Hôm nay,  

Trung Đông, Phi Châu: Dân Chủ Sôi Sục

2/3/201100:00:00(View: 3441)
Trung Đông, Phi Châu: Dân Chủ Sôi Sục; Sau Tunisia, Ai Cập Đến Jordan, Syria, Yemen, Saudi, Algeria Sợ Biến Động

Các chính quyền Trung Đông và Phi Châu đã cảm thấy áp lực từ phong trào đòi dân chủ từ Tunisia đến Ai Cập.
Với trên 1 triệu người xuống đường ở khắp nước Ai Cập đòi TT Mubarak từ chức tức khắc và TT Obama đã hô hào chuyển đổi nhanh chóng sang 1 chính quyền mới.
Giới quan sát nhận thấy các chính quyền trong vùng bắt đầu chuyển động để tránh hiện tượng sụp đổ dây chuyền như quân cờ domino.
Tại Jordan, quốc vương Abdullah thay thế Thủ Tướng - hành động đón đầu này chỉ là đổi người hay thực sự nhắm mục đích cải tổ thì chưa biết.
Báo The New York Times nhắc lại: vua Abdullah đã thay đổi nhân sự 12 lần trong 8 năm qua.
Với Syria, khả năng châm ngòi phong trào chống chính phủ có thể phát sinh vào ngày Thứ Bẩy 5-2, khi cuộc biểu tình mệnh danh là "Ngày Phẫn Nộ" đuợc tổ chức tại thủ đô Damascus. Chưa biết Facebook và Twitter giúp hiệu quả đến mức nào, nhưng có tin cho hay TT Assad sợ điều có thể khởi động từ cuộc biểu tình ngày Thứ Bẩy, đã báo hiệu ý định cải tổ.
Tại vương quốc Saudi Arabia, vua Abdullah gọi những người biểu tình là "bọn xâm nhập phá hoại", đồng thời khẳng định chủ trương hậu thuẫn ông Mubarak, bảo vệ luật pháp và trật tự.
Luồng gió chống chính quyền đưa hàng chục ngàn người xuống đường ở thủ đô Yemen - TT Saleh bị yêu cầu từ chức.
Tại Algeria, khoảng 10,000 dân biểu tình trong tuần qua, phản đối sự cưỡng chế tình trạng khẩn cấp từ 19 năm - chế độ nhanh chóng hạ giá xăng dầu và đuờng. Người ngoài tự hỏi : bao lâu nữa dân Algeria sẽ lại xuống đuờng, khi sự lên tiếng bất mãn đưa tới 1 số kết quả.

Tại QH Yemen hôm Thứ Tư, TT Saleh tuyên bố không tái tranh cử sau 32 năm nắm quyền, hay chuyển quyền cho con.
Đối lập đã lên tiếng hô hào biểu tình tại tất cả các tỉnh vào ngày Thứ Năm.
Mới đây, TT Saleh định xoa dịu căng thẳng bằng cách tăng lương cho quân đội - ông cũng phủ nhận tin của đối lập báo động ông sẽ chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho con trai.
Các chỉ trích và bất mãn không ngưng. Trong tháng qua, hàng chục ngàn người xuống đuờng tại thủ đô San'a, hô hào ông Saleh từ chức, là vượt qua "đường ranh đỏ" lần đầu tiên.
Ông Saleh sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2013, nhưng đề nghị tu chính hiến pháp để ông có thể cầm quyền tiếp 2 nhiệm kỳ 5 năm.
Sau khi phong trào quần chúng bùng nổ tại Ai Cập, TT Saleh ra lệnh giảm 50% thuế lợi tức và kiểm soát vật giá. Ông phối trí binh lính và cảnh sát chống bạo động ở 5, 6 địa điểm hiểm yếu tại thủ đô - nhưng các cuộc xuống đường tiếp tục. Tại QH, ông Saleh kêu gọi đối lập đối thoại.
Ông al-Sabri, phát ngôn viên của đối lập, bác bỏ và nhấn mạnh : các hưá hẹn của ông Saleh là khó tin, như ông đã hưá năm 2006, tái tranh cử và thắng. Theo lời ông al-Sabri, chủ ý của TT Saleh là xoa dịu tạm thời.
Gần 50% dân số Yemen sống dưới mưc nghèo khó, với lợi tưc không hơn 2 MK/ngày. Điều kiện vệ sinh thiếu thốn, dưới 10% đuờng sá trải nhựa - hàng chục ngàn người di tản vì chiến sự và thiên tai.
Đảng cầm quyền chiếm 240 ghế tại QH 301 người. Đối lập gồm nhiều thành phần, đáng kể nhất là phe Xã Hội lèo lái đất nước trước ngày phân tranh nam-bắc từ 1990.
Thủ lãnh của đảng Hồi Giáo Islah (đối lập) là Sheik Abdul-Majid al-Zindani bị Hoa Kỳ coi là 1 phần tử khủng bố.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Taliban hôm Thứ Ba, 7 tháng 9 năm 2021, đã công bố chính phủ lâm thời cho Afghanistan toàn là đàn ông gồm các cựu chiến binh của chế độ cai trị hà khắc của họ từ thập niên 1990s và cuộc chiến 20 năm chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu, một hành động dường như không phải để giành lấy sự ủng hộ quốc tế đối với những nhà lãnh đạo mới đang cần một cách tuyệt vọng để tránh sự sụp đổ kinh tế, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Được bổ nhiệm vào chức vụ chính của bộ nội vụ là Sirajuddin Haqqani, là người nằm trong danh sách truy tìm số một của FBI với tiền thưởng 5 triệu đô la cho cái đầu của ông ấy và được tin là vẫn còn đang giam giữ ít nhất một con tin Mỹ. Ông này lãnh đạo hệ thống Haqqani đáng sợ mà bị đổ tội cho nhiều vụ tấn công chết người và bắt cóc.
Nasaria nói Taliban đang “săn lùng những người Mỹ” khi mà sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi đất nước này. “Tôi nghĩ về chính mình, ‘Có phải tôi phải xem đây là nhà của mình không? Có phải tôi sẽ kết thúc cuộc sống của mình ở đây không? Có phải tôi sẽ chết ở đây không? Điều gì sẽ xảy ra?’,” theo bà nói với Đài Voice of America trong một cuộc phỏng vấn. “Rõ ràng họ [Taliban] sẽ gõ cửa từng nhà… cố tìm xem có bất cứ ai có hộ chiếu màu xanh không.”
“Cùng với nhóm đồng nghiệp của chúng tôi, chúng tôi đã muốn đi đến gần văn phòng của chính phủ cũ để biểu tình. Nhưng trước khi chúng tôi tới đó, Taliban đã tấn công các phụ nữ bằng súng điện, và họ xịt hơi cay vào các phụ nữ. Họ cũng đánh vào đầu các phụ nữ bằng bảng súng, và các phụ nữ đã bị chảy máu. Không có ai hỏi tại sao,” theo Soraya, một nhân viên của chính quyền cũ có mặt tại hiện trường cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy, nói với Reuters. Một video cho thấy nhà hoạt động Afghan Narjis Sadat bị chảy máu đầu đã được chia xẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, cho rằng bà đã bị đánh bởi các tay súng dân quân tại cuộc biểu tình.
Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga hôm Thứ Sáu, 3 tháng 9 năm 2021, đã tuyên bố rằng ông sẽ từ chức trong khi các đánh giá về sự ủng hộ ông tiếp tục sút giảm vì việc ông giải quyết đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Báo The Hill tường thuật hôm Thứ Sáu. Suga, 72 tuổi, nói rằng ông sẽ không tranh cử trong cuộc đua giành chức lãnh đạo đảng trong vài tuần, trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11, theo nhiều báo cáo cho biết. Ông đã nói với các đồng nghiệp trong cuộc họp đảng rằng ông đúng ra nên tập trung vào các nỗ lực chống vi khuẩn corona hơn là tranh giành tái đắc cử, theo Báo The Washington Post cho biết.
Ứng cử viên Thủ tướng Liên bang Armin Laschet (CDU) đi cùng một nhóm chuyên gia trong đợt tổng kết cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Ông Laschet tại trụ sở CDU ở Berlin cho biết 23 ngày trước cuộc bầu cử, bây giờ là về nội dung. " Bây giờ mang những ý tưởng sáng tạo đến "trọng điểm", đó là những gì chúng tôi đặt ra để làm." Nhóm của ông bao gồm "các chuyên gia nam nữ làm một cái gì đó khác hơn là những thí nghiệm đơn giản có tính chất ý thức hệ ".
Tướng Lục Quân Hoa Kỳ Mark Milley, chủ tịch hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, hôm Thứ Tư, 1 tháng 9 năm 2021, nói rằng “có thể” Hoa Kỳ sẽ tìm cách hợp tác với Taliban trong các cuộc không kích khủng bố tại Afghanistan chống lại các dân quân Nhà Nước Hồi Giáo và những nhóm khác, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để chiếm lấy Biển Đông, mà mới và cụ thể nhất là việc nước này yêu cầu tàu ngoại quốc “phải khai báo tên tàu, tín hiệu gọi tàu, hàng hóa độc hại và nguy hiểm trên tàu” khi đi vào khu vực mà họ gọi là “lãnh hải” của TC trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 8 năm 2021.
Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối ngày Thứ Hai, 30 tháng 8 năm 2021, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ và đóng lại một chương lịch sử quân đội mà có thể sẽ được nhớ tới vì sự thất bại to lớn, không làm đúng lời cam kết và cuối cùng bỏ chạy khiến cho hơn 180 người Afghans và 13 binh sĩ Hoa Kỳ chết, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Sullivan nói rằng Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch để tòa đại sứ tiếp tục hiện diện sau ngày Mỹ rút quân cuối cùng. Nhưng ông cam kết Hoa Kỳ “sẽ bảo đảm có sự ra đi an toàn cho bất cứ công dân Mỹ nào, bất cứ thường trú nhân Mỹ hợp lệ nào,” sau Thứ Ba, cũng như đối với “những người Afghans đã giúp chúng ta.” Nhưng vô số người Afghans dễ bị hại, sợ sự trở lại tàn bạo của chế độ Taliban trước năm 2001, có khả năng bị bỏ lại đằng sau. Blinken nói rằng Hoa Kỳ đang làm việc với các nước khác trong khu vực để giữ phi trường Kabul tiếp tục mở cửa sau Thứ Ba hay tái mở cửa “một cách kịp thời.”
Lực lượng Taliban đã phong tỏa phi trường Kabul hôm Thứ Bảy, 28 tháng 8 năm 2021, đối với hầu hết người Afghans hy vọng di tản, trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh của mình bị thương tổn do cuộc không vận hỗn loạn mà sẽ chấm dứt 2 thập niên các binh sĩ của họ hiện diện tại Afghanistan, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Các nhà lãnh đạo Tây Phương thừa nhận rằng sự rút đi của họ có nghĩa là bỏ lại một số công dân của họ và nhiều dân địa phương là những người đã giúp họ trong nhiều năm qua, và họ hứa cố gắng tiếp tục làm việc với Taliban để cho phép các đồng minh địa phương ra đi sau thời hạn chót vào Thứ Ba của Tổng Thống Joe Biden để rút khỏi đất nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.