Hôm nay,  

IFJ Đòi DB Gốc Việt Tôn Trọng Nhà Báo

03/10/201100:00:00(Xem: 3384)
IFJ Đòi DB Gốc Việt Tôn Trọng Nhà Báo; Báo Island Sun tố DB Namson Trần ở đảo quốc Solomon Islands, bị dọa đòi bồi thường...

SOLOMON ISLANDS (VB) -- Chuyện áp lực với báo chí trong bản tin này đã xảy ra trên đảo quốc Solomon Islands, và liên hệ tới một dân biểu quốc hội nơi này, nguyên là người sinh quán tại Việt Nam.
Thông tấn Radio New Zealand International từ Tân Tây Lan hôm chủ nhật 2-10-2011 loan tin rằng, Liên Đoàn Phóng Viên Quốc Tế (IFJ) lên án hành vi đòi tiền bồi thường để hù dọa các phóng viên tại đảo quốc Solomon Islands.
Vào ngày 21-9-2011, những người ủng hộ dân biểu quốc hội Namson Trần, đại diện địa hạt West Honiara của đảo quốc Solomon Islands, đòi hỏi báo Island Sun phải bồi thường gần 10,000 đôla Mỹ.
Yêu cầu này đưa ra để đáp ứng một bản tin trên báo này, trong bài kể chuyện dân biểu gốc Việt này đã mua và đăng bộ thành sở hữu tư chiếc xe của chính phủ mà ông đang đi.

Bản văn của Liên Đoàn IFJ kêu gọi cảnh sát Solomon Islands điều tra kịp thời chuyện naỳ, và khuyến khích tất cả các phóng viên báo cáo bất kỳ hù dọa nào tương tự với chính phủ.
IFJ nhắc các viên chức chính phủ rằng một giới truyền thông mạnh, cân bằng chỉ đạt được qua các bộ luật về đạo đức và cơ chế tự điều hành.
Được biết, Dân biểu Namson Trần sinh ngày 3 tháng 12-1968 tại Việt Nam, đã tới cư ngụ ở đảo Vanuatu rồi tới Solomon Islands, nơi ông kết hôn với một phụ nữ địa phương và trở thành công dân đảo quốc này.
Ông làm ngành kế toán, rồi kinh doanh, trở thành chủ sòng bài Honiara Casino, được xem là sòng bài lớn nhất ở Solomons.
Sự nghiệp chính trị khởi sự khi ông đắc cử dân biểu quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử tháng 8-2010, với tư cách ứng cử viên độc lập, không thuộc đảng pháí nào. Một tháng sau đó, ông được bầu làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội đảo quốc này, nơi có khoảng 523,000 cư dân, theo thống kê 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Hoa Kỳ có "quan ngại sâu sắc" về cuộc điều tra và kêu gọi Trung Quốc công bố dữ liệu liên quan đến vụ dịch kể từ khởi điểm. “Báo cáo điều tra này bắt buộc phải độc lập, chính phủ Trung Quốc không được can thiệp hoặc sửa đổi những phát hiện của các chuyên gia."
Tâm điểm của động đất 7.1 độ hôm Thứ Bảy nằm ở 45.9 dặm (73.9 cây số) về hướng đông bắc của Namie, một thị trấn ven biển cách Fukushima 60 dặm, theo Sở Địa Chất Hoa Kỳ cho biết. Chiều sâu của trận động đất là khoảng 36 dặm. Ít nhất 48 người bị thương được báo cáo tại Fukishima và tỉnh Miyagi, theo truyền thông nhà nước Nhật NHK. Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra cho trận động đất hôm Thứ Bảy.
Các nhóm không kích của hai hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã bắt đầu tập trận trong vùng biển tranh chấp của Biển Đông hôm Thứ Ba, 9 tháng 2 năm 2021, là cuộc tập trận mới nhất của hải quân bởi chính phủ Biden khi chính phủ này cam kết giữ vững lập trường chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, theo bản tin của CNN tường trình hôm Thứ Ba.
Với rượu và bia trong tay, nhiều người Ý tận hưởng thời tiết như mùa xuân. Nhiều nơi, các dịch vụ cấp cứu phải di chuyển đến những địa điểm phổ biến, có đèn nhấp nháy để giải tán đám đông vào buổi tối. Nhiệt độ khoảng 20 độ C đã thu hút mọi người ra ngoài hàng loạt.
Mặc cho sự ngờ vực ngự trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn ngày càng sâu đậm và còn được khẳng định thêm lần nữa trong cuộc khủng hoảng Corona, một thái độ bất thường của Vladimir Putin cho thấy rõ Nga đang trình diễn màn quay lưng lại với Âu châu để hướng về Trung Quốc.
Một tàu chiến Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu đã đi qua gần quần đảo bị Trung Cộng kiểm soát tại Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Bắc Kinh là lần đầu tiên dưới chính phủ Biden, theo bản tin của Business Insider cho biết hôm Thứ Sáu, 5 tháng 2 năm 2021.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi thả tự do cho lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi và những người khác bị giam cầm bởi quân đội và nhấn mạnh đến nhu cầu duy trì nền dân chủ, nhưng đã ngừng lên án vụ đảo chánh này, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm, 4 tháng 2 năm 2021.
“Chúng tôi đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc liên quan đến việc bắt giam các lãnh đạo của chính phủ dân sự của quân đội Miến Điện,” theo một viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong cuộc điện đàm. “Sau một cuộc xem xét kỹ lưỡng các sự kiện và các trường hợp, chúng tôi đã đánh giá rằng Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện, và Win Mynt, lãnh đạo chính phủ được dân bầu, đã bị truất phế trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 tháng 2.”
Chính phủ Biden đang thảo luận nội bộ về việc có nên gọi việc quân đội chiếm chính quyền Miến Điện là đảo chánh hay không, theo một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một viên chức chính phủ cho biết qua tường trình của CNN hôm Thứ Hai, 1 tháng 2 năm 2021.
Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện là Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), đã bị bắt, theo một phát ngôn viên của đảng này cho biết qua tường trình của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 31 tháng 1 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.