Hôm nay,  

Libya: Công Nhân Ngoại Quốc Di Tản Thề Không Quay Lại

15/03/201100:00:00(Xem: 2197)

Libya: Công Nhân Ngoại Quốc Di Tản Thề Không Quay Lại

SHOUSHA CAMP, Tunisia - Hàng ngàn công nhân ngoại quốc trốn chạy bạo động tại Libya tràn đến biên giới các lân bang với túi rỗng định sẽ không trở lại - trú thân trong gió bụi sa mạc tại trạm chuyển tiếp ở Shousha, công nhân nói họ thuờng bị chủ nhận Libya lừa đảo ngay cả trước khi bị trấn lột trên đuờng di tản.

Dữ kiện còn mù mờ nhưng theo ước lượng ban đầu, có đến 2.5 triệu công nhân làm việc tại Libya trước khủng hoảng.

Trong mấy năm gần đây, đất nước Libya thoát qua các trừng phạt đã thu hút số công việc mà dân Libya không muốn hay không đuợc huấn luyện để làm ở các ngành dầu khí, xây dựng và y tế. Nhiều người không có hỗ trợ của chính quyền trong nuớc, của 1 hãng ngoại quốc hay nhập cư lậu để làm, nên di tản là 1 giai đọan cay đắng trong đời. Anh công nhân 23 tuổi từ Ghana đến nói "Tôi trở về trắng tay".

Trong 8 năm làm việc tại Libya, anh bị cướp 2 lần, gần đây nhất trên đường đến biên giới Libya. Là công nhân bất hợp pháp, anh không thể làm gì.

Nhiều công nhân Bangladesh phải vay nợ để đi Libya, chi trung bình 5000 MK để đuợc cấp chiếu khán và vé máy bay, bây giờ không biết làm sao trả nợ.

Sau khi chiến sự bùng nổ, Trung Quốc, Ai Cập và THổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức di tản công nhân của họ bằng phi cơ và tàu biển - thành phần không đuợc giúp đỡ, như công nhân Banglades, phải tự lo để qua Ai Cập hay Tunisia. Theo tổ chức di trú quốc tế IOM, trên 260,000 người đã qua Tunisia và Ai Cập, trong số này gồm gần 100,000 người không là dân Ai Cập.

Hôm Thứ Bẩy, hàng chục người biểu tình đòi hỏi tăng tốc di tản, và hô khẩu hiệu "Mali, Mali ở đâu". Họ là công nhân Mali. Anh Tarun Alam, dân Bangladesh 22 tuổi, bán ruộng đất để đi Libya làm việc, đuợc hưá công việc lưong 600 MK/tháng, nghĩa là gấp 3 thu nhập ở quê nhà.

Anh không đuợc trả lưong trong công việc đầu tiên, buộc phải bỏ sau 3 tháng - làm nhà hàng, anh kiếm đuợc từ 300 đến 400 MK.

Đầu tuần này, anh di tản, dọc đường bị lính Gadhafi khám xét, bị tịch thu máy điện thoại di động và 100 MK sau cùng.

Công nhân từ miền nam Sahara có lẽ là thành phần thê thảm nhất, bởi họ nhập cư lậu để làm việc. 1 người bị cảnh sát Libya bắt, các bạn chung góp tiền để hối lộ - anh ra tù vừa khi quân nổi dậy bắt đầu đánh nhau với binh lính Gadhafi.

Trong quá khứ, nhà độc tài Gadhafi từng dùng công nhân ngoại quốc vào mục tiêu chính trị, tự quyền mở hay đóng cửa với công nhân nhập cư từ các nước Arap và Phi Châu - những nhóm này là đối tượng bị đe dọa trục xuất, như hàng ngàn người Sudan bị đuổi trong thập niên 1990.

Biến chuyển bắt đầu khi chính quyền Tripoli nhận trách nhiệm trong vụ nổ bom phi cơ Pan Am năm 1988 trên không phận Lockerbie và đuợc giải toả các trừng phạt - tiếp đó, Tripoli bình thường hoá quan hệ với phương tây, mở ra khả năng xây dựng hạ tầng cơ sở, tiếp nhận công nhân ngoại quốc đến làm việc.

Ông Laurence Hart, viên chức IOM, tin rằng còn khoảng nửa triệu công nhân ngoại quốc tại đất nước Libya 6.5 triệu dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.