Hôm nay,  

Hàng Tq Vào Nhật Quá Rẻ, Nông Dân Bỏ Lụa, Trồng Trà

9/13/200200:00:00(View: 4384)
FUKUE, Nhật (Reuters) - Vải lụa và cá Trung Quốc đổ vào Nhật quá rẻ, và rồi nông dân Nhật cũng phải tính chuyện đổi nghề.
Ông Toshio Irie nhớ là các bạn ông cười phá lên hồi 5 năm trước, khi ông nói là muốn trồng cây trà thay vì sợi làm vải lụa, một nghề truyền thống gia đình đang bị lụa Hoa Lục đổ vào giá rẻ.
Bây giờ thì các bạn ông ở Fukue, 1 đảo xa thuộc tỉnh Nagasaki phía Nam Nhật Bản, đều tin rằng ông đã quyết định đúng.
Chuyện của ông Irie trồng trà trở thành gương mẫu trong Nhật Bản hiện nay, nơi hầu hết nông dân thua trận vì hàng nhập cảng từ Á Châu quá rẻ và phải xin chính phủ bao cấp, hay là đành chịu lấy lời thập thấp.
Đảo Fukue cũng thế, thấy hàng loạt hàng Trung Quốc giá rẻ đổ vào, như cá vả tơ lụa - cả hai mặt hàng chính yếu của 47,000 cư dân đảo này 1 thập niên trước.
Irie lúc đó nhớ là có người thân nói là có ai từng trồng trà ở Fukue trước khi bỏ trà quay sang trồng tơ sợi vì lúc đó nghề lụa có giá.

Thế là Irie đầu tư hơn 300 triệu yen (2.53 triệu đô la) vào nghề trồng trà trong 5 năm qua. Năm ngoái, ông bán khoảng 28 triệu yen về trà, và dự kiến gấp đôi hay gấp ba vào năm tới.
Cây trà cần vài năm mới lớn đủ để có lá trà uống được, và cây trà của Irie đã tiốn 3 năm mới gặt hái tốt. Ngay ngụm đầu tiên đã cho thấy trà của Irie đấu nổi với danh trà ở Shizuoka, nơi trồng trà nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Irie bây giờ nói là không đủ cung cấp cho nhu cầu, vì kích thước trại ông quá nhỏ. Ông hiện có 50 mẫu trà, và tính mở tới 1,000 mẫu trong thập niênt ới.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có nhiều thủ đoạn. Hiện 15% trà bán mang nhãn hiệu Nhật thực sự là trồng ở Trung Quốc. Nhiều sợi được trộn vào trà Nhật và dán nhãn hiệu như thể trồng ở Nhật.
Chính phủ Nhật dự tính đưa ra luật nhãn hiệu gắt gao hơn, đòi nơi bác trà phải ghi xuất xứ nơi trồng.
Nhưng Irie nói là đứng về đường dài, Nhật cần xây dựng nhãn hiệu xịn, xiết luật nhãn hiệu gắt, và cả phá giá nữa mới sống nổi với hàng Tàu quá rẻ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Anh, Pháp và Đức đang lập kế hoạch để đưa ra các trừng phạt nhắm vào Nga, sau khi tổ chức theo dõi vũ khí hóa học quốc tế khẳng định rằng lãnh tụ đối lập Nga Alexey Navalny đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
Nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny đã chỉ định cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schroeder (SPD) là "cậu bé sai vặt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Navalny nói với tờ báo "Bild" rằng rất "thất vọng" khi cựu Thủ tướng đã tuyên bố rằng không có dữ kiện đáng tin cậy nào về vụ mưu sát bằng chất độc nhằm vào ông.
Áp lực lên bộ máy của người cai trị Lukashenko ở Belarus ngày càng lớn. Sau các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, hơn 100.000 người biểu tình phản đối "chế độ". Minsk hiện cũng đang cố gắng bóp nghẹt báo cáo quốc tế.
Thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan, Ganja, đã bị pháo kích bởi các lực lượng Armenia, khi cuộc đụng độ dữ dội tiếp tục qua vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh, theo bản tin của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 4 tháng 10 năm 2020 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự nhấn mạnh rằng những ngày sắp tới có khả năng mang tính quyết định đối với quá trình lây nhiễm coronavirus của ông.
Lực lượng Ba Lan bắt giữ một người Đức mà nhà chức trách xếp vào loại "phần tử cực đoan nguy hiểm". Người này được cho là có quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu ở Đức. Các nhà điều tra tịch thu chất nổ, ngòi nổ và đạn dược trong lúc hoạt động.
Giải thưởng, có tên gọi chính thức là Giải thưởng 'Right Livelihood Award', năm nay được trao cho luật sư nhân quyền Nasrin Sotudeh, người đang bị giam giữ ở Iran cũng như nhà hoạt động dân chủ Belarus, Ales Beljazki (Bjaljazki) và trung tâm nhân quyền Wesna mà ông thành lập.
Trung Quốc bắt đầu 5 cuộc tập trận cùng lúc dọc theo các vùng khác nhau của bờ biển hôm Thứ Hai, 28 tháng 9 năm 2020, là lần thứ hai trong 2 tháng mà họ có nhiều cuộc tập trận đồng thời như thế chống lại bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Hai.
Một vụ thảm sát tập thể tại một quán bar Mexico đã làm 11 người chết hôm Chủ Nhật, 27 tháng 9 năm 2020, theo Reuters cho biết.
Tại quê hương Belarus, Svetlana Alexijewitsch phản đối nguyên thủ quốc gia Lukashenko. Nhưng người đoạt giải Nobel văn học vì lo ngại cho sự an toàn của bà ấy do tình hình bất ổn, bà ta quyết định rời khỏi đất nước. Bây giờ, người đàn bà 72 tuổi đang ở Berlin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.