Hôm nay,  

Các Tin Về Căng Thẳng Đài Loan, Hoa Lục

17/03/200000:00:00(Xem: 4773)
HOA LỤC LẬP HỆ THỐNG MỚI ĐIỀU HỢP TÁC CHIẾN TOÀN DIỆN
WASHINGTON (Reuters) - Báo Washington Times hôm thứ năm 16-3 loan tin Trung Quốc đã có một hệ thống mới để điều khiển hành quân có khả năng tác chiến bằng cách phối hợp hải lục không quân.
Báo cho biết những chi tiết về khả năng quân sự mới có của Bắc Kinh nằm trong một hồ sơ mật của Sở Tình báo Quốc phòng Mỹ.
Theo báo này, vệ tinh mới nhất của Trung Quốc phóng lên hồi tháng 1 năm nay là một vệ tinh viễn thông quân sự và là một bộ phận chính yếu của một hệ thống tư lệnh đầu tiên của Trung Quốc phối hợp bộ chỉ huy, kiểm soát, viễn thông, điện toán và tình báo.
Tờ Times viết hệ thống mới đem lại cho quân đội Hoa lục những khả năng mới để phối hợp và yểm trợ những lực lượng hiện đại về phi cơ, chiến hạm, tầu ngầm và lực lượng trên bộ.
Tuần này Trung Quốc đã leo thang khẩu chiến về việc thống nhất Đài Loan, hăm dọa dùng sức mạnh quân sự.
Hai ngày trước khi dân Đài Loan đi bầu Tổng Thống vào ngày 18-3, Bắc Kinh đã lập lại sẽ không ngần ngại sử dụng võ lực nếu người thắng cử chuyển hướng về chủ trương độc lập của đảo. Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh phản nghịch của Hoa lục.

COHEN CẢNH CÁO TRUNG QUỐC: ĐỪNG DỌA VŨ LỰC ĐÀI LOAN
ATSUGI, Nhật Bản (AP) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen hôm thứ năm 16-3 tuyên bố những vụ Trung Quốc hăm dọa dùng võ lực quân sự đối với Đài Loan là một sự cản trở cho việc giải quyết vấn đề thống nhất.
Ông Cohen đang viếng thăm căn cứ Không quân Atsugi tại phía Nam Tokyo, sau khi đã đến Việt Nam tuần này.
Ông nói: “Chúng tôi đã chỉ rõ cho Trung Quốc, cũng như với Đài Loan rằng chúng tôi hy vọng hai bên sẽ giải quyết mối bất đồng một cách hòa bình, rằng việc hăm dọa dùng vũ lực là không có lợi”.
Ông Cohen đã nói như trên sau khi được một phóng viên yêu cầu trả lời vụ Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ mới cảnh cáo Đài Loan hôm thứ tư không được bầu cho ứng cứ viên Tổng Thống chủ trương Đài Loan độc lập. Chu quả quyết nói Trung Quốc quyết xâm chiếm Đài Loan trước khi để cho đảo này tuyên bố độc lập tách rời Hoa lục.
Chu còn nói một số dân Đài Loan sợ là việc bầu một Tổng Thống chủ trương độc lập vào thứ bẩy này sẽ đưa Đài Loan vào con đường chiến tranh với Trung Quốc. Chu nói “những lo ngại đó rõ ràng là hợp lý”.
Ông Cohen đã nhắc lại chính sách của Mỹ từ lâu là ủng hộ Đài Loan với võ khí phòng thủ nhưng chống lại sự độc lập của đảo này.
Cohen nói: “Chúng tôi tin rằng Đài Loan không nên tìm cách độc lập. Chúng tôi không ủng hộ chủ trương đó, nhưng chúng tôi cũng không ủng hộ việc Trung Quốc dùng võ lực. Bởi vậy những lời phê bình về việc dùng võ lực chỉ có thể được coi như trái với chính sách của chúng tôi”.

ĐÀI LOAN CỨNG RẮN: KHÔNG GIỐNG HONGKONG, MACAU
ĐÀI BẮC - Cuộc vận động tranh cử TT và các sinh hoạt khác tại Đài Loan vẫn diễn ra bình thường. Trên sân khấu tại Đại Sảnh kỉ niệm Thống Chế Tưởng Giới Thạch, ứng cử viên James Soong và các phụ tá ca hát và bước theo nhịp quân hành, phất cờ và trương biểu ngữ.


Ông Soong nói “Trung Hoa Dân Quốc sẵn sàng đối thoại trực tiếp và xây dựng với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng sẽ không thương thảo trong tình trạng sợ hãi”. Ông Tang Fei, Bộ Trưởng Quốc Phòng Đài Loan, cho biết quân đội luôn luôn duy trì tình trạng cảnh giác, nhưng cho tới nay, chưa có dấu hiệu chuyển quân quy mô ở Lục Địa.
Theo ứng cử viên Chen Shui Bian, các nhà lãnh đạo và chính quyền Bắc Kinh có quyền và trách nhiệm lắng nghe tiếng nói của công luận Đài Loan, đó là: Đài Loan không muốn là Hongkong thứ nhì hay Macau thứ nhì.
Ông Liên Chấn, ứng cử viên của Quốc Dân Đảng, đề nghị lập vùng hòa bình ở eo biển Đài Loan và đường giây nóng giữa 2 chính phủ. Theo kết quả thăm dò dư luận công bố trên các báo phát hành ngày Thứ Năm, 40% dân Đài Loan tin rằng các lời hù dọa của Bắc Kinh có ảnh hưởng vào cuộc bầu cử ngày Thứ Bẩy 18-3.

HOA LỤC KHÔNG XEN VÀO QUAN HỆ GIỮA NGA VÀ NATO
BAEIJING (KL) - Tin từ Bắc Kinh của nhà báo William Kazer, bộ trưởng ngoại vụ Tang Jiaxuan đã tuyên bố bất cứ dự tính nào của Nga xin gia nhập tổ chức NATO, đó là việc của hai bên, Moscow có quyết định riêng đã dựa trên quyền lợi của nước Nga.
Nói ngoài lề trong buổi họp quốc hội, họ Tang tuyên bố vấn đề này chưa được nêu ra trong lúc ông sắp có cuộc họp mặt với quyền tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow.
Họ Tang đã nói: “Đây là vấn đề giữa Nga và NATO. Nga có quyết định tối hậu và phán đoán theo quyền lợi riêng.”
Putin tuyên bố ông sẽ không quyết định hẳn hiện nay để gia nhập tổ chức NATO.
Kể từ khi Moscow đã dội nước lạnh vào những bình luận này, Moscow nói rằng đó là theo giả thuyết Moscow không có thể yểm trợ đồng minh trong bất cứ hành động tương tự như việc can thiệp vào Nam Tư vì Kosovo.
Hoa lục cũng giống như Nga sô có vẻ đã cảnh giác sự bành trướng thành viên của NATO về phía đông. Cả hai nước này đã chống vụ can thiệp của NATO vào Nam Tư.
Ngày 12/3, họ Tang đã lên án chính sách can thiệp mới hiển nhiên bằng vào những hành động của NATO.
Họ Tang cho biết mặc dầu Hoa kỳ và Trung quốc đã thỏa hiệp về vụ bồi thường của việc NATO ném bom vào tòa đại sứ Trung quốc tại Belgrade hồi tháng năm, Bắc Kinh vẫn chưa hài lòng về chuyện giải thích vụ ném bom đó, ông cho biết:
“Tôi tiếp tục đòi Hoa kỳ có bổn phận cho phía Trung quốc biết kết quả thực sự sau khi điều tra xong và mang kẻ có ác ý ném bom ra tước công lý”, theo lời nói của họ Tang hình như muốn nói trong vụ ném bom có bàn tay của Nga sô xen vào.
Họ Tang đã kêu gọi mở quan hệ song phương với Ấn độ để giúp hỗ trợ trong vùng được ổn định.
Họ Tang nói: “Lẽ dĩ nhiên hiên nay giữa Ấn độ và Trung quốc còn nhiều vấn đề chưa giải quyết xong. Nhưng tựu trung Ấn độ và Trung quốc chưa tới độ đe dọa lẫn nhau.”
Cuối cùng họ Tang cho câu: “Sự bình thường hoá quan hệ giữa Trung quốc và Ấn độ không những chỉ mang lại quyền lợi cho hai nước, nhưng còn đem đến sự hòa bình và ổn định cho vùng Nam Á châu.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.