Hôm nay,  

Nepal: Cứu Trợ Động Đất Bắt Đầu Tới Các Làng Hẻo Lánh

5/1/201500:00:00(View: 1800)
KATMANDU - Cảnh sát loan báo: số người chết vì động đất đã vuợt quá 5500 và 1 số làng hẻo lánh bắt đầu nhận đuợc cứu trợ - sự hoang mang về cứu trợ chậm chạp gây ra cuộc biểu tình của 200 người đối đầu cảnh sát và chắn đuờng lưu thông của xe tải hôm Thứ Tư.

Cuộc biểu tình này là nhỏ, không ai bị bắt, nhưng là phản ảnh tình trạng phẫn nộ trước sự điều phối cứu trợ kém cỏi của chính quyền.

Cảnh sát bắt hàng chục người tình nghi trộm cướp hàng cứu trợ bằng cách tung tin động đất gây hoảng loạn trong đám đông.

Sau cùng, trực thăng đã đưa luơng thực, lều vải đến các làng thuộc quận Gorkha, gần trung tâm địa chấn, phiá bắc thủ đô. Bên cạnh những nhóm nhà đổ nát, phụ nữ đón nhận hàng cứu trợ với tiếng gào khóc “Chúng tôi đói” – tại đây, hàng cứu trợ gồm những bao gạo 40 kilogram và lều vải đuợc phân phát. Mưa rải rác làm tăng thêm khó khăn cho dân chúng sau trận động đất 7.8 độ Richter, mạnh nhất từ 81 năm, cũng như với trực thăng chở cứu trợ.


Chương trình luơng thực thế giới (WFP) báo động: cần có thời gian và tiếp tế để giúp các cộng đồng hẻo lánh bị cắt đứt liên lạc bằng đường bộ – điều hợp viên nhân đạo Geoff Pinnock nói “Nạn nhân động đất cần thêm trực thăng, phi công, lều vải, nhân viên y tế, thuốc, luơng thực”.

Với hơn 8 triệu dân bị ảnh hưởng, gồm 1.4 triệu dân thiếu ăn cần đuợc cứu giúp ngay, việc làm của WFP có thể kéo dài hàng tháng.

Tại thủ đô Katmandu, cuộc sống đang từ từ trở lại bình thường – ngân hàng mở cửa vài giờ trong ngày. Hàng quán mở cửa và dân bán hàng rong trở lại đường phố. Nhưng, công việc điều hợp cứu trợ tiếp tục diễn ra thiếu trật tự vì viên chức bản xứ lúng túng với việc phân phối.

Trong bệnh viện, 1 thanh niên 27 tuổi đuợc đoàn cứu nạn Pháp đưa ra khỏi đống đổ nát của 1 khách sạn 82 giờ sau cho biết nhiều tử thi vây quanh anh, anh phải uống nước tiểu và không ngừng tạo tiếng động cho tới khi đuợc khám phá.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Hoa Kỳ có "quan ngại sâu sắc" về cuộc điều tra và kêu gọi Trung Quốc công bố dữ liệu liên quan đến vụ dịch kể từ khởi điểm. “Báo cáo điều tra này bắt buộc phải độc lập, chính phủ Trung Quốc không được can thiệp hoặc sửa đổi những phát hiện của các chuyên gia."
Tâm điểm của động đất 7.1 độ hôm Thứ Bảy nằm ở 45.9 dặm (73.9 cây số) về hướng đông bắc của Namie, một thị trấn ven biển cách Fukushima 60 dặm, theo Sở Địa Chất Hoa Kỳ cho biết. Chiều sâu của trận động đất là khoảng 36 dặm. Ít nhất 48 người bị thương được báo cáo tại Fukishima và tỉnh Miyagi, theo truyền thông nhà nước Nhật NHK. Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra cho trận động đất hôm Thứ Bảy.
Các nhóm không kích của hai hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã bắt đầu tập trận trong vùng biển tranh chấp của Biển Đông hôm Thứ Ba, 9 tháng 2 năm 2021, là cuộc tập trận mới nhất của hải quân bởi chính phủ Biden khi chính phủ này cam kết giữ vững lập trường chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, theo bản tin của CNN tường trình hôm Thứ Ba.
Với rượu và bia trong tay, nhiều người Ý tận hưởng thời tiết như mùa xuân. Nhiều nơi, các dịch vụ cấp cứu phải di chuyển đến những địa điểm phổ biến, có đèn nhấp nháy để giải tán đám đông vào buổi tối. Nhiệt độ khoảng 20 độ C đã thu hút mọi người ra ngoài hàng loạt.
Mặc cho sự ngờ vực ngự trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn ngày càng sâu đậm và còn được khẳng định thêm lần nữa trong cuộc khủng hoảng Corona, một thái độ bất thường của Vladimir Putin cho thấy rõ Nga đang trình diễn màn quay lưng lại với Âu châu để hướng về Trung Quốc.
Một tàu chiến Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu đã đi qua gần quần đảo bị Trung Cộng kiểm soát tại Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Bắc Kinh là lần đầu tiên dưới chính phủ Biden, theo bản tin của Business Insider cho biết hôm Thứ Sáu, 5 tháng 2 năm 2021.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi thả tự do cho lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi và những người khác bị giam cầm bởi quân đội và nhấn mạnh đến nhu cầu duy trì nền dân chủ, nhưng đã ngừng lên án vụ đảo chánh này, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm, 4 tháng 2 năm 2021.
“Chúng tôi đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc liên quan đến việc bắt giam các lãnh đạo của chính phủ dân sự của quân đội Miến Điện,” theo một viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong cuộc điện đàm. “Sau một cuộc xem xét kỹ lưỡng các sự kiện và các trường hợp, chúng tôi đã đánh giá rằng Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện, và Win Mynt, lãnh đạo chính phủ được dân bầu, đã bị truất phế trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 tháng 2.”
Chính phủ Biden đang thảo luận nội bộ về việc có nên gọi việc quân đội chiếm chính quyền Miến Điện là đảo chánh hay không, theo một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một viên chức chính phủ cho biết qua tường trình của CNN hôm Thứ Hai, 1 tháng 2 năm 2021.
Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện là Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), đã bị bắt, theo một phát ngôn viên của đảng này cho biết qua tường trình của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 31 tháng 1 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.