Hôm nay,  

Á Châu Lo Sợ Đụng Độ Giữa Mỹ Và Hoa Lục

4/5/200100:00:00(View: 4372)
TOKYO (AP) - Hòa hội giữa Nam và Bắc Hàn. Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á. Hàng tỷ đô-la kinh doanh quốc tế và tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa.

Chính phủ Mỹ của Tổng Thống Bush đã cảnh cáo thế đối đầu về vụ phi cơ do thám Mỹ có thể gây hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, các nước Á châu đã tính trước cái giá họ phải trả nếu sự căng thẳng leo thang. Nhiều nước hô hào Washington và Bắc Kinh nên giải quyết vụ này mau lẹ trước khi xung đột vuợt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori nói: “Chúng tôi không muốn có sự leo thang. Chúng tôi rất mong vụ này sẽ được giải quyết một cách thích hợp và...có thể chấp nhận được”.

Căng thẳng đã leo lên một nấc khi Tổng Thống Bush cảnh cáo Trung Quốc chớ gây hai đến quan hệ hai nước. Sáng thứ tư 4-4 Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức đòi Mỹ xin lỗi.

Chính quyền các nước trong khu vực đang theo dõi thế đôi co này. Họ có lý do: Á châu vốn là nơi có một loạt khá dài về tranh chấp lãnh thổ, những cuộc thương lượng có tầm quan trọng cao và là một mảng lớn của nền kinh tế thế giới.

Một sự đổ vỡ nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ làm lung lay vấn đề quan hệ rất tế nhị với Đài Loan, nơi Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh tiền tiêu của Hoa lục. Với tư cách là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc cũng giữ vai trò then chốt trong cuộc vận động khuyến dụ Bình Nhưỡng từ bỏ thế cô lập kéo dài từ 50 năm qua.

Vùng Nam Hải, nơi chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc đụng vào nhau, là nơi có nhiều vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và từ hơn 10 năm nay các công ty lớn của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã bành trướng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo lắng, mong sớm giải quyết vụ đôi co. Nhật Bản có gần 50,000 quân Mỹ đóng trên lãnh thổ và sự tiếp tế xăng dầu cho Nhật Bản tùy thuộc ở những tuyến đường hàng hải băng qua Nam Hải.

Tại Thái Lan, nhật báo The Nation báo động trong bài Xã luận rằng an ninh trong khu vực sẽ lâm nguy nếu khủng hoảng kéo dài. Báo viết hôm thứ tư 4-4: “Các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Thái Lan, sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc nếu thế đôi co kéo dài”.

Nhưng các giới chức và các nhà phân tích trong khu vực ngày 4-4 nói vụ đôi co chưa gây chấn động - và có lẽ sẽ không có chấn động nếu không có sự leo thang căng thẳng lớn lao. Có lẽ thước đo căng thẳng chính xác nhất là tình hình quân sự ở eo biển Đài Loan. Trong quá khứ, mỗi lần có căng thẳng là chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện những phi xuất hăm dọa, vượt qua lằn biên “trung độ” tưởng tượng trên biển giữa Hoa Lục và Đài Loan. Nhưng cho đến thứ tư, tình hình có vẻ yên lặng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không có vận động quân sự bất thường nào của Hoa Lục từ lúc xẩy ra vụ phi cơ do thám Mỹ phải hạ xuống Hải Nam.

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta thấy rõ hơn sự rắc rối. Nhiều nước Á châu mong có tiến bộ mau lẹ trong tiến trình hòa giải giữa Công sản Bắc Hàn và Tư bản Nam Hàn, nay họ thấy cự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ làm cho tiến trình đó khó khăn thêm. Kim Sung-han, một nhà nghiên cứu của Viện Đối Ngoại và An ninh tại Seoul nói vụ đôi co có thể làm hư kế hoạch của Seoul về cuộc hòa đàm bốn chiều giữa Nam và Bắc Hàn, Trung Quốc và Mỹ. Kim nói: “Nếu tình hình Mỹ-Trung tồi tệ thêm, ngay cả việc xây dựng lại đường dây liên lạc để thảo luận hòa bình cũng khó”.

Trong khi đó giới kinh doanh Á châu đang phập phồng theo dõi các chỉ số chứng khoán để tiên liệu những chao đảo có thể xẩy ra theo tình thế. Vụ chứng khoán thụt dốc ở New York hôm thứ ba bị coi như một phần là do vụ phi cơ thám sát Mỹ. Bởi vậy sáng thứ tư chưa biết chứng khoán Á châu bị ảnh hưởng vì thị trường New York hay vì thế căng thẳng Mỹ-Trung.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Barbora Krejcikova đã đánh bại Anastasia Pavlyuchenkova với tỉ số 6-1, 2-6, 6-4 để đoạt chức vô địch giải tennis French Open năm 2021 hôm Thứ Bảy, 12 tháng 6 năm 2021, theo CNN tường thuật hôm Thứ Bảy. Cầu thủ 25 tuổi, được xếp hạng ngoài top 100 của thế giới chỉ một năm trước, đã trở thành cây vợt Tiệp Khắc đầu tiên thắng giải lớn đơn nữ kể từ khi Petra Kvitova nâng cao chiếc cúp Wimbledon lần thứ hai của cô vào năm 2014.
Được hỏi cùng với Biden hôm Thứ Bảy rằng có phải Hoa Kỳ đã trở lại không, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã trả lời là đúng. Ngay cả vị khách đặc biệt trong bữa tiệc chiêu đãi tối Thứ Sáu – là Nữ Hoàng AnhElizabeth -- cũng nói đến sự rung cảm mới. Bà sau đó đã chụp hình chung và trò chuyện thân tình với Biden và đệ nhất phu nhân bên ngoài phòng tiệc, Hoàng Tử Charles và công nương Camila cũng có mặt.
Trong khi Biden tại Châu Âu nỗ lực để sửa lại các quan hệ với những đồng minh của Mỹ, thăm dò cho thấy rằng nhiều quốc gia trong khu vực này thích tổng thống đương nhiệm hơn cựu tổng thống. 75% người trả lời thăm dò bày tỏ niềm tin tưởng vào Biden, so với 17% đối với Trump hồi năm ngoái, theo thăm dò nói trên cho biết.
Theo một phúc trình mới từ Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) được phổ biến hôm Thứ Năm, 10 tháng 6 năm 2021, các hành động của chính quyền Trung Quốc chống lại người dân trong các nhóm thiểu số trong nước cấu thành tội trạng chống nhân loại, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Năm.
Khi FBI phát hiện một dịch vụ nhắn tin được mã hóa có trụ sở tại Canada vào năm 2018, các nhân viên của cơ quan này đã để ý đến những người sử dụng đang dời sang các mạng lưới khác, theo bản tin của Đài Truyền Hình KTLA5 tường thuật hôm Thứ Tư, 9 tháng 6 năm 2021. Thay vì theo dõi các đối thủ, các nhà điều tra đã quyết định một chiến thuật mới: tạo ra dịch vụ của chính họ.
Khoảng 200 triệu liều sẽ đưa ra trong năm 2021 và 300 triệu liều sẽ được phân phối vào nửa đầu của năm 2022. Cố vấn cao cấp của Biden về Covid, Jeff Zients, đã thương lượng hồi tháng trước, theo người thông thạo cho biết. Tất cả liều sẽ đi qua COVAX, sáng kiến thuốc chích ngừa quốc tế, và sẽ đưa tới 92 quốc gia nghèo, cùng với Liên Đoàn Phi Châu.
Joe Biden đã bắt đầu chuyến công du ngoại quốc đầu tiên trong tư cách tổng thống Hoa Kỳ, mà ông sẽ gặp các đối tác Châu Âu và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 9 tháng 6 năm 2021.
Trong một video đang lưu hành trên truyền thông xã hội, Ông Macron được nhìn thấy đã đi bộ tới hàng rào trong cuộc đến thăm Tain-l'Hermitage bên ngoài thành phố Valence. Một người đàn ông mặc áo thun xanh đã tát vào mặt Ông Macron trước khi các cảnh sát nhanh chóng nhảy vào. Trong khi đó Tổng thống đã được kéo ra.
Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) đã nới lỏng các khuyến nghị đi lại cho hơn 110 nước và lãnh thổ, gồm Nhật Bản trước Thế Vận Hội, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Ba, 8 tháng 6 năm 2021.
Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu nói rằng liên minh Do Thái mới thành lập đã sẵn sàng để bứng ghế thủ tướng của ông là kết quả của “sự gian lận bầu cử lớn nhất” trong lịch sử dân chủ, theo báo The Guardian tường thuật hôm Chủ Nhật, 6 tháng 6 năm 2021. Sự cáo buộc xả lán, tương tự giọng điệu được tuyên truyền về cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ bởi cựu đồng minh thân cận Donald Trump, đến trong lúc cơ quan an ninh Do Thái đã cảnh báo về một sự leo thang trong tranh luận bạo động trong nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.