Hôm nay,  

Lhq Lập Quỹ Để Dân Chủ Hóa: Còn 119 Nước Chưa Dân Chủ

23/10/200500:00:00(Xem: 6557)
Tin CNS, một năm sau khi TT Bush kêu gọi Liên Hiệp quốc phát huy dân chủ trên thế giới, Thủ Tướng Ấn độ, Manhoman Sigh mới đưa ra sáng kiến cụ thể. Người lãnh đạo quốc gia đông dân thứ nhì của thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải tích cực thành lập Quỹ Dân Chủ, mỗi quốc gia thành viên của Hội đóng 10 triệu Mỹ Kim. Lời kêu gọi này được nước Úc và nhiều nước khác tham gia.

Được biết trong phiên họp thượng đĩnh hồi tháng 9 năm 2004 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, TT Bush đã đọc bài diễn văn bày tỏ niềm tin “tiến bộ của dân chủ là con đường tiến tới một thế giới an toàn hơn, tốt đẹp hơn", và đề nghị các nước đóng góp phương tiện để phát huy dân chủ. Tháng 7 rồi, 26 nước đồng ký tên gởi cho Ô. Tổng Thơ ký Liên Hiệp Quốc ủng hộ ý kiến đó. Trong đó người ta thấy có các nước dân chủ lâu đời như Anh, Do Thái và Nhựt và một số nước mới dân chủ như Mongolia, Bulgaria, Hungary và Poland.

Mục đích của Quỹ Dân Chủ là tài trợ để tăng cường cho các định chế dân chủ đồng thời giúp cho chánh quyền mới lập hay tái lập dân chủ, trong đó đáng chú ý là Afghanistan, Iraq, Indonesia, và các nước thuộc Liên bang xô viết cũ.

Đây là một thỏa hiệp rất khó khăn ở LHQ, mới đạt kết quả bước đầu như vậy. Như đã biết hiện nay thành viên LHQ còn đến 191 nước chưa dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, 119 nước ấy là những nước có tổ chức "bầu cử dân chủ". Nhưng các tổ chức Nhân Quyền kiểm nghiệm kỷ, chỉ có 89 nước "tôn trọng quyền căn bản của Con Người và nền tảng pháp trị."

Ô. Tổng Thơ Ký LHQ Anan cũng nói không phải tất cả là dân chủ nhưng tất cả "chấp nhận việc dân chủ hóa như là một điều mong mỏi, ít nhứt trên nguyên tắc." Ông còn nhấn mạnh: "Không có một kiểu dân chủ duy nhứt."

Nhưng quan điểm của các nước dân chủ không hẳn như vậy. Dân chủ là một cái gì cao xa hơn phổ thông đầu phiếu. Thủ Tướng Ấn Độ quan niệm dân chủ, là " một nền tư pháp mạnh và độc lập, một hệ thống báo chí tự do, những cơ chế dân sự và quân sự chuyên nghiệp được định chế hóa bằng hiến pháp để bảo vệ quyền của những người thiều số, phụ nữ vả rẻ em và một cơ chế bầu cử độc lập - tất cả tạo thành bù lon và con ốc củng cố dân chủ."

Còn TT Bush của Mỹ thì nói: "Dân chủ có nhiều hình thức trong nhiều nền văn hóa, nhưng tất cả những xã hội tự do có những điểm chung. Những nước dân chủ ủng hộ nền dân chủ pháp trị, hạn chế quyền hành của chánh quyền, đối xử với đàn bà và trẻ em như những người công dân đầy đủ quyền hành. Các nước dân chủ bảo vệ tài sản tư nhân, tự do phát biểu và tín ngưỡng."

Còn Thủ Tướng Úc,John Howard liên kết việc phát huy dân chủ với nỗ lực chống khủng bố Hồi Giáo cực đoan, "Không chỉ chống khủng bố, mà phải phát huy dân chủ như một con đường thay thế."

Để phát huy dân chủ, theo kế hoạch của Bộ ngoại Giao Mỹ, LHQ cần phải " trợ cấp cho những tổ chức phi chánh phủ, các quốc gia, và tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án dân chủ, đặc biệt đối với những tổ chức giúp phát triển xã hội dân sự và định chế dân chủ."

Ngoại Trưởng Rice của Mỹ đi vào chi tiết, " Sẽ có quỹ để giúp cho những nơi nào sau cuộc bầu cử để có thể có tiền xây dựng các định chế dân chủ, báo chí, chính đảng, xã hội dân sự".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 năm 2020, nhiều tin đồn xoay quanh việc nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un đã chết hay gần chết sau cuộc giải phẫu tim, với nhiều bản tin trích thuật từ Nhật và Trung Quốc. Phó giám đốc Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hồng Kông HKSTV, hệ thống tại Hồng Kông có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Kim đã chết, trích “nguồn tin rất chắc chắn,” và đăng tải thông tin trên ứng dụng nhắn tin Trung Quốc Weibo khiến các phương tiện truyền thông xã hội xôn xao, theo báo International Business Times tường trình cho biết.
Có một sự kiện quốc gia mà nhà lãnh đạo bí ẩn Bắc Hàn, Kim Jong Un, không bao giờ bỏ qua: thăm Lăng Mặt Trời Kumsusan vào ngày 15 tháng 4 để đánh dấu sinh nhật của ông nội, người sáng lập chế độ. Trong lăng, cả ông nội và cha của Kim đều được chôn ở đó. Vì thế khi Kim không xuất hiện trong ngày này tại Bình Nhưỡng, thì nó gây sự suy luận về những nơi ông ấy ở và ngay cả sức khỏe của ông. Những lời đồn như thế lôi cuốn thêm sau khi báo Daily NK, trang mạng có trụ sở tại Hán Thành dựa vào các nguồn tin ẩn danh bên trong Bắc Hàn, tường trình hôm Thứ Hai rằng Kim đang hồi phục từ một cuộc giải phẫu tim được thực hiện hôm 12 tháng 4.
WASHINGTON — Tổng Thống Donald Trump cho biết hôm Thứ Tư, 22 tháng 4 rằng ông đã ra lệnh cho Hải Quân Mỹ “bắn và tiêu diệt” bất cứ chiếc tàu Iran nào có trang bị súng ống quấy nhiễu tàu Hoa Kỳ, lệnh này đến sau một tuần Hải Quân báo cáo một nhóm tàu Iran đã “tiến đến gần nguy hiểm và quấy rối” các tàu chiến của Mỹ trong Vịnh Ba Tư, theo bản tin của thông tấn Mỹ AP cho biết hôm Thứ Tư.
Các tàu chiến Hoa Kỳ đã lái vào vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, theo các nhà phân tích quân sự, nêu bật sự cứng rắn trong hàng hải và sự tranh đua mạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay cả trong lúc thế giới đang phong tỏa vì vi khuẩn corona, theo bản tin hôm Thứ Ba của báo the New York Times cho biết. Một tàu tấn công đổ bộ, và tuần dương hạm phi đạn dẫn đường Bunker Hill của Mỹ đã vào vùng biển Mã Lai. Cùng lúc, một chiếc tàu TQ đã ở trong khu vực này mấy ngày đang theo một tàu công ty dầu quốc doanh Mã Lai đang thực hiện việc khai that dầu. Các tàu chiến TQ và Úc cũng tăng cường trong vùng biển gần đó, theo các chuyên gia quốc phòng cho biết.
Người đàn ông đằng sau cơn thịnh nộ chết người của Nova Scotia, bắt đầu tại thị trấn yên tĩnh của Portapique trên Cobequid Bay, ngụy trang mình như là một sĩ quan cảnh sát khi ông dẫn dắt cảnh rượt đuổi trên một dặm dài trên địa bàn tỉnh của Canada, theo CNN cho biết.
Trong Vương Cung Thánh Đường Peter gần như trống vắng, Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Lễ Phục Sinh trong đơn độc hôm Chủ Nhật, kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đương đầu với đại dịch vi khuẩn corona. Thế giới “bị áp lực bởi đại dịch đang thử thách đại gia đình nhân loại chúng ta,” theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu, được Vatican cung cấp bản dịch cho biết. Trong sự khổ đau, theo ĐGH Francis cho biết, thông điệp mà Đức Chúa Kitô đã đã sống lại là “sự lan truyền của hy vọng.” Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, mà ngài nói là gây tổn hại cho những công dân dựa vào sự hỗ trợ từ chính phủ của họ. Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi các quốc gia giảm - hoặc thậm chí tha thứ - các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Và ngài đã yêu cầu "ngưng bắn trên toàn cầu ngay lập tức" đối tất cả các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột.
Phi Luật Tân hôm Thứ Tư bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sau khi Hà Nội phản đối đều mà họ gọi là tài duyên phòng của Trung Cộng đã đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng Biển Đông tranh chấp, theo AP cho biết hôm Thứ Năm.
Hôm Thứ Hai, 6 tháng 4, Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Cộng không lợi dụng đại dịch vi khuẩn corona để dùng sức mạnh tại Biển Đông sau khi Việt Nam nói rằng Bắc Kinh đã đâm chìm một tàu đánh cá, theo AFP cho biết. Giữa lúc toàn cầu tập trung chống COVID-19, TC đã tăng tốc các trạm nghiên cứu và cho máy by quân sự đặc biệt đáp xuống vùng biển tranh chấp, theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết.
Trung Quốc đã được chỉ định vào một uỷ ban trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đầy tranh cãi, dù nước này có hồ sơ nhiều thập niên về lạm dụng nhân quyền có hệ thống mà Hoa Kỳ nói là đã thúc đẩy đưa tới đại dịch vi khuẩn corona.
Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc không kích hôm Thứ Năm nhắm đích các căn cứ dân quân được Iran hỗ trợ, theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết, được CNN tường thuật và cập nhật hôm 13 tháng 3.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.