Hôm nay,  

TQ Đòi Lập ASEAN+3: Khối Tiền Tệ Đông Á Đòi Mở Thị Trường Công Trái Cho Khối Đông Á

20/11/201200:00:00(Xem: 4753)
PHMOM PENH - Tại thượng đỉnh ASEAN sáng Thứ Hai, Thủ Tuớng Trung Quôc hô hào khuyến khích phát triển và mở rộng hợp tác trong vùng, nỗ lực làm việc vì sự tạo lập khối Đông Á.

Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đến Phnom Penh từ chiều chủ nhật để dự hàng loạt buổi họp với các nhà lãnh đạo đông Á, và chính thức viếng thăm vương quốc Cambodia. ASEAN đã góp sức giải quyết thành công khủng hoảng tài chính 1997 và ứng phó thích hợp với khủng hoảng toàn cầu hiện tại, hình thành nền tảng hợp tác căn bản, và đạt các thành tựu quan trọng về tài chính và an ninh luơng thực, theo đánh giá của ông.

Thủ Tuớng Ôn hô hào các nước củng cố khả năng ứng phó khủng hoảng và tăng tốc xem xét "sáng kiến đa phương Chieng Mai", là 1 thỏa thuận tiền tệ của ASEAN và 3 đối tác (gọi là nhóm 10+3), khuyến khích việc thành lập 1 Phòng nghiên cứu vĩ mô và chuẩn bị tổ chức thị trường công trái châu Á.

Ông hô hào các phe khuyến khích phát triển, và hưá hậu thuẫn các đàm phán về hoà nhập kinh tế, đầu tư và liên kết kỹ nghệ. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nói tới nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở liên quốc gia.

Trong nước, 1 bài viết của tân lãnh tụ Tập Cẩm Bình đề ngày 16-11 và phổ biến hôm Thứ Hai kêu gọi học tập và thực hành cuơng lĩnh tu chính của đảng CS - ông Tập mô tả văn kiện ấy là phản ảnh các thực nghiệm, các lý thuyết và các thành tựu lớn mang bản sắc Trung Hoa trong thời gian qua.

Theo lời ông, tu chính đuợc chấp nhận tại đại hội toàn quốc thứ 18 cho phép cương lĩnh của đảng CS bắt kịp thời đại.

Bài viết nhấn mạnh "Không việc gì có thể hoàn thành má thiếu các lẽ thường và chuẩn mực" và rằng "Cương lĩnh là những quy định tổng quát phải đuợc toàn đảng tuân thủ".

Ông Tập viết: đảng viên phải tin tưởng mạnh mẽ hơn vào chủ nghĩa xã hội với các bản sắc của Trung Hoa.

Bên lề hội nghị ASEAN, Miến Điện tìm kiếm đầu tư ngoại quốc - Thái Lan đã thỏa thuận với Miến Điện về việc thiết lập đặc khu kỹ nghệ Dawei.

Thủ Tướng Yingluck và TT Thein Sein đã ký văn kiện về dự án song phuơng gồm cảng nước sâu, khu chế xuất, cơ sở hạ tầng và nối kết giao thông vận tải giữa 2 nước.

Kinh phí của dự án Dawei ước luợng 50 tỉ MK với 5 tỉ MK dự chi trong giai đoạn đầu của xây dựng. Miến Điện cũng thảo luận với Nhật và Ấn Độ về tiềm năng đầu tư tại quốc gia khép kín nhiều thập niên qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng đỉnh được dự kiến sẽ mang lại tiến bộ về thuốc chích ngừa Covid-19, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật. Trong khi TQ đã không được nhắc tới trong các phát biểu công khai bởi 4 nhà lãnh đạo, Bắc Kinh rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. “Chúng tôi đứng chung ở đây, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn luôn thoát khỏi sự áp bức, nơi mà quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được dàn xếp một cách ôn hòa và tuân theo luật pháp quốc tế,” theo Thủ Tướng Úc Scott Morrison phát biểu khai mạc hội nghị.
Trung Quốc ngày càng bị sức ép từ các nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương chống đối về tham vọng xâm chiếm vùng Biển Đông để làm của riêng mà cụ thể gần nhất là việc hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng phản đối TQ tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cùng lúc Mỹ lại đưa nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021.
Sự rạn nứt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên giữa Hoa Kỳ và Pháp dường như đang được vá lại hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, sau khi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm hôm Thứ Tư để làm liền lạc mọi thứ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Trong nửa giờ điện đàm mà Bạch Ốc mô tả là “thân thiện,” 2 nhà lãnh đạo đã đổng ý gặp mặt vào tháng tới để thảo luận phương cách đi tới sau khi Pháp chống đối mạnh mẽ khi Hoa Kỳ, Úc và Anh tuyên bố hiệp ước quốc phòng mới Ấn Độ-Thái Bình Dương vào tuần rồi làm Pháp mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ đô la. Pháp cũng đồng ý sẽ gửi đại sứ của họ trở lại Washington.
Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9.
Giải thưởng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu y học cơ bản. Nhiều người trong số những người đoạt giải này sau đó đã nhận được giải Nobel Y học. Tuereci, người lớn lên ở Lastrup thuộc quận Cloppenburg và cộng sự của bà là Sahin đã làm việc để phát triển Vaccine chống ung thư từ những năm 1990, dựa vào mRNA, theo Hội đồng quản trị. Để áp dụng nghiên cứu của mình, họ đã thành lập công ty Biontech vào năm 2008 để có thể áp dụng cho nghiên cứu của mình. Karikó đã tham gia vào năm 2013.
Hoa Kỳ đã chở những người Haiti đã cắm trại tại một thị trấn biên giới Texas trở về lại quê nhà của họ hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021, và cố gắng chận những người khác vượt biên từ Mexico trong một cuộc biểu thị lực lượng lớn ra dấu hiệu của việc bắt đầu điều có thể là một cuộc trục xuất di dân hay những người đi tìm tị nạn quy mô, nhanh chóng nhất của nước Mỹ trong nhiều thập niên, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, trong một thái độ chưa từng có cho thấy sự giận dữ mà nhiều thập niên không có, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Mối quan hệ có được trong các cuộc cách mạng của thế kỷ 18 có vẻ ở vào thời điểm nghiêm trọng sau khi Mỹ, Úc và Anh đã xa lánh Pháp trong việc lập ra liên minh an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ của họ, theo bộ ngoại giao Pháp cho biết. Paris cũng đã triệu hồi đại sứ tại Úc.
Ngũ Giác Đài hay Bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút khỏi sự biện hộ của họ về cuộc không kích do máy bay không người lái đã giết nhiều thường dân tại Afghanistan trong tháng rồi, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, rằng việc duyệt xét cho thấy rằng chỉ có các thường dân bị giết trong cuộc tấn công, không có kẻ cực đoan của Nhà Nước Hồi Giáo như đã được tin trước đây, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoản của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực. Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương. Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.