Hôm nay,  

Mỹ Cấp NATO 3.4 Tỉ MK Quân Phí, Răn Đe Nga

06/02/201600:00:00(Xem: 2693)
BRUSSELS - Được hậu thuẫn bởi quân phí của Hoa Kỳ gia tăng, NATO đang chuẩn bị cuộc củng cố binh lực lớn nhất tại Đông Âu sau Chiến Tranh Lạnh để răn đe Nga, nhưng bác yêu cầu đặt căn cứ thường trực của Ba Lan.

Lo ngại về ý định xâm lăng của Nga sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, liên minh quân sự phương tây muốn củng cố phòng thủ tại sườn phiá đông mà không bố trí thường trực quân số lớn có ý nghĩa khiêu khích với Điện Kremlin.

Tuần tới, NATO mở hội nghị bộ trưởng quốc phòng để thảo kế hoạch về 1 mạng luới tiền đồn nhỏ, về lực luợng luân phiên, tăng tập trận và chuẩn bị chiến cụ sẵn sàng cho nhu cầu phản ứng nhanh. Lực luợng luân phiên phòng vệ Đông Âu quân số 40,000 gồm đủ hải lục không quân và 1 số đơn vị hành quân đặc biệt.

NATO cũng dự định đề nghị tái tục đối thoại với Moscow tại HĐ NATO-Nga không họp từ 2014 về nhu cầu trong sáng quân sự để tránh đột biến bất ngờ và hiểu lầm.

Dự chi quân phí tại châu Âu tăng gấp 4 năm 2017 của Hoa Kỳ, trị giá 3.4 tỉ MK, là trung tâm của chiến luợc tại Đông Âu. TTK-NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng hoan nghênh.

Các chuyển động sắp tới là củng cố thông điệp của TT Obama trong bài diễn văn tại Estonia năm 2014, khẳng định sức mạnh của NATO sẽ giúp bảo vệ độc lập của 3 nước vùng Baltic sau nhiều thập niên bị chính quyền Liên Xô khống chế.

Tháng 6-2015, bộ trưởng quốc phòng Juozas Olekas công khai mô tả Moscow là nguy cơ lớn, nhưng các nước Tây Âu ngại làm phật lòng nước cung cấp năng luợng lớn nhất lục địa – vì quan ngại như thế, NATO không đáp ứng yêu cầu của Warsaw về đặt căn cứ thường trực.

Ngoài ra, TTK Stoltenberg nhấn mạnh: NATO không để cho bị lôi cuốn vào 1 cuộc chạy đuă vũ trang.

Kết quả nghiên cứu của RAND Corporation phỏng đoán Nga có thể tràn ngập 3 quốc gia vùng Baltic trong 3 ngày, NATO và Hoa Kỳ cùng không có phương án thích hợp để đáp trả.

Trong lúc tránh quay lại tình huống của Chiến Tranh Lạnh với 300,000 binh sĩ Hoa Kỳ trú đóng tại châu Âu, các Tướng của NATO chủ trương sự hiện diện quân sự liên tục nhưng không thường trực theo tinh thần thỏa ước ký kết với Nga năm 1997, không huy động lực luợng lớn tại biên giới. 1 viên chức ngoại giao diễn giải “Tấn công tiền đồn tượng trưng tại Estonia cũng có ý nghĩa là tấn công Hoa Kỳ, hay Anh, Pháp”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.