Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

12/11/200500:00:00(View: 6277)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
COPENHAGEN - Đan Mạch chấp thuận đề nghị thu hồi quốc tịch của số công dân theo tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS.
IDLIB - Tin Reuters ngày 25/10: 1 số dân tị nạn Syria bị đuổi từ Thổ Nhĩ Kỳ qua biên giới phía nam, nơi giao tranh đang diễn ra.
IDLIB - Nga dàn xếp với Thổ Nhĩ Kỳ để tuần tiễu biên giới đông bắc Syria sau khi Mỹ rút, bỏ lại đồng minh Kurd là SDF.
BEIJING - Thay đổi bản chất của kỹ nghệ chế xuất Hoa Lục hé lộ tại hội chợ Canton tuần này, trong lúc đối đầu thương mại Mỹ-Hoa tiếp tục.
BAGHDAD - Vào ngày 25/10, biểu tình chống chính quyền tại thủ đô Iraq gồm đa số thanh niên bị cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su. Ít nhất 1 người chết, theo tin cảnh sát.
LIÊN HIỆP QUỐC - Vào ngày Thứ Sáu 25/10, các nước giàu sẽ họp tại thủ đô Pháp, để thảo luận khả năng hỗ trợ nước nghèo hạn chế ô nhiễm, theo hướng ứng phó với các tai họa của biến đổi khí hậu toàn cầu.
RIYADH - Từ ngày 29-31 tháng 10, Vương quốc Saudi Arabia sẽ tổ chức “diễn đàn tài chính Davos Giữa Sa Mạc”, tại khách sạn Ritz Carlton ở trung tâm thủ đô Riyadh.
DALIB - Reuters đưa tin ngày 23/10: Tư lệnh của dân quân Kurd SDF tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ đã không tôn trọng lệnh ngưng bắn tại đông bắc Syria như thỏa thuận.
HOUSTON - Sứ mạng Chandrayaan-2 đổ bộ mặt trăng của Ấn Độ vẫn tiếp tục gặp trở ngại.
SOCHI - Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa liên bang Nga và châu Phi quy tụ gần 50 tổng thống, thủ tướng, hay đại diện cao cấp từ lục địa đen đến thành phố Sochi ven Hắc Hải.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.