Hôm nay,  

Milosevic Bị Tố Tội Đưa Dân Hoa Lục Nhập Lậu Anh

10/18/200000:00:00(View: 4939)
LONDON (KL) - Theo tin của Alfred Lee tại London, nhà lãnh tụ vừa bị lật đổ và cảnh sát mật của ông ta đã điều khiển di dân lậu người Trung quốc đi qua Nam Tư để vào các quốc gia Âu châu và Anh quốc, theo như các giới chức di trú của Anh cho biết.

Anh quốc đã thu thập được bằng chứng hấp dẫn là Tổng thống Slobodan Milosevic bị lật của Nam Tư, cùng với cảnh sát mật và các sĩ quan quân đội làm quân sư cho ổ nhập lậu người.
Đồng bọn đã điều khiển các dân bôn tẩu khỏi Trung quốc qua ngả Nam Tư để vào các quốc gia như : Đức quốc, Ý Đại Lợi, Y Pha Nho, Bồ Đào Nha và Anh quốc.

Những di dân nhập cảnh lậu này được bọn xà thủ trả tới 38.850 Mỹ kim cho một đầu người để cấp chiếu khán làm việc tại Nam Tư. Bọn sà thủ này đã làm việc cho Milosevic và các tay chân của ông này. Mỗi lần tổ chức nhập cư lậu thành công và được chi trả, bọn sà thù đã đưa lại cho nhà tổng thống bị thất sủng này và đồng bọn của ông 50%.

Những người bôn tẩu Trung quốc đều lên máy bay tại Bắc Kinh bằng chiếc phi cơ DC-10 của Hàng không Nam Tư vào mỗi ngày thứ hai và mỗi ngày thứ sáu trong tuần. Phần lớn những người bôn tẩu là đàn ông, lứa tuổi trạc 20, nhưng cũng có các thanh nữ và thiếu nhi chưa tới tuổi vị thành niên.

Dân Nam Tư gọi lóng những người bôn tẩu này là những 'con vịt', các con vịt này được cho xuống khỏi máy bay và đưa thẳng tới những cao ốc nằm trên đại lộ Jurija Gagarina nằm trong vùng thủ đô Belgrade, một trung tâm phố Tầu mới mọc lên. Cứ 35 mạng bôn tẩu được nhận vào ở trong một căn trệt thiết kế vừa đủ để cho năm người ở.

Vào thời gian Milosevic còn quyền, các người bôn tẩu này chỉ ở lại Belgrade chừng vài tuần, trong khi bọn sà thủ sắp xếp phân tán họ vào những xe vận tải chạy qua vùng núi băng ngang những biên giới thiếu kiểm soát của Nam Tư. Các người bôn tẩu của Trung quốc này được gửi đi đủ các quốc gia Âu châu, nhưng hầu hết đều nhắm vào Anh quốc để xin tỵ nạn chính trị hay lẩn vào nằm trong cộng đồng.

Công chuyện đã bị đổ bể khi 58 di dân lậu Trung quốc tìm thấy bị chết ngạt đằng sau một chiếc xe có máy đông lạnh dùng để chuyên chở thực phẩm sau khi xe này đã tới cửa khẩu Dover hồi tháng sáu. Cacù giới chức Anh quốc đã cho báo Straits Times được biết, tình báoAnh đã phát hiện có ít nhất 25 ngàn người Hoa bôn tẩu hiện còn ở tại Belgrade, những người này đang tìm cách thoát ra để tới Anh quốc và các quốc gia khác tại Âu châu.

Những người này đang sống trong khu vực lấy tên là Tiểu Phúc Kiến, tên tỉnh mà những người Hoa bôn tẩu đã từ đó ra đi. Để kiếm tiền trong khi chờ đợi thoát ra khỏi Nam Tư, có khoảng chục người Hoa này đã mở một quầy hàng nhỏ tại một khu thương xá ngày xưa đã bị bãi bỏ, khu này thường gọi là khu phố số 70 (Block 70) nằm trong thủ đô Belgrade. Những người Hoa này hiện đang bầy bán quần áo và những hàng mạo hoá mang nhãn của các công ty Tây phương cho dân chúng địa phương.

Chính quyền Anh quốc đã yêu cầu tân tổng thống Vijislav Kostunica của Nam Tư trong tuần vừa qua để ngưng ngay luồng di dân bất hợp pháp đi qua ngả Belgrade. Các nhà cầm đầu khác và Ý đã liên kết với Thủ tuớng Tony Blair của Anh quốc để mở cuộc đàm phán này với Tổng thống Kostunica ở Biarritz tại Pháp.

Chuyến công du đầu tiên ra khỏi thủ đô Belgrade, tân tổng thống của Nam Tư đã tuyên bố ngày thứ bẩy, công tác ưu tiên của ông là tái thiết nền kinh tế Nam Tư đã bị sệ. "Quốc gia này quá tệ" sau tám năm bị quốc tế trừng phạt, tham nhũng còn đẻ thêm ra nhiều tệ trạng, theo như tân tổng thống cho biết.

Trong cuộc họp thượng đỉnh không chính thức, 15 nhà nhà cầm đầu của các quốc gia Âu châu đã đồng ý trợ cấp gấp cho Nam Tư một ngân khoản 118 triệu bảng Anh cho mùa đông này. Số tiền này được chi trả vào tiền thuốc men, tiền dầu cho lò sưởi, tiền cấp cho trường học, tiền thực phẩm và quần áo dùng cho mùa đông. Số tiền viện trợ này được cấp vô điều kiện.

Nhưng Anh quốc và các quốc gia khác sẽ cho biết rõ số tiền viện trợ trong tương lai, số tiền viện trợ này tùy thuộc vào Kostunica làm thế nào bít được nạn người Hoa bôn tẩu. Thêm vào đó, các nhà cầm đầu của các quốc gia Âu châu muốn nhà tân tổng thống phải cam kết đại quân di dân bất hợp pháp hiện đang ở tại Belgrade được ngưng ngay, không được mở các cuộc hành trình vào các quốc gia khác tại Âu châu.

Nếu tân tổng thống cam kết chắc chắn để chặn luồng người Hoa bôn tẩu, các nhà cầm quyền Âu châu đương nhiên sẽ miễn cưỡng chấp nhận để tân tổng thống có quyền từ chối không giao Milosevic cho toà án hình tội quốc tế tại The Hague.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "thảm kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6. Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư. “Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.
Việc Trung Cộng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6.
Hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5, Tổng Thống Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công dữ dội vào Bắc Kinh, nêu ra những hành vi sai trái từ gián điệp đến vi phạm các quyền tự do của Hồng Kông, và tuyên bố một loạt các biện pháp trả đũa sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào khủng hoảng sâu hơn, theo CNN cho biết. "Họ đã xé toạc Hoa Kỳ như chưa có ai từng làm trước đây," theo ông Trump nói về Trung Quốc, khi ông tuyên bố cách Bắc Kinh đã "đột kích các nhà máy của chúng ta" và "rút ruột" ngành công nghiệp Mỹ, chọn Bắc Kinh như một lá cờ trung tâm chạy đua trong những tháng còn lại của chiến dịch tái tranh cử của ông.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5 năm 2020 tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) – một hành động bất ngờ có thể phá hoại việc đối phó vi khuẩn corona trên toàn cầu và làm cho tổ chức này thêm khó khăn để dập tắt những mối đe dọa bệnh tật khác. Trump đã chỉ trích cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này vì thất bại trong việc lên tiếng cảnh báo nhanh chóng khi vi khuẩn corona đã trỗi dậy và cáo buộc tổ chức này đã giúp TQ che đậy mối đe dọa mà nó bày ra. “Vô số sinh mạng đã bị lấy đi và khó khăn kinh tế sâu rộng đã bị gây ra cho toàn cầu,” theo ông Trump cho biết trong một thông báo từ Bạch Ốc.
Một lần nữa Hải Quân Hoa Kỳ đã thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông hôm Thứ Năm, 28 tháng 5 năm 2020, khi chiếc khu trục hạm phi đạn dẫn đường loại Arleigh Burke là USS Mustin đã vào gần Quần Đảo Hoàng Sa, theo bản tin CNN cho biết. Hải Quân Hoa Kỳ đã 2 lần đưa tàu chiến vào Hoàng Sa và Trường Sa trong tháng trước để thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông và thực hiện một hoạt động tương tự gần Hoàng Sa trong tháng 3.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt ít nhất 300 người trong các cuộc biểu tình cả ngày và nhiều vụ đụng độ khắp thành phố, khi nhiều cư dân xuống đường biểu tình chống dự luật gây tranh cãi nhằm đưa lãnh thổ này vào tròng kiểm soát của Bắc Kinh thêm nữa, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm 27 tháng 5 năm 2020. Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông khi nhiều người hô to các khẩu hiệu. Nhiều cảnh sát đã chận và truy tìm các cư dân, gồm nhiều học sinh, và bao vây những người biểu tình bị nghi ngờ, buộc họ phải ngồi xuống thành hàng trên mặt đất.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay, xịt ớt và vòi rồng khi nhiều ngàn người biểu tình chống dự luật an ninh được đề xuất nhằm siết chặt sự kềm kẹp của Bắc Kinh lên lãnh thổ bán tự trị. Những người biểu tình tụ tập đông đảo tại nhiều quận buôn bán đông đúc nhất của Hồng Kông vào trưa xế Chủ Nhật, 24 tháng 5 năm 2020, chỉ vài ngày sau khi quốc hội TQ bắt đầu làm việc về các luật chống nổi loạn và an ninh, đã đưa tới sự chống đối từ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Cuộc biểu tình không được phép và trong sự thách thức của luật giữ khoảng cách xã hội.
Thời hạn sắp hết đối với hiệp ước kiểm soát vũ khí mà, nếu để cho nó hết hạn, thì thế giới sẽ không còn các hạn chế hợp pháp đối với vũ khí nguyên tử Mỹ và Nga lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ. Nếu TT Trump không gia hạn Hiệp Ước Giảm Trừ Vũ Khí Chiến Lược Mới (New START) -- chỉ giữ thỏa ước kiểm soát vũ khí Mỹ-Nga – hay tiếp tục thương lượng một hiệp ước thay thế, thì nó sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 2 năm tới. Đó là chỉ 16 ngày sau khi TT Trump bắt đầu nhiệm kỳ 2 hay người kế vị ông tuyên thệ nhậm chức.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc qua tuyên bố bởi quốc hội bù nhìn rằng một dự luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông sẽ được lên chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới, một động thái có vẻ sẽ đổ thêm dầu vào sự giận dữ và các cuộc biểu tình chống đối tại thành phố bán tự trị này, theo CNN tường trình cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.