốc Jay Inslee của tiểu bang Washington tỏ ý tự hào góp sức với các thống đốc khác để chống lại tình trạng không hành động của Bạch Ốc bằng 1 lực luợng tương đuơng của các tiểu bang.

TT Trump loan báo chiều Thứ Năm quyết định thực hành hứa hẹn với cử tri trong thời gian tranh cử là giải kết trong lúc giám đốc bảo vệ môi trường (EPA) của nội các Trump mô tả các mục tiêu của hội nghị Paris Tháng 11-2015 là không thể đạt tới đuợc.

Ông Trump tuyên bố tại Bạch Ốc: Hoa Kỳ ngưng mọi thực hành các giao kết không ràng buộc trong hiệp ước Paris - theo lời ông, nội dung của hiệp ước Paris là về tìm kiếm lợi thế của các nước hơn là vì hạn chế biến đổi khí hậu.

Liên minh California-Washington-New York là diễn đàn chung về duy trì và củng cố các chương trình bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Tương tự, thị trưởng Eric Garcetti tại Los Angeles tuyên bố hãnh diện với chủ trương hưởng ứng các mục tiêu của hội nghị Paris. Ông là thành viên của Mayors National Climate Action Agenda quy tụ 60 thị trưởng.

Phản ứng của thị truởng Pittsburgh (Pennsylvania) là trường hợp đặc biệt: trong tuyên bố giải kết với hiệp ước Paris, TT Trump khẳng định ông là đại diện dân cử của công dân Pittsburgh, không của nguời Paris. Thị trưởng Bill Peduto của Pittsburg nhanh chóng phát biểu qua mạng, khẳng định ủng hộ hiệp ước Paris. Nhiều cư dân của Pittsburgh (cũng đuợc quen gọi là Steel City) giữ khoảng cách với nhà lãnh đạo hành pháp liên bang. Thị trưởng Peduto nhắc nhở: ứng viên Clinton chiếm 80% phiếu tại Pittsburgh trong cuộc bầu cử Tháng 11, Trump không là đại diện của dân Pittsburgh.

Nghị sĩ DC Bob Casey của đơn vị Pittsburgh tuyên bố: cộng đồng Pittsburgh đã xác nhận ý muốn hành động bảo vệ khí hậu tại 1 hội thảo vài tháng trưóc đây. Nghị sĩ Casey nhấn mạnh: nếu TT Trump quan tâm tới Pittsburgh, hãy bảo vệ không khí sạch và việc làm.

Trong khi đó các viên chức cao cấp tại doanh nghiệp lớn xác nhận: TT Trump quyết định rút lại các cam kết với hiệp ước khí hậu Paris là sai.

Tổng giám đốc Jeff Immelt của General Electric cảm thấy thất vọng. Twitter của ông phóng đi ngay trong ngày Thứ Năm ghi “Thất vọng với quyết định rút lui, thay đổi khí hậu là có thật – nghĩa là công kỹ nghệ phải tự dẫn đường, không trông chờ chính quyền”.

Dứt khoát hơn, chủ nhân Elon Musk của Tesla và SpaceX thôi việc tại cơ chế tham vấn kinh doanh của Bạch Ốc – ông Musk khẳng định giải kết với hiệp ước Paris không là tốt với Hoa Kỳ hay với thế giới.

Ngoài ra, tổng giám đốc Bob Iger của Disney hoàn toàn không đồng ý với TT Trump và loan báo sẽ từ chức thành viên của Strategic and Policy Forum.

Từ tập đoàn tài chính Goldman Sachs, tổng giám đốc Lloyd Blankfein dùng twitter lần đầu tiên với phát biểu: quyết định rút lui của TT Trump là thoái bộ về môi trường, cũng ảnh hưởng tư thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.

Với công ty kỹ thuật Apple, tổng giám đốc Tim Cook phóng thư ngỏ gửi toàn thể nhân viên, khẳng định các nỗ lực bảo vệ môi trường của Apple không thay đổi.

Ủy viên hành động về khí hậu EU Miguel Arias Canete cho hay châu Âu cảm thấy tiếc về quyết định đơn phương của Washington và xác nhận thế giới có thể trông cậy châu Âu ở vai trò dẫn đầu sứ mạng kiểm soát khí thải để hạn chế hiệu ứng nhà kính hâm nóng khí quyển. Ông Canete tiên đoán: các liên minh mới sẽ phát sinh, từ các nền kinh tế mạnh nhất đến các hải đảo dễ bị thương tổn, giữa các doanh nghiệp lớn cũng như giữa các cá nhân ủng hộ định hướng của hiệp ước Paris.

Tại thủ đô Pháp tối Thứ Năm, TT Macron khẳng định TT Trump rút lui là quay lưng với thế giới – nguyên thủ Pháp hô khẩu hiệu “Make Our Planet Great Again”.

Với chính quyền Đức, Thủ Tướng Merkel sẽ làm việc chặt chẽ với Trung Cộng về khí hậu, và trông đợi tinh thần trách nhiệm của đối tác.

Thủ Tướng Paolo Gentiloni dùng twitter xác nhận Italy tiếp tục theo đuổi quyết tâm giảm khí thải, phát triển năng luợng thay thế.

Tại Na-Uy, Quỹ hưu lớn nhất nước với tổng số tài sản trị giá 3 tỉ MK loan báo tiếp tục đầu tư năng luợng sạch.

Vào phút chót, các nhà lãnh đạo 5 nước Bắc Âu gửi thư ngỏ nhắc nhở: hiệp ước Paris là vì phúc lợi của thế hệ sau, các hậu quả của biến đổi khí hậu là hiển hiện ở mọi nơi.

Tin từ Moscow cho hay: phát ngôn viên Điện Kremlin mô tả hiệp uớc Paris là giao kết không có thay thế, việc thực hành không thể hiệu quả nếu thiếu các thành viên chủ lực.

Với Trung Cộng, trước lúc TT Trump tuyên bố giải kết, Thủ Tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Berlin: hiệp ước Paris là đồng thuận toàn cầu, là trách nhiệm quốc tế, Trung Quốc đang thực hành các biện pháp chống ô nhiễm và là 1 trong những nước đầu tiên phê chuẩn.

Sau cùng, giáo sư Kelly Sims Gallagher của Tufts University phát biểu: hành động của TT Hoa Kỳ thứ 45 khiến các nước cảm thấy khó tin cậy Washington trong các thương luợng.

Báo chí Đông Nam Á bắt đầu đặt vấn đề: phải chăng Trung Cộng sẽ thay thế Hoa Kỳ trong việc dẫn đầu nỗ lực toàn cầu về biến đổi khí hậu?. Với dân số lớn và các hoạt động kỹ nghệ, Hoa Kỳ là nước gây ô nhiễm không khí hạng nhì thế giới sau Trung Cộng, đáp ứng các chỉ tiêu giảm khói thải là thách thức gay go. Hoa Kỳ là 1 trong 147 nước ký kết hiệp ước Paris và là nươc đầu tiên rút lui.

Trong phát biểu 25 phút tại Bạch Ốc, TT Trump lên án Trung Cộng, Ấn Độ và các nước đang phát triển thủ lợi từ tài trợ giảm khí thải – ông nhấn mạnh: họ có thể làm mọi việc tùy ý trong 13 năm, Hoa Kỳ thì không. Ông Trump giải thích thêm: duy trì các cam kết Paris, Hoa Kỳ sẽ mất GDP trị giá ước luợng 3000 tỉ MK và 6.5 triệu việc làm công kỹ nghệ.

Về phần mình, Trung Cộng cam kết giảm khí thải từ 40 đến 45% so với mức của năm 2005 trước năm 2020.

Giới chuyên môn gồm chuyên gia Andrew Light, 1 cựu thương thuyết gia Hoa Kỳ, Beijing có thể đạt mục tiêu sớm hơn.

Theo giới quan sát, năm 2017 là 1 thời điểm ưu đãi Trung Cộng, khi nguyên thủ Hoa Kỳ giải kết với hiệp ước Paris, là giao chià khoá xe hơi mới với bình xăng đầy cho chủ tịch Tập Cận Bình, chuyển quyền lãnh đạo ứng phó biến đổi khí hậu cho Beijing.

Giáo sư kinh tế Christopher Balding của Peking University nhận xét: nếu bạn là chủ tịch Tập, bạn không thể viết 1 kịch bản tốt đẹp hơn. Giáo sư Balding nói tiếp: Trung Cộng sẵn sàng trám chỗ trống.

Từ trước tuyên bố chiều Thứ Năm của TT Trump, Trung Cộng đã xác quyết gắn bó với hiệp ước Paris. Thủ Tướng Lý Khắc Cường làm rõ điểm này trong chuyến đi Berlin và Brussels. Viên chức Bộ ngoại giao Trung Cộng đánh giá hiệp ước Paris là cam kết quốc tế rộng lớn nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.