Hôm nay,  

Lhq Lập Quỹ Để Dân Chủ Hóa: Còn 119 Nước Chưa Dân Chủ

10/23/200500:00:00(View: 6505)
Tin CNS, một năm sau khi TT Bush kêu gọi Liên Hiệp quốc phát huy dân chủ trên thế giới, Thủ Tướng Ấn độ, Manhoman Sigh mới đưa ra sáng kiến cụ thể. Người lãnh đạo quốc gia đông dân thứ nhì của thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải tích cực thành lập Quỹ Dân Chủ, mỗi quốc gia thành viên của Hội đóng 10 triệu Mỹ Kim. Lời kêu gọi này được nước Úc và nhiều nước khác tham gia.

Được biết trong phiên họp thượng đĩnh hồi tháng 9 năm 2004 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, TT Bush đã đọc bài diễn văn bày tỏ niềm tin “tiến bộ của dân chủ là con đường tiến tới một thế giới an toàn hơn, tốt đẹp hơn", và đề nghị các nước đóng góp phương tiện để phát huy dân chủ. Tháng 7 rồi, 26 nước đồng ký tên gởi cho Ô. Tổng Thơ ký Liên Hiệp Quốc ủng hộ ý kiến đó. Trong đó người ta thấy có các nước dân chủ lâu đời như Anh, Do Thái và Nhựt và một số nước mới dân chủ như Mongolia, Bulgaria, Hungary và Poland.

Mục đích của Quỹ Dân Chủ là tài trợ để tăng cường cho các định chế dân chủ đồng thời giúp cho chánh quyền mới lập hay tái lập dân chủ, trong đó đáng chú ý là Afghanistan, Iraq, Indonesia, và các nước thuộc Liên bang xô viết cũ.

Đây là một thỏa hiệp rất khó khăn ở LHQ, mới đạt kết quả bước đầu như vậy. Như đã biết hiện nay thành viên LHQ còn đến 191 nước chưa dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, 119 nước ấy là những nước có tổ chức "bầu cử dân chủ". Nhưng các tổ chức Nhân Quyền kiểm nghiệm kỷ, chỉ có 89 nước "tôn trọng quyền căn bản của Con Người và nền tảng pháp trị."

Ô. Tổng Thơ Ký LHQ Anan cũng nói không phải tất cả là dân chủ nhưng tất cả "chấp nhận việc dân chủ hóa như là một điều mong mỏi, ít nhứt trên nguyên tắc." Ông còn nhấn mạnh: "Không có một kiểu dân chủ duy nhứt."

Nhưng quan điểm của các nước dân chủ không hẳn như vậy. Dân chủ là một cái gì cao xa hơn phổ thông đầu phiếu. Thủ Tướng Ấn Độ quan niệm dân chủ, là " một nền tư pháp mạnh và độc lập, một hệ thống báo chí tự do, những cơ chế dân sự và quân sự chuyên nghiệp được định chế hóa bằng hiến pháp để bảo vệ quyền của những người thiều số, phụ nữ vả rẻ em và một cơ chế bầu cử độc lập - tất cả tạo thành bù lon và con ốc củng cố dân chủ."

Còn TT Bush của Mỹ thì nói: "Dân chủ có nhiều hình thức trong nhiều nền văn hóa, nhưng tất cả những xã hội tự do có những điểm chung. Những nước dân chủ ủng hộ nền dân chủ pháp trị, hạn chế quyền hành của chánh quyền, đối xử với đàn bà và trẻ em như những người công dân đầy đủ quyền hành. Các nước dân chủ bảo vệ tài sản tư nhân, tự do phát biểu và tín ngưỡng."

Còn Thủ Tướng Úc,John Howard liên kết việc phát huy dân chủ với nỗ lực chống khủng bố Hồi Giáo cực đoan, "Không chỉ chống khủng bố, mà phải phát huy dân chủ như một con đường thay thế."

Để phát huy dân chủ, theo kế hoạch của Bộ ngoại Giao Mỹ, LHQ cần phải " trợ cấp cho những tổ chức phi chánh phủ, các quốc gia, và tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án dân chủ, đặc biệt đối với những tổ chức giúp phát triển xã hội dân sự và định chế dân chủ."

Ngoại Trưởng Rice của Mỹ đi vào chi tiết, " Sẽ có quỹ để giúp cho những nơi nào sau cuộc bầu cử để có thể có tiền xây dựng các định chế dân chủ, báo chí, chính đảng, xã hội dân sự".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Azerbaijan và Armenia đã đồng ý một cuộc “ngưng bắn nhân đạo” trong cuộc xung đột vì tranh giành khu vực Nagorno Karabakh hôm Thứ Bảy – một tuần sau khi cuộc hưu chiến do Nga làm trung gian đã gãy đổ, theo tuyên bố từ các bộ ngoại giao của hai nước cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020.
Chính quyền Thái Lan đã tuyên bố “tình trạng cực kỳ khẩn cấp” tại thủ đô Bangkok, sau một ngày nữa biểu tình chống chính quyền mà đã chứng kiến nhiều người biểu tình chận và hạch hỏi một đoàn xe hoàng gia bất chấp luật nghiêm cấm bất cứ sự chỉ trích nào đối với chế độ quân chủ, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Năm, 15 tháng 10 năm 2020.
Quân đội Trung Quốc nên “đặt hết tâm trí và năng lực trong việc chuẩn bị cho chiến tranh,” theo Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố hôm Thứ Ba, 13 tháng 10 năm 2020 trong chuyến viếng thăm của ông tới căn cứ quân sự tại Quảng Đông, theo bản tin của The Hill cho biết hôm Thứ Tư.
Cuba, TQ và Nga hôm Thứ Ba, 13 tháng 10 năm 2020 đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – hành động mà Hoa Kỳ gán nhãn hiệu là “sự chế nhạo” của mục tiêu có chủ đích của cơ quan này và như là bằng chứng mà Washington là đúng để rời hỏi hội đồng này vào năm 2018, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Thứ Ba.
Trước tham vọng bành trướng của TQ tại Biển Đông, các nước trong vùng mà đứng đầu là Mỹ thường xuyên thực hiện các cuộc đi lại tự do hàng hải và tập trận như hiện nay các tàu chiến Mỹ và Nhật cùng tập trận chung ở Biển Đông, trong khi TQ cảnh báo đe dọa các nước Đông Nam Á đừng ngã theo Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 13 tháng 10 năm 2020.
Một người đàn ông 38 tuổi tại tiểu bang Telangana của Ấn Độ đã chết sau khi nhịn đói 4 ngày để cầu nguyện cho Donald Trump bình phục khỏi Covid-19, theo bản tin của báo The Independent cho biết hôm Thứ Hai, 12 tháng 10 năm 2020.
Tình hình Biển Đông lại căng thẳng thêm khi 3 tàu chiến của Nhật tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông và Mã Lai đã bắt giữ 60 người và 6 tàu TQ xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 10 tháng 10 năm 2020, và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết trong chương trình phát thanh về VN hôm 11 tháng 10.
Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình đã quyết định Chương trình Lương thực thế giới, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, là người nhận giải thưởng cao quý này năm nay, do bởi những nỗ lực của Chương trình nhằm đối phó với nạn đói toàn cầu đang tăng vọt do ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19.
Schroeder, người "phục vụ được trả lương trong ngành kinh doanh dầu khí của Nga", đang tham gia vào việc che đậy và làm mờ trách nhiệm thuộc về Nga trong vụ Navalny "", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại ở Quốc hội Đức, Norbert Roettgen (CDU) cho tờ báo "Bild" (ấn bản thứ Năm) biết.
Trong một hành động hợp tác lưỡng đảng hiếm hoi, Đảng Tiến Bộ Dân Chủ Đài Loan (DPP) và đảng đối lập Kuomintang (KMT) đã thông qua một nghị quyết hôm Thứ Ba kêu gọi Bộ Ngoại Giao Đài Loan tái thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ, 2 tuần rưỡi sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra đe dọa sự an toàn cá nhân của tổng thống Đài Loan, theo bản tin của Daily Beast cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.