Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6308)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LONDON - Tòa xứ Scottland không chấp nhận biện pháp buộc Thủ Tướng Johnson tìm kiếm sự đình hoãn tiến trình ly thân với EU.
TEHRAN - Bộ trưởng dầu khí của Iran xác nhận tin công ty quốc doanh China National Petroleum Corporation CNPC của Trung Cộng ngưng tìm kiếm hợp đồng phát triển mỏ hơi đốt South Pars bên ngoài bờ nước CH Hồi Giáo.
SEOUL - Nếu muốn đối thoại phi nguyên tử, chính quyền Trump nên thay đổi cách tiếp cận.
HONG KONG - Cảnh sát phóng hơi cây, bắn đạn cao su chống lại đoàn biều tình đòi dân chủ qua ngày thứ 4 sau lệnh cấm mặt nạ.
Nhà chức trách đã tìm thấy 13 tấn vàng thỏi và 30 tỉ USD tại nhà của một thị trưởng Trung Cộng bị cáo buộc tham nhũng.
Đức Giáo Hoàng Francis đã cảnh báo những nhà lãnh đạo Silicon Valley rằng, trí thông minh nhân tạo (AI) và những kỹ thuật mới có thể dẫn đến một sự suy thoái kém may mắn, tạo ra một sự man rợ (barbarism) đe dọa mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người.
MOSCOW - Vào ngày 4 tháng 10, TT Putin loan báo tại 1 hội nghị chính trị: Nga giúp Trung Cộng xây dựng 1 hệ thống báo động phi đạn tấn công.
JOHANESBURG - Vào ngày 4 tháng 10, 3 người bị bắt tại phi trường Nam Phi với 342 kilogram xương sư tử bọc giấy nhôm đựng trong 12 hộp.
NEW DEHLI - Cảnh sát Ấn Độ xác nhận đang điều tra vụ 1 nhóm người bôi bẩn chân dung và hũ đựng tro của nhà tranh đấu độc lập Gandhi bị đánh cắp từ đài tưởng nhiệm ở tỉnh bang Madhya Pradesh.
HONG KONG - Vào ngày Thứ Sáu 4 tháng 10, hàng ngàn người Hong Kong tiếp tục xuống đường, sau khi nhà cầm quyền đặc khu dùng quyền khẩn cấp ban hành lệnh cấm mặt nạ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.