Hôm nay,  

Đi Bộ Đòi Lập Đài Tưởng Niệm Cho Dân Chết Vì Chiến Tranh

05/08/199900:00:00(Xem: 5578)
BALTIMORE (Reuters) — Một nhóm những người bênh vực hòa bình, trong đó có 2 cựu quân nhân Mỹ từ chiến trường VN từng cố gắng ngăn chận vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, sẽ yêu cầu Quốc Hội trong tuần này vinh danh hàng triệu thường dân bị sát hại bởi chiến tranh trong thế kỷ 20.
Khoảng hàng chục người thuộc nhóm Peace Abbey, một tổ chức gần Boston, và một tổ chức có tên Veterans for Peace đang gần hoàn tất cuộc diễn hành 33 ngày, xa 490 dặm tại Washington vốn đã dẫn họ xuyên qua các tiểu bang nóng rực lửa của Massachusetts, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania và Maryland.

Họ kéo theo một cỗ xe gỗ mang cờ với một bia mộ đá granite nặng một tấn đề tặng cho “Những Thường Dân Vô Danh Bị Chết Trong Chiến Tranh” bởi nhà cựu vô địch quyền Anh Muhammad Ali, người từ chối đăng lính thời Cuộc Chiến VN.
Hugh Thompson, viên cựu phi công Lục Quân Mỹ được biết như là anh hùng vụ Mỹ Lai, và người xạ thủ trực thăng cũ của ông là Larry Colburn đã đi bộ cùng với đài tưởng niệm Stonewalk Memorial khi nó rời Sherborn, Massachusetts hôm 4.7. Họ sẽ gặp lại nhóm này vào Thứ Năm bên ngoài tòa nhà quốc hội và Đài Tưởng Niệm Lincoln cho các lễ tưởng niệm trong đó có những người sống sót trận Mỹ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki — nguyên đã sát hại 200,000 người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Ngoại Giao TQ đe dọa sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó” nếu Hoa Kỳ không “tức thì sửa đổi những sai lầm của họ” trong việc họ kêu gọi trừng phạt chống lại các viên chức TQ vì vi phạm nhân quyền chống lại những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, theo NBC News tường trình cho biết hôm 18 tháng 6. Hôm Thứ Tư, 17 tháng 6 năm 2020, Tổng Thống Donald Trump đã ký ban hành Đạo Luật Chính Sách Nhân Quyền Cho Người Duy Ngô Nhĩ, đe dọa sẽ áp đặt các trừng phạt. Hôm Thứ Năm, TQ chỉ trích hành động đó trong một tuyên bố được đưa ra bởi Bộ Ngoại Giao.
Các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở biên giới qua đêm, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và đánh dấu thương vong đầu tiên trong cuộc xung đột giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên. “Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã thảnh thơi tại khu vực Galwan, nơi họ đã đụng độ trước đó vào đêm 15/16 tháng 6 năm 2020,” theo Đại Tá Aman Anand, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ, nói với ABC News. “17 binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng trong lúc thi hành nhiệm vụ tại vị trí lộ thiên và chịu nhiệt độ dưới 0 ở địa hình cao độ đã gục ngã trước những tổn thương của họ, khiến tổng số người thiệt mạng trong cuộc đụng độ lên đến 20.”
Quân đội của Bắc Hàn cảnh báo họ đã sẵn sàng vào khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên. Mối đe dọa này một phần là để đáp trả các nhóm đào ngũ từ Bắc xuống miền Nam gửi tài liệu tuyên truyền về phía bắc. Cuối tuần qua, Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, cho biết cô đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị bước đi này. Và quân đội bây giờ nói rằng họ đã sẵn sàng "biến chiến tuyến thành một pháo đài và nâng cao cảnh giác quân sự."
Việc triển khai 3 hàng không mẫu hạm 100,000 tấn của Hải Quân Hoa Kỳ tới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau nhiều năm đã loam cho TQ nhanh chóng phản ứng, với truyền thông nhà nước nói rằng Bắc Kinh sẽ không lùi bước để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020. USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều đang tuần tra ở phía tây Thái Bình Dương, trong khi USS Nimitz ở phía đông, theo thông cáo báo chí của Hải Quân Hoa Kỳ. Với mỗi tàu chứa hơn 60 máy bay, nó đại diện cho việc triển khai lớn nhất các hàng không mẫu hạm Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017 - khi căng thẳng với Bắc Hàn về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ở đỉnh điểm.
Bắc Hàn hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 cho biết họ đã từ bỏ các nỗ lực theo đuổi mối quan hệ ngoại giao với Bạch Ốc vì 2 năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un "thậm chí là một tia lạc quan" cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên đã "biến mất vào một cơn ác mộng đen tối." Tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ri Son Gwon, được công bố trên truyền thông nhà nước, thể hiện dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã từ bỏ việc cải thiện quan hệ với chính quyền Trump và làm việc hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán Đảo Triều Tiên." Nhóm chữ này hình thành nên cơ sở của một thỏa thuận mơ hồ giữa Trump và Kim Jong Un khi hai nhà lãnh đạo bắt tay trong hội nghị thượng đỉnh được biên đạo kỹ lưỡng tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh rút 9,500 binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Đức trong một hành động làm tăng lo ngại tại Châu Âu về sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Việc rút bớt này sẽ giảm quân số Mỹ tại Đức xuống còn 25,000, so với 34,500 như hiện nay, theo một viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết. Viên chức này nói rằng hành động mới này là kết quả của nhiều tháng làm việc bởi viên chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ là Đại Tướng Mark Milley, chủ tịch ban tham mưu, và đã không làm gì với những căng thẳng giữa Trump và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, người đã phá hỏng kế hoạch của Trump định tổ chức G7 trong tháng này.
Hàng ngàn người Hồng Không đã tưởng niệm vụ thảm sát tại Thiên An Môn hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, cầm nến dù cảnh sát đã cấm khi lãnh thổ này chứng kiến Bắc Kinh bóp ngẹt tự do trong thời gian tưởng niệm biến cố này. Mỗi năm, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị giết chết bởi quân đội TQ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, để được vinh danh tại Hồng Kong – một trong vài nơi tại TQ, cùng với Macau, nơi ngày này thường được cho phép đề được ghi nhận. TQ đã cố xóa bỏ và viết lại lịch sử của vụ thảm sát tập thể này, và tại đại lục, có ít người được biết quân đội TQ đã nghiền nát phong trào này như thế nào.
Thủ Tướng Anh Quốc đã hứa nhận vào gần 3 triệu cư dân Hồng Kông nhằm đối phó với các nỗ lực của TQ nhằm đưa ra luật an ninh quốc gia mới trên lãnh thổ này. Lời hứa được phổ biến trên báo The Times hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, Boris Johnson nói khoảng 350,000 cư dân Hong Kong là những người giữ giấy thông hành hải ngoại có quốc tịch Anh Quốc, cũng như khoảng 2.5 triệu người đáp ứng các yêu cầu để nạp đơn cho họ, sẽ được cung cấp visa có thể tái gia hạn 12 tháng sống tại Anh Quốc. Visa đó có thể dọn đường để trở thành công dân Anh, nhưng Johnson đã không cho biết gì thêm. “Nhiều người tại Hong Kong sợ rằng cuộc sống của họ -- mà TQ cam kết sẽ giữ -- nằm dưới sự đe dọa,” theo Johnson cho biết. “Nếu TQ tiến hành để chứng thực nỗi sợ hãi của họ, thì Anh Quốc có lương tâm không thể nhún vai và bỏ đi; thay vào đó, chúng tôi sẽ tôn trọng các nghĩa vụ của mình và cung cấp một giải pháp thay thế.”
Chính phủ Trump cho biết họ sẽ không cho máy bay chở hành khách TQ tới Hoa Kỳ bắt đầu ngày 16 tháng 6. Sự thay đổi này, được làm bởi Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, được cho là nhằm đối phó với việc Bắc Kinh từ chối cho phép các máy bay của Hoa Kỳ được bay tới TQ trong thời đại dịch vi khuẩn corona, với bộ này hiện đang gây áp lực trở lại TQ.
BIỂN ĐÔNG – Hoa Kỳ một lần nữa đã chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông qua việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi về VN hôm 4 tháng 6 cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.