Hôm nay,  

Á Châu Lo Sợ Đụng Độ Giữa Mỹ Và Hoa Lục

4/5/200100:00:00(View: 4401)
TOKYO (AP) - Hòa hội giữa Nam và Bắc Hàn. Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á. Hàng tỷ đô-la kinh doanh quốc tế và tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa.

Chính phủ Mỹ của Tổng Thống Bush đã cảnh cáo thế đối đầu về vụ phi cơ do thám Mỹ có thể gây hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, các nước Á châu đã tính trước cái giá họ phải trả nếu sự căng thẳng leo thang. Nhiều nước hô hào Washington và Bắc Kinh nên giải quyết vụ này mau lẹ trước khi xung đột vuợt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori nói: “Chúng tôi không muốn có sự leo thang. Chúng tôi rất mong vụ này sẽ được giải quyết một cách thích hợp và...có thể chấp nhận được”.

Căng thẳng đã leo lên một nấc khi Tổng Thống Bush cảnh cáo Trung Quốc chớ gây hai đến quan hệ hai nước. Sáng thứ tư 4-4 Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức đòi Mỹ xin lỗi.

Chính quyền các nước trong khu vực đang theo dõi thế đôi co này. Họ có lý do: Á châu vốn là nơi có một loạt khá dài về tranh chấp lãnh thổ, những cuộc thương lượng có tầm quan trọng cao và là một mảng lớn của nền kinh tế thế giới.

Một sự đổ vỡ nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ làm lung lay vấn đề quan hệ rất tế nhị với Đài Loan, nơi Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh tiền tiêu của Hoa lục. Với tư cách là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc cũng giữ vai trò then chốt trong cuộc vận động khuyến dụ Bình Nhưỡng từ bỏ thế cô lập kéo dài từ 50 năm qua.

Vùng Nam Hải, nơi chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc đụng vào nhau, là nơi có nhiều vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và từ hơn 10 năm nay các công ty lớn của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã bành trướng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo lắng, mong sớm giải quyết vụ đôi co. Nhật Bản có gần 50,000 quân Mỹ đóng trên lãnh thổ và sự tiếp tế xăng dầu cho Nhật Bản tùy thuộc ở những tuyến đường hàng hải băng qua Nam Hải.

Tại Thái Lan, nhật báo The Nation báo động trong bài Xã luận rằng an ninh trong khu vực sẽ lâm nguy nếu khủng hoảng kéo dài. Báo viết hôm thứ tư 4-4: “Các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Thái Lan, sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc nếu thế đôi co kéo dài”.

Nhưng các giới chức và các nhà phân tích trong khu vực ngày 4-4 nói vụ đôi co chưa gây chấn động - và có lẽ sẽ không có chấn động nếu không có sự leo thang căng thẳng lớn lao. Có lẽ thước đo căng thẳng chính xác nhất là tình hình quân sự ở eo biển Đài Loan. Trong quá khứ, mỗi lần có căng thẳng là chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện những phi xuất hăm dọa, vượt qua lằn biên “trung độ” tưởng tượng trên biển giữa Hoa Lục và Đài Loan. Nhưng cho đến thứ tư, tình hình có vẻ yên lặng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không có vận động quân sự bất thường nào của Hoa Lục từ lúc xẩy ra vụ phi cơ do thám Mỹ phải hạ xuống Hải Nam.

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta thấy rõ hơn sự rắc rối. Nhiều nước Á châu mong có tiến bộ mau lẹ trong tiến trình hòa giải giữa Công sản Bắc Hàn và Tư bản Nam Hàn, nay họ thấy cự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ làm cho tiến trình đó khó khăn thêm. Kim Sung-han, một nhà nghiên cứu của Viện Đối Ngoại và An ninh tại Seoul nói vụ đôi co có thể làm hư kế hoạch của Seoul về cuộc hòa đàm bốn chiều giữa Nam và Bắc Hàn, Trung Quốc và Mỹ. Kim nói: “Nếu tình hình Mỹ-Trung tồi tệ thêm, ngay cả việc xây dựng lại đường dây liên lạc để thảo luận hòa bình cũng khó”.

Trong khi đó giới kinh doanh Á châu đang phập phồng theo dõi các chỉ số chứng khoán để tiên liệu những chao đảo có thể xẩy ra theo tình thế. Vụ chứng khoán thụt dốc ở New York hôm thứ ba bị coi như một phần là do vụ phi cơ thám sát Mỹ. Bởi vậy sáng thứ tư chưa biết chứng khoán Á châu bị ảnh hưởng vì thị trường New York hay vì thế căng thẳng Mỹ-Trung.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020 để đòi hỏi cải tổ chính trị. Những người biểu tình muốn sửa đổi hiến pháp và cũng kêu gọi cải tổ chế độ quân chủ -- một chủ đề nhạy cảm tại Thái Lan.
Hàng không mẫu hạm Hải Quân Hoa Kỳ tập trận trên Biển Đông hôm Thứ Sáu, 14 tháng 8 năm 2020, theo Hải Quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo, theo báo aljazeera.com tường trình.
Hàng chục ngàn công nhân hãng xưởng, phụ nữ cầm hoa trắng và bong bóng và giới trẻ biểu tình tràn ngập các đường phố của các thành phố khắp Belarus, gồm thủ đô Minsk, qua ngày thứ năm liên tục tính tới Thứ Sáu, 14 tháng 8 năm 2020, theo bản tin của NBC News cho biết.
Thị trưởng Michael Mueller (SPD) với nhà xuất bản Friede Springer tại đài tưởng niệm Peter Fechter ở Zimmerstrasse. Ở đó, nhiều người đã tưởng niệm việc xây dựng Bức tường Berlin cách đây 59 năm. Xếp SED Walter Ulbricht đã đi vào lịch sử với tư cách là “người xây tường”. Dưới sự lãnh đạo của Ulbricht, bức tường thành ngăn cách được dựng lên từ ngày 13 tháng 8 năm 1961. Lịch sử và Nạn nhân không nên rơi vào quên lãng.
Nam Hàn đã xác nhận kế hoạch bắt đầu xây dựng hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vào năm tới giữa lúc các căng thẳng lên cao trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và TQ và vấn nạn về tham vọng nguyên tử của Bắc Hàn vẫn chưa được giải quyết.
Tổng Thống Trump hôm Thứ Năm, 13 tháng 8 năm 2020 tuyên bố điều mà ông gọi là một “Thỏa Thuận Hòa Bình Lịch Sử” giữa Do Thái và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nói rằng họ đã đồng ý “bình thường hóa toàn diện các quan hệ,” theo bản tin Fox News cho biết.
Hồng Kông đã đình chỉ các thỏa thuận dẫn độ với Đức và Pháp. Chính quyền Hồng Kông hôm thứ Tư thông báo rằng hai nước đã "chính trị hóa hợp tác pháp lý" và do đó làm hỏng cơ sở hợp tác trong lĩnh vực này. Vì luật an ninh gây tranh cãi đối với Đặc khu hành chính China, hai quốc gia EU Đức và Pháp trước đó đã hoãn lại các thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông.
Chính quyền bị bao vây của Lebanon đã từ chức, một tuần sau vụ nổ long trời lở đất phá hủy hải cảng Beirut, với thủ tướng, Hassan Diab, cho rằng tai họa là kết quả của tham nhũng đặc hữu, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Hai, 10 tháng 8 năm 2020.
Hôm Thứ Hai, 10 tháng 8 năm 2020 TQ đã đưa ra các trừng phạt đối với 11 người Mỹ, gồm các nhà lập pháp Hoa Kỳ, vì “hành xử xấu đối với các vấn đề liên quan Hong Kong,” theo CNN cho biết.
Quyết định không phải là một quyết định dễ dàng đối với các nhà lãnh đạo SPD. Tuy nhiên bây giờ nó đến sớm một cách đáng ngạc nhiên: một đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), người có lúc đã bị xóa sổ, trở thành ứng cử viên cho chức Thủ tướng Đức của đảng SPD.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.