Hầu hết những chính sách kinh tế mà Stiglitz chỉ trích đều tỏ ra quen thuộc đối với bất cứ người nào để ý chút xíu tới cơn chao đảo kinh tế gần đây tại thế giới đang phát triển (trong đó bao gồm cựu Liên Bang Xô Viết, và những xứ sở cựu vệ tinh của nó hiện đang cố lật ngược tình hình sau bao thập niên đi theo đường lối sai lầm của kinh tế xã hội chủ nghĩa):
-Xiết chặt túi tiền: Một trong những chính sách tài chính truyền thống và có lẽ nổi tiếng nhất của IMF là khuyến cáo khách nợ của nó: cắt chi phí chính quyền (government spending), tăng thuế, hay là cả hai, cân bằng ngân sách và triệt tiêu nhu cầu vay nợ. Lý do mà nó viện ra, là: chính quyền tiêu xài hoang phí quá. Stiglitz phản pháo: IMF đã lật ngược lý thuyết kinh tế của Herbert Hoover, khi đặt để (imposing) những chính sách này tại những xứ sở đang ở trong cơn suy thoái trầm trọng, khi mà thâm thủng chủ yếu là do thu nhập cứ thế tuột thang; ông khẳng định tăng thuế chỉ làm cho sự việc thảm khốc thêm. Ông nhấn mạnh, cắt giảm chi phí chính quyền trên một số chương trình xã hội - thí dụ như hủy tiền trợ cấp thực phẩm cho những gia đình nghèo, như Indonesia đã làm theo lệnh của IMF vào năm 1998 - chỉ đưa đến kết quả là những cuộc xuống đường cướp thực phẩm.
-Tăng lãi xuất. Nhiều quốc gia chạy tới cầu cạnh IMF chỉ vì họ gặp khó khăn ổn định tỷ giá đồng bạc nội địa. Một trong những đòi hỏi tiêu chuẩn của IMF là, tăng lãi xuất, như một cái mồi nhử dân chúng đem tiền đến ngân hàng ký gửi. Tác giả chứng minh ngược lại: Tăng lãi xuất chỉ làm tình hình càng xấu thêm, bởi vì sẽ đụng tới "con quỉ" lạm phát, và nạn xập tiệm phá sản của nhiều công ty.
-Giải phóng trao đổi buôn bán (Trade liberalization).
Ai mà chẳng hồ hởi, khi buôn bán tự do, thoải mái, ngoại trừ người làm ra những món đồ để đem bán. Hủy bỏ tariff, quotas, subsidies (quan thuế, cô-ta: hạn ngạch, bao cấp) và những hàng rào khác để tự do buôn bán... những biện pháp không giúp gì nhiều, bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện tuột thang, khiến những xứ sở phải chạy tới năn nỉ vay nợ IMF. Stiglitz chỉ ra cho thấy: tự do buôn bán bằng cách hủy bỏ hàng rào quan thuế... như trên chỉ khiến cho những nước "đang phát triển" khốn đốn thêm, bởi vì sẽ làm chết những doanh gia nội địa, một khi họ chưa đủ lực để mà ăn thua đủ với những doanh gia ngoại quốc.
(còn tiếp)
Jennifer Tran giới thiệu
-Xiết chặt túi tiền: Một trong những chính sách tài chính truyền thống và có lẽ nổi tiếng nhất của IMF là khuyến cáo khách nợ của nó: cắt chi phí chính quyền (government spending), tăng thuế, hay là cả hai, cân bằng ngân sách và triệt tiêu nhu cầu vay nợ. Lý do mà nó viện ra, là: chính quyền tiêu xài hoang phí quá. Stiglitz phản pháo: IMF đã lật ngược lý thuyết kinh tế của Herbert Hoover, khi đặt để (imposing) những chính sách này tại những xứ sở đang ở trong cơn suy thoái trầm trọng, khi mà thâm thủng chủ yếu là do thu nhập cứ thế tuột thang; ông khẳng định tăng thuế chỉ làm cho sự việc thảm khốc thêm. Ông nhấn mạnh, cắt giảm chi phí chính quyền trên một số chương trình xã hội - thí dụ như hủy tiền trợ cấp thực phẩm cho những gia đình nghèo, như Indonesia đã làm theo lệnh của IMF vào năm 1998 - chỉ đưa đến kết quả là những cuộc xuống đường cướp thực phẩm.
-Tăng lãi xuất. Nhiều quốc gia chạy tới cầu cạnh IMF chỉ vì họ gặp khó khăn ổn định tỷ giá đồng bạc nội địa. Một trong những đòi hỏi tiêu chuẩn của IMF là, tăng lãi xuất, như một cái mồi nhử dân chúng đem tiền đến ngân hàng ký gửi. Tác giả chứng minh ngược lại: Tăng lãi xuất chỉ làm tình hình càng xấu thêm, bởi vì sẽ đụng tới "con quỉ" lạm phát, và nạn xập tiệm phá sản của nhiều công ty.
-Giải phóng trao đổi buôn bán (Trade liberalization).
Ai mà chẳng hồ hởi, khi buôn bán tự do, thoải mái, ngoại trừ người làm ra những món đồ để đem bán. Hủy bỏ tariff, quotas, subsidies (quan thuế, cô-ta: hạn ngạch, bao cấp) và những hàng rào khác để tự do buôn bán... những biện pháp không giúp gì nhiều, bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện tuột thang, khiến những xứ sở phải chạy tới năn nỉ vay nợ IMF. Stiglitz chỉ ra cho thấy: tự do buôn bán bằng cách hủy bỏ hàng rào quan thuế... như trên chỉ khiến cho những nước "đang phát triển" khốn đốn thêm, bởi vì sẽ làm chết những doanh gia nội địa, một khi họ chưa đủ lực để mà ăn thua đủ với những doanh gia ngoại quốc.
(còn tiếp)
Jennifer Tran giới thiệu
Gửi ý kiến của bạn