Hôm nay,  

Libya: Ðối Lập Ðòi Gadhafi Rút Khỏi Các TP Ðể Sẽ Ngưng Bắn

4/2/201100:00:00(View: 3521)
Libya: Ðối Lập Ðòi Gadhafi Rút Khỏi Các TP Ðể Sẽ Ngưng Bắn
BENGHAZI - Thủ lãnh đối lập Libya loan báo sẽ thoả thuận ngưng bắn nếu Gadhafy rút quân ra khỏi các thành phố, cho phép dân chúng biểu tình ôn hoà.
Trong cuộc họp báo chung với sứ giả của LHQ tại Benghazi, người đứng đầu HÐ Lâm Thời là ông Mustafa Abdul-Jalil tuyên bố như trên.
Sứ giả LHQ Abdelilal al-Khatif đến căn cứ địa của quân nổi dậy hôm Thứ Năm với hi vọng tìm kiếm giải pháp chính trị cho quốc gia Bắc Phi dưới quyền nhà độc tài toàn trị trên 41 năm. Chế độ Gadhafy từng loan báo ngưng bắn nhưng binh lính của Tripoli tiếp tục tiến đánh quân nổi dậy ở miền đông.
Misrata, 1 thành phố lớn trong vùng giải phóng đang bị vây.
Lãnh tụ Abdul-Jalil nói quân Gadhafy phải rút và ngưng mọi cuộc bao vây - theo ông, mục tiêu tối hậu của phong trào dân chủ vẫn là lật đổ nhà độc tài. Ông nói "Mục tiêu của chúng tôi là giải phóng đất nước để có đủ chủ quyền, với thủ đô là Libya".
Trong gần hết tuần này, lực lượng Gadhafy đẩy lui quân nổi dậy khoảng 100 dặm dọc theo bờ Ðịa Trung Hải. Ðối lập đang tái tập trung lực lượng, và ngày Thứ Sáu đã có súng cối, là loại vũ khí mà dường như trước đây không có. Ngoài ra, xe vận tải đã chở tới 8 súng phóng hoả tiễn. Có lẽ quân nổi dậy cũng đã có thêm phương tiện truyền tin - hàng ngũ đối lập có tổ chức hơn, với mỗi quân nhân chuyên nghiệp chỉ huy 6, 7 nguờøi tình nguyện. 1 viên chức đối lập tiết lộ: quân nổi dậy có thể mua thêm vũ khí thông qua cuộc thương lượng bán dầu cho Qatar. Lân bang này thỏa thuận giúp tiếp thị dầu tồn kho của vùng giải phóng, theo lời viên chức tài chính Ali Tarhouni. Ông Tarhouni không cho biết thỏa thuận đã ký hồi nào, và bao giờ việc vận chuyển dầu bắt đầu - nguồn thu từ dầu sẽ gửi vào trương mục của đối lập để mua lương thực, thuốc men, nhiên liệu và các nhu cầu thiết yếu.
Phòng tuyến giữa 2 bên vào ngày Thứ Sáu không đuợc rõ - quân nổi dậy giữ lại phóng viên tại cổng thị trấn Ajdabiya, cách xa chiến trận. Hôm Thứ Năm, quân nổi dậy tiến vào Brega, cách Ajdabiya 80 dặm về hướng đông, trước khi bị lực lượng Gadhafy đẩy lui.

Tổn thất lớn nhất gần đây của chính quyền Tripoli là về mặt chính trị với 2 viên chức thân cận, gồm 1 ngoại trưởng, bỏ rơi ông ta hôm Thứ Tư và Thứ Năm. Dư luận đang đồn đoán các viên chức nào sẽ nối gót. Viên chức chính quyền bỏ ngũ là tin gây hoang mang trong thành phần dân chúng ủng hộ Gadhafy. Tại thủ đô, đài truyền hình chính phủ phát cuộc phỏng vấn giám đốc tình báo Bouzeid Dorda để phản bác các đồn đoán. Hôm Thứ Năm, nhà độc tài Gadhafy lập lại chủ trương bất chấp - ông ta không xuất hiện và đài truyền hình phát những dòng chữ trong bản tuyên bố, đại ý: những người phải ra đi là lãnh đạo của các nươc đang chỉ huy chiến dịch không tập Libya.
Washington đưa nhận xét: vòng thân cận Gadhafy đang tan rã.
Ngoại trưởng Moussa Koussa tuyên bố bỏ chế độ Gadhafy tại London có thể đưa tới 1 số tin tình báo giá trị, tuy rằng chính phủ Anh từ chối miễn trừ ông ta cơ nguy bị truy tố tội ác chiến tranh trong nhiều năm phục vụ Gadhafy. Cựu ngoại trưởng Ali Abdessalam Treki cũng loan báo bỏ Gadhjafy thông qua các trang mạng của đối lập, với lời xác quyết quyền của quốc dân đuợc sống tự do, dân chủ và cuộc đời hạnh phúc.
Tại Benghazi, phát ngôn viên Mustafa Gheriani của đối lập tuyên bố "Chế độ đang tan rã từ bên trong."
Trong khi đó, các nước hậu thuẫn cuộc can thiệp quốc tế hi vọng rằng sự ra đi của ngoại trưởng Koussa là dấu hiệu suy sụp của chế độ Gadhafy, có thể đưa tới giải pháp phi quân sự, nhất là vì lực luợng đối lập thua sút nhiều về hoả lực.
Hoa Kỳ khẳng định không dùng quân bộ chiến. Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates báo cáo Lập Pháp rằng Hoa Kỳ chưa hiểu biết nhiêàu về các thành phần của đối lập Libya cũng như định hướng của họ. Vẫn theo lời ông, nuớc huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy sẽ không là Hoa Kỳ.
NATO là phe trong liên minh can thiệp chủ trương cần 1 nghị quyết mới của LHQ cho vũ trang quân nổi dậy - Anh và Hoa Kỳ không đồng ý. 5, 6 lãnh đạo quốc tế phản đối ý kiến cấp vũ khí cho đối lập, gồm Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ - Thủ Tướng Erdogan nói "Việc ấy có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình hiện tại, thì theo ý kiến ​​của nguyên thủ quốc gia đang gây tranh cãi Lukashenko, " tiếp theo sẽ là Nga ".
Hoa Kỳ đang có kế hoạch rút gần một nửa số binh sĩ Mỹ ra khỏi Iraq, theo một viên chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ cho biết qua bản tin của NPR hôm Thứ Tư, 9 tháng 9 năm 2020.
Trong vụ nhà hoạt động đối lập người Nga Alexei Navalny bị đầu độc, Moscow kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc. Nhưng quốc tế, các yêu cầu phải làm rõ ngày càng lớn hơn: Nga nên hành động.
Một tòa án tại Ả Rập Saudi đã đưa ra phán quyết cuối cùng hôm Thứ Hai, 7 tháng 9 năm 2020 về vụ giết chết một ký giả và nhà bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi trong năm 2018, kết án tù 8 người, theo truyền hình chính phủ Saudi cho biết, theo bản tin của Fox News hôm Thứ Hai.
Không có dấu vết của một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của phe đối lập ở Belarus (Weißrussland / White Russia), Maria Kolesnikova. Các đồng nghiệp của cô ta không liên lạc được với cô ấy, dịch vụ báo chí của hội đồng điều phối phong trào dân chủ ở Minsk cho biết hôm thứ Hai 07.09.2020. Ngoài ra, nhân viên của cô là Ivan Kravzov và người phát ngôn của cô Anton Rodnenkow cũng không còn liên lạc được nữa.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt từ 90 tới 289 người tại các cuộc biểu tình chống chính quyền qua quyết định hoãn cuộc bầu cử, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Chủ Nhật, 6 tháng 9 năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (CDU) công kích mạnh mẽ giới lãnh đạo Nga xung quanh Tổng thống Vladimir Putin sau vụ mưu hại bằng chất độc nhắm vào nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny.
USA đã lên án mạnh mẽ vụ đầu độc nhà phê bình điện Kremlin Alexej Navalny theo thông tin mới từ chính phủ Đức về "vụ việc". Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc John Ullyot hôm thứ Tư 02.09.2020 cho biết: “Mỹ quan ngại sâu sắc về kết quả công bố hôm nay. "Việc đầu độc" Alexei Navalny là hoàn toàn đáng trách."
Chính phủ Trump đã giữ im lặng hôm Thứ Tư, ngày 2 tháng 9 năm 2020, trong khi các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ sự quan ngại và đòi hỏi câu trả lời từ chính phủ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin về phát giác rằng nhân vật lãnh đạo đối lập đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh hóa học thời Sô Viết
Nhà chỉ trích chính phủ Nga Alexej Navalny đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh hóa học Novitschok sau cuộc điều tra của một phòng thí nghiệm đặc biệt của lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr). Chính phủ liên bang đã thông báo hôm thứ Tư 02.09.2020 rằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cung cấp "bằng chứng rõ ràng".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.