Hôm nay,  

Cả Đôi Bên Đều Hưởng Lợi

05/11/201500:33:00(Xem: 5098)
WG: „CẢ ĐÔI BÊN ĐỀU HƯỞNG LỢI“
.
LTS: Trước thảm cảnh hiện nay của hàng trăm ngàn người rời quê hương, tìm đường tị nạn đến Âu châu (Áo, Đức, Thụy Điển…). Ông LĐC, đại diện Trung Tâm Việt Nam Hannover, đã trả lời phỏng vấn báo Neue Presse, Hannover, 30.10.2015, cho biết chính bản thân ông đã từng xin tị nạn tại Đức và những phát biểu về vấn đề tị nạn thời sự hiện nay.
* * *
Britta Lüers, báo Neue Presse, Hannover, 30.10.2015
T K Tran phỏng dịch từ nguyên bản tiếng Đức
 .
Chiến tranh, sự truy nã và nghèo đói đã từ lâu khiến bao nhiêu người phải rời bỏ quê hương. Loạt phóng sự của báo „Neue Presse“, tị nạn, định cư và thành đạt, giới thiệu những nhân vật đã thành công ở Hannover. Hình ảnh do một ngưởi Syrien tị nạn, Nader Ismail, chụp.
 .
blank
.
„CẢ ĐÔI BÊN ĐỀU HƯỞNG LỢI“
 .
„ Chúng ta phải giúp đỡ người yếu thế. Lòng dũng cảm này sẽ được đền bù xứng đáng “(Lâm Đăng Châu nói về cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay)
 .
Hannover : Sống hay là chết ? Ông Lâm Đăng Châu (66 tuổi) đã quyết định cho sự sống còn và ra đi. Hàng triệu người đã chết, bị giết trong một chiến tranh tàn bạo khi ông Châu rời khỏi quê hương Việt Nam của ông vào năm 1968. Cuộc chiến tới lúc đó đã kéo dài 13 năm. Ông Châu nhớ lại rằng, ông đã ra đi vào lúc chiến sự ác liệt nhất.
Sự may mắn này đã giúp ông được bình an. Ông Châu nói: „Năm đó, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có Tú tài, tôi xin đi học ở Tây Đức. Mỗi năm chỉ có khoảng 100 thí sinh được chấp thuận và tôi may mắn là một trong số những người đó. Không được nhận vào đại học thì không có cách nào để ra đi“.     
.
Thế rồi ông Châu, lúc đó là một thanh niên 19 tuổi, lên phi cơ rời Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh. Đó là lần chót ông ở quê hương. Từ đó tới nay, ông không được phép về nước nữa. „Vào thập niên 90, tôi tìm cách trở về Việt Nam cùng với vợ tôi, song không thành công. Công an xếp tôi vào thành phần „nguy hiểm“, không cho nhập cảnh. 24 giờ sau đó tôi phải lên phi cơ trở về Đức. Vợ tôi được phép ở lại“. Ông Châu kể lại câu chuyện mà nét buồn bã vẫn hằn trên khuôn mặt. Từ khi rời Việt Nam, ông chỉ được gặp mẹ ông 2 lần. Ông chưa gặp lại người bố, nay vẫn còn sống. „Tôi vẫn có niềm hy vọng là một ngày nào đó tôi sẽ gặp lại bố tôi trên quê hương thứ nhất.“
.
Thực ra ông không có ý định ra đi vĩnh viễn. „Tôi chỉ tính là đi học tại Đức. Sau khi chiến tranh chấm dứt, tôi sẽ trở về để  góp phần xây dựng lại đất nước“. Song khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Ông Châu nhận ra rằng dưới chế độ mới đó không còn là đất nước của ông nữa. Sau khi Cộng Sản miền Bắc thắng miền Nam, họ bắt đầu chính sách săn đuổi trả thù những ai có khả năng chống đối họ. Trước tiên là người Việt gốc Hoa, công nhân viên nhà nước miền Nam, cựu quân nhân VNCH và „tư sản mại bản“. Đó chính là „khủng bố đỏ“. Ông Châu nói như thế.“ Ai có vẻ khả nghi là nhà cầm quyền bắt giam ngay vào trại cải tạo. Một số người trong họ hàng của tôi cũng đã chịu số phận đó. Có người bị tra tấn tới chết, có người phải chịu chết đói trong trại. Tôi không muốn trở về một xứ sở như thế. Cuộc thống nhất nước Đức là một phép nhiệm mầu. Cuộc thống nhất Việt Nam đã phải trả giá đắt bằng hàng triệu sinh mạng và bằng một chính thể độc tài tàn bạo“.

.
Một năm sau khi chấm dứt chiến tranh, ông Châu xin tị nạn chính trị. „Tôi không còn chọn lựa nào khác. Ở Việt Nam tôi có tên trong sổ đen. Nếu trở về có thể tôi sẽ bị giết“. Chín năm sau, năm 1985, ông có quốc tịch Đức. „Tôi vừa là người Đức vừa là người Việt. Nước Đức là nơi tôi sinh sống, Việt Nam mãi mãi vẫn là quê hương của tôi“. Nhà khoáng học tốt nghiệp đại học là một trong số gần 3.000 người Việt Nam sống ở trong vùng. Trong toàn nước Đức có chừng 120.000 người Việt Nam. Năm 1986 ông Châu thành lập Trung Tâm Việt Nam tại Hannover.
.
Ông Châu rất tự hào về quê hương mới của ông.“ Nước Đức hiện nay đã cứu vãn thanh danh của  cả Âu châu, khi đi ngược lại trào lưu ngăn đê be bờ. Người ta không thể đóng cửa biên giới, bởi sẽ có vấn nạn: rồi sau này sẽ ra sao?“. Ông Châu đặt nhiều kỳ vọng về bà Thủ tướng Merkel. Bà đã hành xử một cách can trường trong vụ khủng hoảng này. Giống như cựu Thống đốc Ernst Albrecht vào cuối thập niên 1970 đã cổ vũ cho việc thu nhận thuyền nhân Việt Nam vào nước Đức. Ông nói:„Tôi biết rõ sự đau khổ của người tị nạn hiện nay, bởi tôi đã từng phải chịu đựng nỗi đau đó“. Vấn đề là phải có lòng nhân đạo: „Chúng ta phải giúp đỡ người yếu thế. Lòng dũng cảm này sẽ được đền bù xứng đáng“. Như thế nào? „Bởi vì những người tị nạn sẽ là tương lai của chúng ta. Họ sẽ giúp cho tương lai chúng ta tươi sáng hơn. Hiển nhiên hiện nay việc thu nhận người tị nạn sẽ rất tốn kém. Song sau này nước Đức cũng sẽ được hưởng lợi từ đó“.
 .
Vài dòng về ông:
Tên: Lâm Đăng Châu, 66 tuổi
Rời quê hương năm 1968 từ Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tình trạng gia đình: lập gia đình từ năm 1982, không có con
Nghề nghiệp hiện tại: hưu trí, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam, Hannover.
.
Con đường đến với chúng ta:
Chiến tranh Việt Nam xẩy ra từ 1955 tới 1975 ở Việt Nam và các nước lân bang. Vì sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các cường quốc mà người ta còn gọi là cuộc chiến ủy nhiệm trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Cuộc xung đột xẩy ra như một nội chiến ở miền Nam bắt đầu khi Việt Nam bị chia cắt (1954). „Mặt trận giải phóng miền Nam“ muốn lật đổ chế độ chống Cộng ở miền Nam và thống nhất đất nước.
.
Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ miền Bắc. Hoa Kỳ và 6 quốc gia khác giúp đỡ miền Nam. Tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon đã từng bước rút quân khỏi miền Nam từ năm 1969 và ký hiệp định đình chiến với miền Bắc tháng giêng năm 1973. Tới 1 tháng 5. 1975 thì miền Bắc chiến thắng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt chiến tranh. Không chính xác là có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến này. Người ta phỏng đoán từ 2 triệu tới 5,1 triệu người đã chết. Nhiều triệu người khác bị tàn phế.
.
Ông Lâm Đăng Châu rời Việt Nam lúc cuộc chiến lên cao điểm tàn bạo nhất. Năm 1968 ông may mắn được phép đi học tại Đức. Năm 1976 ông xin tị nạn chính trị. Cho tới nay, ông không được phép trở về quê hương.


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.