Hôm nay,  

Á Châu Lo Sợ Đụng Độ Giữa Mỹ Và Hoa Lục

05/04/200100:00:00(Xem: 4392)
TOKYO (AP) - Hòa hội giữa Nam và Bắc Hàn. Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á. Hàng tỷ đô-la kinh doanh quốc tế và tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa.

Chính phủ Mỹ của Tổng Thống Bush đã cảnh cáo thế đối đầu về vụ phi cơ do thám Mỹ có thể gây hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, các nước Á châu đã tính trước cái giá họ phải trả nếu sự căng thẳng leo thang. Nhiều nước hô hào Washington và Bắc Kinh nên giải quyết vụ này mau lẹ trước khi xung đột vuợt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori nói: “Chúng tôi không muốn có sự leo thang. Chúng tôi rất mong vụ này sẽ được giải quyết một cách thích hợp và...có thể chấp nhận được”.

Căng thẳng đã leo lên một nấc khi Tổng Thống Bush cảnh cáo Trung Quốc chớ gây hai đến quan hệ hai nước. Sáng thứ tư 4-4 Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức đòi Mỹ xin lỗi.

Chính quyền các nước trong khu vực đang theo dõi thế đôi co này. Họ có lý do: Á châu vốn là nơi có một loạt khá dài về tranh chấp lãnh thổ, những cuộc thương lượng có tầm quan trọng cao và là một mảng lớn của nền kinh tế thế giới.

Một sự đổ vỡ nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ làm lung lay vấn đề quan hệ rất tế nhị với Đài Loan, nơi Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh tiền tiêu của Hoa lục. Với tư cách là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc cũng giữ vai trò then chốt trong cuộc vận động khuyến dụ Bình Nhưỡng từ bỏ thế cô lập kéo dài từ 50 năm qua.

Vùng Nam Hải, nơi chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc đụng vào nhau, là nơi có nhiều vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và từ hơn 10 năm nay các công ty lớn của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã bành trướng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo lắng, mong sớm giải quyết vụ đôi co. Nhật Bản có gần 50,000 quân Mỹ đóng trên lãnh thổ và sự tiếp tế xăng dầu cho Nhật Bản tùy thuộc ở những tuyến đường hàng hải băng qua Nam Hải.

Tại Thái Lan, nhật báo The Nation báo động trong bài Xã luận rằng an ninh trong khu vực sẽ lâm nguy nếu khủng hoảng kéo dài. Báo viết hôm thứ tư 4-4: “Các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Thái Lan, sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc nếu thế đôi co kéo dài”.

Nhưng các giới chức và các nhà phân tích trong khu vực ngày 4-4 nói vụ đôi co chưa gây chấn động - và có lẽ sẽ không có chấn động nếu không có sự leo thang căng thẳng lớn lao. Có lẽ thước đo căng thẳng chính xác nhất là tình hình quân sự ở eo biển Đài Loan. Trong quá khứ, mỗi lần có căng thẳng là chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện những phi xuất hăm dọa, vượt qua lằn biên “trung độ” tưởng tượng trên biển giữa Hoa Lục và Đài Loan. Nhưng cho đến thứ tư, tình hình có vẻ yên lặng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không có vận động quân sự bất thường nào của Hoa Lục từ lúc xẩy ra vụ phi cơ do thám Mỹ phải hạ xuống Hải Nam.

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta thấy rõ hơn sự rắc rối. Nhiều nước Á châu mong có tiến bộ mau lẹ trong tiến trình hòa giải giữa Công sản Bắc Hàn và Tư bản Nam Hàn, nay họ thấy cự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ làm cho tiến trình đó khó khăn thêm. Kim Sung-han, một nhà nghiên cứu của Viện Đối Ngoại và An ninh tại Seoul nói vụ đôi co có thể làm hư kế hoạch của Seoul về cuộc hòa đàm bốn chiều giữa Nam và Bắc Hàn, Trung Quốc và Mỹ. Kim nói: “Nếu tình hình Mỹ-Trung tồi tệ thêm, ngay cả việc xây dựng lại đường dây liên lạc để thảo luận hòa bình cũng khó”.

Trong khi đó giới kinh doanh Á châu đang phập phồng theo dõi các chỉ số chứng khoán để tiên liệu những chao đảo có thể xẩy ra theo tình thế. Vụ chứng khoán thụt dốc ở New York hôm thứ ba bị coi như một phần là do vụ phi cơ thám sát Mỹ. Bởi vậy sáng thứ tư chưa biết chứng khoán Á châu bị ảnh hưởng vì thị trường New York hay vì thế căng thẳng Mỹ-Trung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại đại hội đảng CDU, Thống đốc Armin Laschet của tiểu bang Nordrhein-Westfalen (North Rhine-Westphalia) đã thắng thế trước các đối thủ và kế nhiệm bà Annegret Kramp-Karrenbauer. Chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về những phản ứng đầu tiên trên mạng xã hội.
Chính phủ Trump hôm Thứ Hai, 11 tháng 1 năm 2021, đã tái chỉ định Cuba như là “nhà nước bảo trợ của khủng bố,” áp đặt thêm các trừng phạt mới mà có thể làm què quặt cam kết của Tổng Thống đắc cử Joe Biden để làm mới lại mối quan hệ với đảo quốc cộng sản, theo bản tin AP cho biết hôm Thứ Hai.
“Rõ ràng là Luật An Ninh Quốc Gia đang được sử dụng để loại bỏ giới bất đồng chính kiến và các quan điểm chính trị đối lập,” theo tuyên bố chung đọc được từ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mikie Pompeo, Ngoại Trưởng Úc Marise Payne, Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab, và Ngoại Trưởng Canada Francois-Philippe Champagne. “Chúng tôi kêu gọi các viên chức Hong Kong và Trung Quốc hãy tôn trọng các quyền được luật pháp bảo vệ và sự tự do của người dân Hong Kong không phải sợ hãi bị bắt và bị bỏ tù.”
Thủ Tướng Nicola Sturgeon nói rằng tổng thống Hoa Kỳ sẽ không được phép thăm viếng đất nước Tô Cách Lan, nơi ông đã làm chủ một sân golf từ năm 2004, bởi vì các hạn chế cấm đi lại không quan trọng vì Covid-19.
Vào lúc 0 giờ, Anh, Iceland và Iceland đã rung chuông đón mừng năm 2021. Đối với Anh Quốc, đây là ngày đầu tiên ra khỏi Liên Âu theo sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016. Trong thông điệp Năm Mới gửi qua video, Thủ Tướng Anh Boris Johnson gọi sự ra đi của Anh Quốc khỏi Liên Âu là “một khoảnh khắc kỳ diệu đối với đất nước này.” Trong thông điệp video gửi tới quốc dân, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng, “Chung nhau, trong hài hòa… hãy cùng hướng tới tương lai… 2021 sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một bình minh mới của nước Pháp, của sự phục hưng Châu Âu. Chúng ta hãy duy trì sự thống nhất, trong đoàn kết, và vinh hạnh về lịch sử, những giá trị và văn hóa của Pháp – hãy tự tin vào tương lai.”
Ít nhất 22 người đã bị giết chết và hơn 50 người bị thương trong một cuộc tấn công tại phi trường ở thành phố Aden thuộc miền nam Yemen, theo các viên chức cho biết qua bản tin của BBC Tiếng Anh hôm Thứ Tư, 30 tháng 12 năm 2020. Có ít nhất một vụ nổ ngay sau khi một chiếc máy bay chở chính phủ mới thành lập của đất nước bị tàn phá vì chiến tranh từ lân bang Saudi Arabia tới.
Trung Quốc đã leo thang chiến dịch để kềm chế đế chế kỹ thuật rộng lớn được kiểm soát bởi Jack Ma, đồng sáng lập của Alibaba và là một trong những người giàu nhất của nước Tàu, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Hai, 28 tháng 12 năm 2020.
Khu Trục Hạm Mỹ USS John S. McCain đã thực hiện Tự Do Hàng Hải, hay FONOP, vào ngày Trước Lễ Giáng Sinh tại Biển Đông, theo bản tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Năm, 24 tháng 12 năm 2020.
Thỏa thuận mậu dịch hậu Brexit của Thủ Tướng Anh Boris Johnson là độc đáo ở chỗ nó khiến cho nhiều kinh doanh đối diện nhiều trở ngại để làm ăn buôn bán hơn là họ đã làm trong khi Anh Quốc còn là thành viên của Liên Âu, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm Thứ Năm, 24 tháng 12 năm 2020.
Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Lễ Vọng nhẹ nhàng vì đại dịch vi khuẩn corona hôm Thứ Năm, 24 tháng 12 năm 2020, và nói rằng con người nên cảm thấy có bổn phận để giúp những người cần giúp bởi vì chính Chúa Jesus đã được sinh ra là một người nghèo bơ vơ, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.