Hôm nay,  

Lhq Lập Quỹ Để Dân Chủ Hóa: Còn 119 Nước Chưa Dân Chủ

23/10/200500:00:00(Xem: 6494)
Tin CNS, một năm sau khi TT Bush kêu gọi Liên Hiệp quốc phát huy dân chủ trên thế giới, Thủ Tướng Ấn độ, Manhoman Sigh mới đưa ra sáng kiến cụ thể. Người lãnh đạo quốc gia đông dân thứ nhì của thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải tích cực thành lập Quỹ Dân Chủ, mỗi quốc gia thành viên của Hội đóng 10 triệu Mỹ Kim. Lời kêu gọi này được nước Úc và nhiều nước khác tham gia.

Được biết trong phiên họp thượng đĩnh hồi tháng 9 năm 2004 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, TT Bush đã đọc bài diễn văn bày tỏ niềm tin “tiến bộ của dân chủ là con đường tiến tới một thế giới an toàn hơn, tốt đẹp hơn", và đề nghị các nước đóng góp phương tiện để phát huy dân chủ. Tháng 7 rồi, 26 nước đồng ký tên gởi cho Ô. Tổng Thơ ký Liên Hiệp Quốc ủng hộ ý kiến đó. Trong đó người ta thấy có các nước dân chủ lâu đời như Anh, Do Thái và Nhựt và một số nước mới dân chủ như Mongolia, Bulgaria, Hungary và Poland.

Mục đích của Quỹ Dân Chủ là tài trợ để tăng cường cho các định chế dân chủ đồng thời giúp cho chánh quyền mới lập hay tái lập dân chủ, trong đó đáng chú ý là Afghanistan, Iraq, Indonesia, và các nước thuộc Liên bang xô viết cũ.

Đây là một thỏa hiệp rất khó khăn ở LHQ, mới đạt kết quả bước đầu như vậy. Như đã biết hiện nay thành viên LHQ còn đến 191 nước chưa dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, 119 nước ấy là những nước có tổ chức "bầu cử dân chủ". Nhưng các tổ chức Nhân Quyền kiểm nghiệm kỷ, chỉ có 89 nước "tôn trọng quyền căn bản của Con Người và nền tảng pháp trị."

Ô. Tổng Thơ Ký LHQ Anan cũng nói không phải tất cả là dân chủ nhưng tất cả "chấp nhận việc dân chủ hóa như là một điều mong mỏi, ít nhứt trên nguyên tắc." Ông còn nhấn mạnh: "Không có một kiểu dân chủ duy nhứt."

Nhưng quan điểm của các nước dân chủ không hẳn như vậy. Dân chủ là một cái gì cao xa hơn phổ thông đầu phiếu. Thủ Tướng Ấn Độ quan niệm dân chủ, là " một nền tư pháp mạnh và độc lập, một hệ thống báo chí tự do, những cơ chế dân sự và quân sự chuyên nghiệp được định chế hóa bằng hiến pháp để bảo vệ quyền của những người thiều số, phụ nữ vả rẻ em và một cơ chế bầu cử độc lập - tất cả tạo thành bù lon và con ốc củng cố dân chủ."

Còn TT Bush của Mỹ thì nói: "Dân chủ có nhiều hình thức trong nhiều nền văn hóa, nhưng tất cả những xã hội tự do có những điểm chung. Những nước dân chủ ủng hộ nền dân chủ pháp trị, hạn chế quyền hành của chánh quyền, đối xử với đàn bà và trẻ em như những người công dân đầy đủ quyền hành. Các nước dân chủ bảo vệ tài sản tư nhân, tự do phát biểu và tín ngưỡng."

Còn Thủ Tướng Úc,John Howard liên kết việc phát huy dân chủ với nỗ lực chống khủng bố Hồi Giáo cực đoan, "Không chỉ chống khủng bố, mà phải phát huy dân chủ như một con đường thay thế."

Để phát huy dân chủ, theo kế hoạch của Bộ ngoại Giao Mỹ, LHQ cần phải " trợ cấp cho những tổ chức phi chánh phủ, các quốc gia, và tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án dân chủ, đặc biệt đối với những tổ chức giúp phát triển xã hội dân sự và định chế dân chủ."

Ngoại Trưởng Rice của Mỹ đi vào chi tiết, " Sẽ có quỹ để giúp cho những nơi nào sau cuộc bầu cử để có thể có tiền xây dựng các định chế dân chủ, báo chí, chính đảng, xã hội dân sự".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ Tướng Áo Sebastian Kurz đã nói với CNN rằng đất nước của ông không chỉ truy lùng để đánh những tên khủng bố, mà còn lý tưởng dựa lưng cho họ nữa, sau khi một vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại Vienna vào tối Thứ Hai, 2 tháng 11 năm 2020 qua tường thuật của CNN hôm Thứ Ba.
Một kẻ tấn công có vũ khí với súng ngắn hôm Thứ Bảy đã bắn bị thương một giáo sĩ Chính Thống Giáo Hy Lạp trong vụ nổ súng tại thành phố Lyon của Pháp, theo cảnh sát cho biết qua tường thuật của AFP hôm 31 tháng 10 năm 2020.
Ít nhất 14 người chết hôm Thứ Sáu, 30 tháng 10 năm 2020, tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau một trận động đất lớn làm rung chuyển ngoài khơi một đảo Hy Lạp tại phía đông của Biển Aegean Sea, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Sáu.
Một người đàn ông dùng dao tấn công nhiều người tại Nhà Thờ Notre Dame Basilica ở thành phố Nice của Pháp, hôm Thứ Năm, 29 tháng 10 năm 2020, giết chết 3 người, theo các viên chức chính quyền cho biết qua bản tin của NPR.
Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 23 tháng 10 năm 2020, nói rằng họ sẽ điều động các tàu tuần tra Bảo Vệ Bờ Biển vào phía tây Thái Bình Dương để chống lại các hoạt động ‘gây bất ổn’ bởi Trung Quốc tại các vùng đánh cá tranh chấp của Biển Đông, theo bản tin của AP cho biết.
Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi ra luật để bảo vệ các cặp đồng tính, theo bình luận mà ngài đã đưa ra trong một phim tài liệu mới đánh dấu sự đột phá từ giáo điều Công Giáo, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Tư, 21 tháng 10 năm 2020.
Cuối cùng thì Phi Luật Tân cũng phải chịu khuất phục trước sức ép của Trung Cộng để cho họ dự phần chia chát quyền lợi dầu hỏa tại Biển Đông mà điển hình là việc công ty năng lược của Phi Luật Tân đang thương lượng với công ty Dầu Khí Quốc Gia TQ để khai thác dầu khí chung trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 19 tháng 10 năm 2020.
Hàng ngàn người đã tham dự các cuộc biểu tình khắp nước Pháp để ủng hộ Samuel Paty, thầy giáo bị chặt đầu sau khi đưa ra hình cartoon của Tiên Tri Muhammad cho học sinh của ông xem, theo bản tin của BBC Tiếng Anh cho biết hôm Chủ Nhật, 18 tháng 10 năm 2020.
Tại Bangkok, Thái Lan, hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020, hàng chục ngàn người đã tiếp tục biểu tình ủng hộ dân chủ theo sau một cuộc đàn áp của chính quyền hôm Thứ Sáu, mà đã chứng kiến cảnh sát chống bạo loạn xịt vòi nước có chứa chất kích ứng hóa học vào đám đông đang kêu gọi Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, theo bản tin của VOX tường thuật.
Một người tị nạn Nga 18 tuổi gốc Chechen đã được xác nhận là nghi can trong vụ chặt đầu một thầy giáo hôm Thứ Sáu tại một vùng ngoại ô Paris, theo chính quyền Pháp cho biết hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020 qua bản tin CNN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.