Hôm nay,  

Chiến Tranh Iraq Kiểu Bush: Không Ai Chết, Không Vết Máu

24/11/200200:00:00(Xem: 4002)
Trong một bản tin phân tích trên tờ San Francisco Chronicle gần đây, Parick J. Sloyan viết. Nếu chánh quyền của đương kim TT Bush tiếp tục đường lối kiểm duyệt tin tức như chánh quyền của thân phụ Oâng trong Chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Iraq sẽ là một chiến tranh không chết và chiến trường không máu.
Thực vậy, phóng viên chiến trường đầy kinh nghiệm trong Chiến tranh VN, như Léon Daniel, lúc bấy giờ làm đặc phái viên cho UPI, tỏ ra vô cùng bối rối khi chỉ khi sau một ngày thôi, ngày 24/2/91, đứng trước trận tấn công đầu tiên, Sư đoàn 1 Bộ Binh Mỹ chọc thủng tuyến phòng ngự đầu của Iraq, mà không thấy một xác chết, một vết máu để lại. Bối rối vì cả một trận dài đại pháo nả lên đầu 8000 quân Iraq, 30 phút liên tục phóng hoả tiển Howitzers, hoả tiễn nhiều đầu đạn có bom bi, cày nát đất để 8400 quân bộ chiến của Mỹ được 3000 thiết vận xa với đầy đủ quân tùng thiết tràn ngập lãnh tho do Quân Iraq chiếm giữ, tại sao không thấy một xác chết quân Iraq nào, một vết máu nào, một dấu vết chiến tranh nào để lại.
Mãi đến khi phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Hành quân Mỹ, ngày 25/ 2, trong một cuộc họp báo, cho biết có 2000 quân Iraq đầu hàng và một số bị bắt làm tù binh. Hiện tượng hoàn toàn khác với chiến trường VN, luôn có số thương vong, có số xác đếm được, số vũ khí tịch thu được. Daniel mới hỏi thế thì xác chết đâu. Phát ngôn viên hỏi lại xác chết nào, và bình tĩnh trả lời . Quân Iraq dùng trăn- sê ( trenches ) để chiến đấu như trong Đệ nhứt Thế chiến. Họ chết dưới đó và xe tăng Abams của Mỹ ủi cát lấp lên, san bằng tất cả trăn- sê. Kế đó đến phiên xe tăng ủi đất làm sạch sẽ chiến trường, san lấp kỷ dưới cát tay, chân, đầu, vũ khí của quân Iraq văng ra ngoài trăn- sê.
Sở dĩ chánh quyền của TT Bush I trong Chiến tranh Vùng Vịnh muốn biến chiến tranh không chết, chiến trường không máu, là do rút kinh nghiệm Chiến tranh VN. Tin tức chiến trường, thương vong của quân đội Mỹ, lẫn của quân Iraq, sẽ làm xúc động quần chúng Mỹ. TT Bush I là vị Tổng thống thấm thiá hơn ai hết mặt trái của chiến tranh. Thời Oâng còn là vị sĩ quan phi công cho Hải quân Mỹ, Oâng đã chứng kiến cảnh đau lòng. Một quân nhân Mỹ vì khủng khoảng tinh thần quá nên đi lang thang đụng vào cánh quạt máy bay, bị cắt tan xác. Vàø người sĩ quan phụ trách sàn tàu bình tĩnh ra lịnh lấy chổi quét xương tan, thịt nát xuống biển để phi cơ tiếp tục cất cánh hành quân.

Thế cho nên khi lên làm Tổng Thống, Ô. Bush Cha cố gắng dấu không cho bộ mặt trái của chiến tranh lòi ra, làm xúc động công chúng. Năm 1989 trong chiến tranh Panama, Oâng khéo léo che dấu cảnh phủ quốc kỳ Mỹ lên linh cữu của một quân nhân tử trận ở Panama đem về, bằng cách mời báo chí vào phòng khách danh dư để họp báo và khôi hài để bên ngoài đưa linh cữu đi mà báo chí không thấy. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, đích thân TT Bush mời Tướng Schwarkopf và các đơn vị trưởng lớn tham gia chiến dịch đến trại David, hỏi quí vị có bảo đảm B52 không gây thương vong trầm trọng cho thường dân Iraq không. Oâng yêu cầu làm truyền đơn bằng tiếng Á rập bảo nhân dân và quân nhân Iraq hãy tránh xa các căn cứ quân sự, xe tăng vì sẽ dễ bị dội bom. Người TT Bush I chỉ định phải hạn chế làm xúc động công chúng trong chiến tranh là Ô. Dick Cheney, lúc bấy giờ là Bộ Trưởng Quốc phòng và hiện là Phó Tổng thống được xem như là bộ não điều hành cuộc chiến hiện thời cho chánh quyền đương kim TT Bush.
Phó TT Cheney nói, " Thực thà mà nói, vấn đề cần được săp xếp." Cách sắp xếp của Ông là kiểm soát tin tức chiến sự. Và người trợ tá đắc lực của Ô. Cheney là Tướng Colin Powell trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nói " tin tức đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ không thể giao phó cho báo chí." Do vậy bất cứ dàn phóng hoả tiễn nào, bất cứ phi cơ chiến đấu hay oanh tạc nào cũng có gắn máy thu hình. Nhưng những thước phim mà báo chí được xem là những thước phim những người có thẩm quyền chánh trị ở Bộ Quốc phòng đã xem trước và gật đầu rồi mới được phổ biến cho báo chí. Còn báo chí xem những thuớc phim được phổ biến đóù, 98 % không nói lên sự thât của chiến tranh. Thí dụ phim phổ biến ca tụng sự thành công của Hoả tiễn Tomhawks, hoả tiễn Patriotics là 98% hiệu lực nhưng; sau đó Bộ Quốc phòng đánh giá sụt lại 10%.
Chẳng những kiểm soát tin tức, mà Ô. Cheney còn cản trở phóng viên. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Ô. Cheney và Tướng Schwarchopf ban hành nhật lịnh cho các đơn vị hành quân, phóng viên chỉ được đi ra chiến trường khi có quân nhân theo bảo vệ, mọi cuộc phỏng vấn quân nhân hành quân phải có mặt sĩ quan chiến tranh chánh trị của Quân đội. Vi phạm lịnh này báo chí sẽ tức khắc bị Quân Cảnh cưỡng hành đi chỗ khác. Điển hình khi hoả tiễn Scud của Iraq đầu tiên tấn công đơn vị hành quân Mỹ, ký giả săn hình của AP, là Ô. Applewhite, nhanh chân chạy đến chụp ảnh, có khoảng 25 quân nhân Mỹ chết và 70 bị thương. Quân Cảnh Mỹ liền xuất hiện, yêu cầu ngưng ngay và kéo Applwhite đi ra khỏi hiện trường.
Do vậy với những bằng cớ về chính sách kiểm soát báo chí của Ô. Cheney và Colin Powell trong chiến dịch Bão Sa mạc, Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, bản tin phân tích đi đến kết luận: Chiến tranh Iraq nếu xảy ra, đứng về mặt truyền thông, sẽ là một chiến tranh không người chết, một chiến trường không máu. Lý do Ô. Cheney bây giờ là đương kim Phó Tổng Thống và Tướng Powell, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao của chánh quyền TT Bush II.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.