Hôm nay,  

Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh

10/04/201400:01:00(Xem: 5210)

Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức

đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh

(Chúng tôi xin phổ biến bản thông cáo báo chí của Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền VETO! về việc bà Trần thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ thị Minh Hạnh.

Tổ chức VETO!Human Rights Defenders‘ Network là một liên kết của các tổ chức nhân quyền thuộc nhiều quốc gia trên thế giới trong mục đích bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu dựa trên nguyên tắc phổ-quát và bất-khả-phân của luật nhân quyền quốc tế.
Người Bảo vệ Nhân quyền là vốn quý của đất nước. Họ là những cá nhân hay tổ chức đứng ra bảo vệ nhân quyền của những người khác. Họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng chính quyền và do đó cần được cộng đồng quốc tế đặc biệt bảo vệ.
VETO!
có nhiều chương trình giúp đỡ cho Người Bảo vệ Nhân quyền, thí dụ chương trình nâng cao kiến thức nhân quyền, giáo dục an toàn mạng internet và điện thoại, tài trợ hoạt động, và giúp đỡ gia đình và vận động bảo vệ quốc tế khi họ bị giam giữ.
Điện thoại liên lạc Mạng lưới VETO! tại Liên bang Đức : 49(0) 176 495 23110

Vũ quốc Dụng
Thục Quyên
)


Berlin (ngày 10 tháng 4 năm 2014)
- Trong cuộc vận động quốc tế đòi trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh tại thủ đô Berlin của CHLB Đức, mẹ cô là bà Trần Thị Ngọc Minh đã đến họp với Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức vào ngày 8.4.2014. Bà cũng đến gặp Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức vào ngày 9.4.2014. Trong dịp này bà đã đến trao đổi với văn phòng nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler là người đỡ đầu cho con gái bà. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam nhận được sự quan tâm của cả hai cơ cấu bảo vệ nhân quyền cao cấp nhất trong ngành lập pháp và hành pháp tại Đức.


Dân biểu Michael Brand, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestagsausschuss für Menschenrechte und Humanitäre Hilfe), đã điều hành buổi họp với bà Ngọc Minh vào ngày 8.4.2014 nói trên. Cùng tham dự buổi họp này có các dân biểu Martin Patzelt, Frank Heinrich và Philipp Lensfeld. Các dân biểu đã bàn với bà Minh về các phương cách tranh đấu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do. Các dân biểu đặc biệt quan tâm đến việc cô Minh Hạnh không được khám và điều trị bứu ngực một cách đúng mức, bị tra tấn hành hạ trong các nhà tù và bị giam xa nhà. Dân biểu Tiến sĩ Philipp Lensfeld đã hỏi bà Ngọc Minh rất kỹ về vai trò của các chủ nhân Đài Loan của Công ty Giày da Mỹ Phong (Trà Vinh) trong vụ án này. Chủ tịch Brand thông báo sẽ họp các dân biểu thành viên trong Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội để thống nhất về đường hướng can thiệp. Mặc dù các dân biểu đang rất bận rộn với các cuộc họp về những vấn đề lớn của thế giới nhưng Chủ tịch Brand vẫn gấp rút triệu tập cuộc họp đặc biệt với bà Ngọc Minh. Điều này nói lên mối quan tâm lớn của Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Đức đối với các vấn đề tù nhân chính trị, tra tấn hành hạ trong tù, nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam là những vấn đề được bà Ngọc Minh trình bày rõ ràng.


Cùng ngày 8.4.2014, bà Ngọc Minh đã đến trao đổi với luật sư Clemens Neumann, Trưởng văn phòng của nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler. Dân biểu Bätzing-Lichtenthäler đã nhận bảo trợ cho Minh Hạnh từ đầu tháng Ba năm nay và đã viết thư để can thiệp ngay với chính phủ Việt Nam. Dân biểu Bätzing-Lichtenthäler hiện nghỉ dưỡng nhi nên không có mặt trong buổi họp. Nhân dịp này luật sư Clemens đã tìm hiểu thêm về vấn đề cưỡng bức lao động trong các trại giam là nguyên nhân khiến cho cô Minh Hạnh bị đánh nhiều lần trong tù.


Vào ngày 9.4.2014, bà Ngọc Minh đã nhận lời mời của dân biểu Christoph Strässer, Đặc ủy viên về Chính sách Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức (Beauftragter der Bundesregierung für Menschenrechtspolitik und Humanitäre Hilfe) để đến trình bày về các nguyện vọng cho con bà. Tuy cũng quan tâm đến các vấn nạn nhân quyền chung tại Việt Nam được bà Ngọc Minh trình bày thấu đáo nhưng Đặc ủy viên Strässer đã dồn hết chú ý vào việc làm sao cho cô Minh Hạnh được trả tự do và được khám chữa bệnh đúng mức và không bị tra tấn hành hạ trong nhà tù. Bà Minh nhấn mạnh rằng hai người bạn đồng hành với con bà là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương cũng cần nhận được những can thiệp như đối với con bà.

Bà Trần Thị Ngọc Minh là mẹ của nữ tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh, 29 tuổi, hiện bị giam ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, cách xa nhà cô 1.700 Km. Cô bị bắt năm 2010 vì đã tổ chức đình công cho 11.000 công nhân tại Công ty Giày da Mỹ Phong (Trà Vinh) và bị xử án bất công 7 năm tù dưới tội danh „phá rối trật tự công cộng“. Tổ chức nhân quyền quốc tế VETO! xem cô là một người Bảo vệ Nhân quyền theo đúng định nghĩa của LHQ.


Nhân dịp sang Đức bà Trần Thị Ngọc Minh cũng đã có hai buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại thành phố München vào ngày 5.4 và tại thành phố Frankfurt vào ngày 6.4.2014. Buổi gặp gỡ tới đây sẽ được tổ chức tại Berlin vào ngày 12.4.2014.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi ông ấy tiến tới trạm kiểm soát, Pardis đã đạp ga để tăng tốc độ chạy xuyên qua. Ông đã không còn được thấy sống nữa. Những người dân làng đã chứng kiến sự kiện nói với Red Crescent là Taliban đã bắn vào xe của ông ấy trước khi nó chạy qua và dừng lại. Sau đó họ đã treo Pardis lên xe và chặt đầu ông ấy. Pardis là một trong hàng ngàn thông dịch viên người Afghanistan làm việc cho quân đội Hoa Kỳ và hiện đang đối diện sự khủng bố bởi Taliban, khi nhóm này giành lấy sự kiểm soát nhiều vùng rộng lớn hơn của đất nước này.
Tổng Thống Joe Biden đã công bố các trừng phạt mới hôm Thứ Năm, 22 tháng 7 năm 2021, nhắm vào viên chức đứng đầu quân sự Cuba và một đơn vị của bộ máy an ninh nhà nước đàn áp của chính quyền, mà ông nói là chịu trách nhiệm cho việc đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình lịch sử khắp đảo quốc trong tháng này, theo bản tin của báo USA Today hôm Thứ Năm.
Như nhiều vùng trên thế giới đang chứng kiến sự tàn phá do hạn hán và các đợt nóng kinh hoàng vì biến đổi khí hậu, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, có dân số hơn 100 triệu người, đã và đang trải qua những trận mưa như trút nước và lũ lụt, theo bản tin của Buzz Feed News tường thuật hôm Thứ Tư, 21 tháng 7 năm 2021.
Thống đốc Laschet đã nói về một "thảm họa lũ lụt có tỷ lệ lịch sử". Đồng nghiệp của ông từ Rheinland-Pfalz, Malu Dreyer (SPD), gọi tình hình “vẫn còn cực kỳ căng thẳng ở tiểu bang của chúng tôi”. Tại Trier, Bà Dreyer nói thêm: "Sự đau khổ cũng chưa kết thúc." Tại một cuộc họp video với Laschet, bà Merkel đã hứa sẽ hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn từ chính phủ liên bang cho những người bị ảnh hưởng.
Ít nhất 70 người đã thiệt mạng tại Đức và Bỉ sau một trận mưa lớn kỷ lục làm các con sông vỡ bờ, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Năm, 15 tháng 7 năm 2021. Hầu hết các nạn nhân là tại Đức, nhưng ít nhất 11 người đã chết tại Bỉ, với nhiều người hơn được báo cáo đang mất tích.
Hoa Kỳ và Đức sẽ đứng chung để chống lại sự bành trướng của Nga, theo Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu khi ông chào đón Thủ Tướng Đức Angela Merkel sắp ra đi tới thăm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hôm Thứ Năm, 15 tháng 7 năm 2021 qua tường thuật của BBC tiếng Anh hôm Thứ Năm. Ông Biden nói rằng ông đã nêu quan ngại với Bà Merkel về đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức, nhưng họ đã đồng ý Moscow không thể được phép sử dụng năng lượng như một vũ khí. Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng 2 đồng minh cũng chống lại các hành động phản dân chủ của Trung Quốc.
Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush hôm Thứ Tư, 14 tháng 7 năm 2021, đã đưa ra lời chỉ trích mới nhất về việc rút quân đội Mỹ và NATO ra khỏi Afghanistan, khi chính phủ được Hoa Kỳ hậu thuẫn tại Kabul có vẻ ngày càng tê liệt và các tay súng Taliban tiếp tục nhanh chóng chiếm đất giành dân, theo báo Politico tường thuật hôm Thứ Tư. Được hỏi có phải việc rút quân là một sai lầm, Bush nói với đài truyền hình Đức Deutsche Welle trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi nghĩ đúng vậy, vâng. Bởi vì tôi nghĩ các hậu quả sẽ là xấu và buồn không thể tin được.”
Lịch sử dường như đang tái diễn tại Afghanistan, sau 46 năm Miền Nam thất trận và Mỹ di tản hàng ngàn người Việt làm việc cho Mỹ tại VN ra đi vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, qua việc chính phủ Biden hôm Thứ Tư, 14 tháng 7 năm 2021, nói rằng họ đã chuẩn bị để bắt đầu các chuyến bay di tản những thông dịch viên người Afghanistan là những người đã giúp nỗ lực quân sự Hoa Kỳ trong cuộc chiến gần 20 năm – nhưng những đích đến của họ vẫn chưa biết và có nhiều câu hỏi về cách bảo đảm sự an toàn của họ cho đến khi họ có thể lên máy bay, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Tư.
“Có lúc, một trong những nghi can trong vụ ám sát Tổng Thống Haiti Jovenel Moise là một nguồn tin bí mật cho DEA,” theo DEA cho biết trong tuyên bố. “Sau vụ ám sát Tổng Thống Moise, nghi can đã liên lạc với người liên lạc của ông ấy tại DEA. Một viên chức DEA được giao nhiệm vụ tại Haiti đã thúc giục nghi can ra đầu thú với chính quyền địa phương và, cùng với một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã cung cấp thông tin cho chính quyền Haiti đã hỗ trợ việc ra đầu thú và bắt giữ nghi can và một người khác,” theo DEA cho biết.
Nhiều người được báo cáo đã tự chụp hình gần một pháo đài lịch sử tại miền bắc Ấn Độ nằm trong số 76 người đã bị giết chết bởi sét đánh trong giai đoạn sớm của mùa gió mùa hàng năm, theo các viên chức cho biết hôm Thứ Hai, 12 tháng 7 năm 2021 qua tường thuật của Đài CBS News hôm Thứ Hai. Các vụ sét đánh chết người là thường xảy ra tại quốc gia Châu Á rộng lớn này từ tháng 6 tới tháng 9, mang tới sự nghỉ ngơi từ mùa hè nóng dữ khắp bình nguyên miền bắc Ấn Độ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.