Hôm nay,  

Sân Sau Silicon Valley: Nhiều Bà Vợ H-1b Bị Hành Hạ…

30/10/200000:00:00(Xem: 4519)
Nước Mỹ có nhiều Silicon X.. hơn nữa từ giữa thập niên 1990. Silicon Valley được bà con ta gọi bằng cái tên mỹ miều tưởng như dành cho một khu vực ngoạn mục của Đà Lạt, là Thung Lũng Hoa Vàng.

Đã có hàng chục người Việt, lứa tuổi trên 30, giữ các chức vụ giám đốc CEO, CFO ở những công ty điện toán. Nhưng Silicon Valley cũng là đấu trường của cạnh tranh, địa bàn của những cám dỗ, lừa bịp bằng stock option.

Bước qua đầu thế kỉ 21, Silicon Valley đã bắt đầu trở nên ngột ngạt vì giá nhà lên cao tới trời xanh, xa lộ đông đúc, kẹt xe, mà giới quan sát nói là đang bóp nghẹt sự phát triển tương lai của chính nó. Bi thương hơn, là bên trong nhiều "mái ấm", nhiều phụ nữ Nam Á bị các ông chồng vũ phu đày đọa hành hạ. Nhìn thấy tình cảnh này, nữ ký giả Bernice Yeung viết trên tuần báo SF Weekly một bài phóng sự, tựa đề "Đằng sau Silicon Valley là tiền và máu", chúng tôi tóm thuật dưới đây.

Pomeli bỏ chạy khỏi chồng vào một đêm Tháng 10-97. Cô kể "Tối hôm ấy, tôi bị đánh thê thảm. Anh ta siết cổ tôi gần tắt thở. Mặt tôi sưng lên. Cổ tôi còn những vết bầm tím đến hôm nay". Người phụ nữ 31 tuổi, nhỏ thó, có cặp mắt to đen sau cặp kính cận ấy đang nói chuyện bằng điện thoại với một người bạn, thì anh chồng nhào tới trong cơn giận dữ hầu như mất hết tính người.

Anh ta nắm lấy toc vợ, lôi đi xềnh xệch từ phòng này qua phòng khac trong căn hộ vùng South Bay, đè lên mép giường, người nửa trên nửa dưới. Pomeli bị tát, sưng hai má, và bị bóp cổ đến ngất tỉnh. Đến khi cô bị "ném" vào phòng tắm, lưng đầy những vết máu bầm. Tỉnh lại, cô chụp điện thoại để kêu cứu bằng số 911, cơn cuồng nộ của anh chồng lại phừng lên. Anh ta giựt điện thoại, lại đánh, lại bóp cổ vợ. Đứa con gái 5 tuổi chứng kiến hết từ đầu đến cuối.

Pomeli chớp chớp hai mắt nói "Tôi không muốn nhớ lại cảnh đó nữa". Cảnh sát tới theo tin báo của các nhà hàng xóm.

Hôm ấy, lần đầu tiên Pomeli la lớn lên rằng cô bị chồng đánh đập. Vẫn sợ, không dám thưa kiện, nhưng, cô biết phải rời bỏ chồng. Cô nói "Cũng giống như bản năng của một con thú, tôi biết còn lưu lại đó, lần tới sẽ bỏ mạng".

Pomeli kể chuyện với điều kiện được giấu tên. Quả thật bỏ một người chồng vũ phu không bao giờ dễ. Thống kê cho biết đa số nạn nhân của bạo lực trong gia đình bỏ đi năm lần bảy lượt trước khi vĩnh viễn ra đi.

Chồng của Pomeli là một tên lính trong "đội quân kỹ sư nhu liệu điện toán ngoại quốc" mà hàng năm nước Mỹ đón nhận trên 60 ngàn người để đáp ứng nhu cầu của kỹ nghệ tin học khát khao nhân lực có kỹ năng (từ năm 98, hành pháp xin quốc hội chấp thuận 110 ngàn).

Cô vợ trẻ Ấn Độ tới nước Mỹ chỉ vì có chồng là kỹ sư. Cô hoàn toàn lệ thuộc chồng về ăn, ở, ngay cả về quyền sống trên đất Mỹ. Từ khi bị chồng đánh đập, Pomeli mới nhận ra mình ở trong thành phần khác thường nhưng đang tăng nhân số - những phụ nữ có rất ít bảo đảm pháp lý, và càng có ít sự lựa chọn. Đối với họ, bỏ đi để tự cứu hầu như là điều bất khả.

Chỉ riêng việc bỏ chồng, Pomeli đã vi phạm những điều kiện của hộ chiếu tạm, và có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào. Nếu bị gửi về Ấn Độ, người chồng dễ dàng giữ lại đứa con. Còn nếu tìm cách ở lại Mỹ với con, cô không thể kiếm việc làm để tự nuôi sống, cũng không đủ điều kiện để có được những phúc lợi căn bản thông thường. Trong trường hợp thưa kiện chồng về tội tiểu hình, tai họa sẽ lớn hơn: chồng mất việc, khả năng bị trục xuất cao hơn. Ngày càng nhiều phụ nữ nhận ra tình cảnh ấy, tương tự trường hợp Pomeli.

Bà Beckie Masaki, thành viên tổ chức Asian Women's Center ở San Francisco, cho biết "Khi những phụ nữ này nếm trải cảnh người chồng vũ phu đánh đập, họ không có lối thoát".

Bay Area là thung lũng điện tử thu hút đông đảo thành phần chuyên viên tới Mỹ làm việc bằng visas lao động (loại H-1B), tệ nạn bạo hành gia đình đã trở thành một vấn đề thực sự. Maitri, tổ chức giúp đỡ phụ nữ gốc Nam Á, nhận thấy số vụ bạo hành trong gia đình tăng đều trong mấy năm gần đây: gần một nửa trong trung bình 30 vụ hàng tháng liên quan đến những cặp vợ chồng tới Mỹ bằng hộ chiếu H-1B của chồng. Cơ quan Di Trú (INS) không để tâm theo dõi hiện tượng này. Giới cán sự xã hội đều biết bạo hành trong gia đình là một loại tội tiểu hình ít được báo cáo nhất tại nước Mỹ, và ước tính rằng cứ 1 vụ được báo cáo, thì có đến 10 vụ được giấu kín. Phụ nữ từ ngoại quốc tới càng ít báo cáo hơn.

Không những họ sợ mất việc, và bị trục xuất, mà vì theo phong tục của họ "chuyện xấu phải giấu đi". Vả lại ... luật Mỹ hiện hành không đề cập gì tới bạo hành trong gia đình của những cư dân tạm bợ này. Các luậät sư vùng Bay Area cho biết họ nghe nói đến những vụ bạo hành ngày càng nhiều, mà chỉ có thể giúp được rất ít.

Giới chuyên viên, kỹ sư tới Mỹ bằng visas lao động H-1B gồm 46 % là người Ấn Độ. Vì visas này cho phép lưu trú tại Mỹ 3 năm đến 6 năm, nhiều người trở về quê hương lấy vợ. Visas H-1B đã là biểu tượng của nghề nghiệp lương cao.

Bà Sharangpani, làm việc với các phụ nữ Nam Á tại tổ chức Maitri, cho hay những cuộc hôn nhân do 2 gia đình sắp đặt không phải là hỏng cả, nhưng tự nó đã là một tình trạng không cân bằng, cán cân đó dễ bị lệch vì phía người phụ nữ ở thế yếu.

Pomeli có một đời sống nhung lụa với gia đình ở Ấn Độ chứ có nghèo hèn gì. Cha là chủ ngân hàng, thừa sức cho cô theo học trường tư danh tiếng. Ở trường, cô là học sinh giỏi, và có ước mơ trở thành nghệ sĩ. Nhưng, một ngày nọ, song thân của cô gặp chàng kỹ sư trẻ tuổi. Năm đó, Pomeli vừa tròn 20 tuổi. Thế là 2 bên gia đình dàn xếp cuộc hôn nhân, như phong tục ở nhiều nước Á Châu khác.

Vì là con một, đám cưới Pomeli lớn lắm. Nhưng không lâu sau khi sống chung với gia đình chồng, cô mới nhận ra chàng kỹ sư trẻ có tính nóng giận bùng lên như lửa trong phút chôc. Cô nói "Tất cả mọi sự nóng giận của anh ta trút lên đầu tôi, dù chỉ vì tìm không thấy một thứ gì đó. Anh ta quăng ném bất kể món gì vớ được trong tầm tay. Mặt anh ta bừng bừng, kỳ dị như qúai vật". Anh ta nộp đơn theo mẫu H-4 (loại dành cho vợ con) để đưa Pomeli và đứa con gái - năm đó 1 tuổi - sang Mỹ.

Pomeli cảm thấy như bị ném vào một xứ sở xa lạ, hoàn toàn xa cách thân quyến, những cơn giận của anh chồng ngày càng leo lên tới những "đỉnh cao" mới.

Trong tờ khai để tòa ra lệnh tự chế (restraining order) đối với anh chồng, Pomeli cho biết tình trạng lạm dụng và ngược đãi đã leo thang trong 2 đến 3 năm trước khi cô bỏ chạy vì bị đánh thừa sống thiếu chết. Cô bị xỉ vả trước đám đông, bị rượt đánh, bị đấm, bị đá, bị xiết cổ, có khi lên xe còn bị đánh.

Suốt 6 năm trên đất Mỹ, Pomeli bị chồng cô lập từ mọi phía: không giao tiền, không cho ra khỏi nhà nếu không có chồng cùng đi. Nói chuyện với bè bạn qua điện thoại cũng không được, và anh ta dò hóa đơn điện thoại để xem cô có "qua mặt " hay không.

Thời gian đầu, sau khi đánh đập vợ, anh ta quỳ xuống chân vợ, khoc lóc, xin lỗi! Đã có lần, cô liều kêu cảnh sát, anh chồng năn nỉ hãy làm bộ như không có gì xẩy ra, không thưa gửi. Nhưng, cùng tháng đó, trận đánh hung bạo buộc cô bế con ra đi. Định gọi xe taaxi tới nương náu tạm nhà bạn, thì túi không có tiền. Rồi làm gì để sống đây. Lương anh chồng là 80ngàn/năm, cô chẳng có một xu dính túi!

Đêm đầu, hai mẹ con ngủ nhờ nhà hàng xóm. Trong 5 tháng kế tiếp, cô bế con tới hết nhà tạm trú này đến nhà tạm trú khác. Chính các cơ sở tạm trú đã giúp Pomeli can thiệp với tòa án để ra lệnh tự chế đối với anh chồng. Nhờ bạn bè giúp, một luật sư kiện cho cô được quyền giám hộ đứa con, và buộc người chồng cấp dưỡng con. Pomeli làm việc cho ông luật sư này để ở lại Mỹ. Về nước là không thể được vì xã hội Ấn Độ không chấp nhận một phụ nữ cả gan ly dị chồng.

Được sự giúp đỡ của bạn bè, và với sức chịu đựng bền bỉ, cô luỵên kỹ năng tin học, xin được việc làm cùng luc với hộ chiếu lao động H-1B, hơn một năm sau, Pomeli tự lập được. Nhưng, cuộc sống ở Silicon Valley rất chật vật: cô ngủ trong túi ngủ, trên nền nhà, không có tiền mua đồ chơi cho con, và buổi chiều thường ăn mì gói cho qua bữa.

Anh chồng bỏ việc và về Ấn Độ Tháng 2-99 - vĩnh viễn - không lâu sau gửi giấy ly dị (Tòa đã cấp) cho Pomeli. Cô chẳng thèm ngó tới. Vả chăng, anh ta còn thiếu tiền cấp dưỡng con 2,400 đồng, và lờ luôn.

Dù sao, Pomeli còn may mắn hơn nhiều người, vì theo thống kê, ở San Francisco, trong 5 phụ nữ bỏ mạng vì anh chồng vũ phu, 3 người là di dân.

(táibiên/ BanhPhi)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.