Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6518)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
TUNIS - Ủy ban tuyển cử loan báo: tỉ phú truyền thông Nabil Karoui tiếp tục là ứng viên TT, tuy đang bị giữ từ hôm Thứ Sáu 23/08 để điều tra tội rửa tiền.
BIARRITZ - Các nhà lãnh đạo thế giới dự hội nghị G-7 đồng ý giúp về tài chính và tiếp vận công cuộc chống cháy rừng Amazon tại Brazil.
Cảm biến định vị là thứ được trang bị trên hầu hết các phương tiện mới được bán ra ở Châu Âu, và được sử dụng trong quá trình điều tra
WASHINGTON - Cuộc nghiên cứu về tuổi thọ của nam giới xác nhận: đàn ông Australia sống thọ nhất
BRASILIA - Các bộ tộc là dân bản địa tại vùng Amazon của Brazil bôi mặt bằng vôi đỏ và cam, cầm cung tên tiến vào rừng với quyết tâm tử chiến.
BEJING - Trung Cộng thông báo ngày 23/08 sẽ thực hành thuế phạt với 75 tỉ MK hàng hóa nhập cảng từ Hoa Kỳ từ ngày 15-12.
MANILA - TT Philippines sẽ công du Trung Cộng tuần tới. Thông báo từ Beijing cho hay TT Duterte công du 5 ngày, từ 28-8, theo lời mời của chủ tịch Xi Xinping.
HONG KONG - Các cuộc biểu tình chống chính quyền dự định ngày Thứ Sáu 23/08 tuần này gồm 1 cuộc tuần hành của nhân viên kế toán, và các cuộc biểu tình gọi là “xich Baltic”.
SEOUL - Viên chức Phủ TT Nam Hàn loan báo hôm 23/08: thông tin tình báo chia sẻ với Nhật sẽ được thực hiện qua ngả Hoa Kỳ.
LIÊN HIỆP QUỐC - Vào ngày 22/08, Đoàn điều tra của LHQ công bố: kích thước bạo động tình dục của quân đội Myanmar chống lại dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi tại tỉnh bang Rakhine là có ý định diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.