Hôm nay,  

Trẻ Em Gia Đình Di Cư Lậu Vào Mỹ Đã Khổ, Học Lại Khó

20/02/200500:00:00(Xem: 5092)
(THE CHRISTIAN SCIENCE MONITOR) - Ở Mỹ, có gần 1 triệu học sinh là con cái của những người dân di cư bất hợp pháp - những người di cư qua Mỹ để kiếm tiền bằng những công việc lao động như là các công việc ở nông trại. Những người này và gia đình của họ còn được gọi là "hidden community" (cộng đồng giấu mặt), hay là "invisible minority" (nhóm thiểu số vô hình).
Con cái của những người dân di cư đồng thời là những người lao động ở nông trại cũng chịu nhiều thiệt thòi về giáo dục. Vì cha mẹ của họ phải thường xuyên di chuyển chỗ ở từ nông trại này đến nông trại khác, họ phải thường xuyên thay đổi trường học nên việc học của họ gặp nhiều khó khăn.
Oâng Roger Rosenthal, giám đốc chương trình "Migrant Legal Action Program" - người đã tranh đấu cho quyền lợi của các học sinh con cái của người lao động di cư hơn 25 năm, cho biết: "Con cái của những người di cư là những đứa trẻ bị bỏ quên." Ngoài những khó khăn gây ra do di chuyển chỗ ở thường xuyên, các em còn có cùng những khó khăn như con cái của những người nghèo gốc La Tinh. Những gia đình của những người di cư bất hợp pháp chuyên làm việc lao động rẻ này có thu nhập rất thấp: ít hơn $10,000/năm.

Trung bình, các nhân công làm việc ở nông trại chỉ có khoảng 6 năm học vấn. Hầu hết không nói được tiếng Anh.
Vì phải di chuyển chỗ ở thường xuyên, các em học sinh này phải chịu học chậm, học lại một năm, hay là bỏ học.
Có 24% học sinh di cư phải học chậm 1 năm, 2% học chậm 2 năm hay hơn.
Armando, một người di cư lao động ở nông trại, cha của 5 đứa con, nói rằng: "Tôi ước gì các con tôi sẽ học xong trung học, một giấc mơ cao xa mà tôi không bao giờ đạt được. Tôi cũng hy vọng rằng chúng có những ngành nghề tốt hơn tôi - phải làm việc cực khổ ở nông trại."
Sau nhiều cuộc vận động của các hội giúp đỡ người lao động di cư, năm 2004, chính phủ liên bang đã tài trợ $393 triệu để cải tiến việc giáo dục của con cái những người di cư lao động. Hy vọng giấc mơ của Armando và những vị cha mẹ có cùng cảnh ngộ sẽ thành sự thật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.