Hôm nay,  

Ai Cập: Đối Lập Biểu Tình, Đòi Thêm Dân Chủ

5/26/200500:00:00(View: 5909)
CAIRO - Hôm Thứ Tư, cảnh sát và công an chìm đánh và bắt người biểu tình tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp để mở đường cho bầu cử TT đa đảng. Phe chống đối phê bình trưng cầu dân ý là chưa đủ trong tiến trình mở rộng dân chủ, vì cac điều luật cải tổ sẽ bảo đảm không có thử thách quan trọng chống TT Mubarak và đảng đương quyền sẽ tiếp tục nắm quyền. Phóng viên nhận thấy khó tìm kiếm những cử tri dự định bỏ phiếu "không", nhưng không rõ điều này có phải là phản kháng hay không lưu ý tới biện pháp mà giới quan sát tin rằng sẽ được thông qua.
Mặc dù điều kiện an ninh khắt khe, 5, 6 tổ chưc đối lập kêu gọi tẩy chay và 1 số tập thể dự định xuống đuờng trong ngay trưng cầu dân ý.
Biểu tình rải rac được ghi nhận trên đường phố và có bạo động lẻ tẻ. Nhiều cuộc tập trung bị cảnh sát giải tán bằng sức mạnh. Trên 12 người của phong trào Kifaya chống Mubarak bị phe cảm tình viên của TT Mubarak đánh đập - người biểu tình kêu cứu cảnh sát, nhưng 1 viên chức cao cấp hạ lệnh cho cảnh sát rút lui, mặc cho người biểu tình đánh đập.

Có nơi trong thành phố Cairo, 150 phần tử thân chính quyền đánh hội viên Kifaya bằng cây gỗ giương biểu ngữ chống Mubarak. Phóng viên ngoại quốc chứng kiến an ninh chìm đánh và chửi mắng người biểu tình, đặc biệt là phụ nữ. Cảnh sát loan báo 10 người bị bắt trong khi phong trào Kifaya báo tin ít nhất 2 đoàn viên Kifaya bị thương. Tại trung tâm Cairo, 350 nhân viên của đài truyền hình quốc gia tập trung bên ngoài cơ sở, phát cờ và hô hào dân chứng đi bỏ phiếu.
TT Mubarak lãnh đạo Ai Cập từ năm 1981, và mỗi 6 năm lại được lưu nhiệm bằng thủ tục trưng cầu dân ý về 1 ứng cử viên độc diễn, mà nay ông muốn chấm dứt. Ông Mubarak chưa loan báo ý định tái tranh cử, nhưng dư luận tin rằng ông sẽ tái tranh cử. Điều bị tranh cãi ở luật tu chính là đòi hỏi cac ứng cử viên độc lập phải có 250 giới thiệu của cac nhà lập pháp và nghị viên địa phương. Tu chính án cần ít nhất 51% số phiếu chấp thuận - khi được thông qua, luật bầu cử sẽ đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn cho cuộc bầu cử dự kiến vào Tháng 9.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
LONDON - Vào ngày 11 tháng 7, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết: 3 tàu Iran nghênh cản tàu dầu Heritage của Anh đã rút lui, sau khi khinh tốc đỉnh HMS Mont-rose của Hải Quân Anh chen vào giữa để bảo vệ.
MOSCOW - Điện Kremlin báo tin: Vào ngày 11 tháng 7, TT Putin và tân TT Ukraine Zelensky đã điện đàm lần đầu tiên để thảo luận về khủng hoảng tại Đông Ukraine và về trao đổi tù.
SEOUL - Bắc Hàn đã sửa đổi Hiến Pháp để cho ông Kim Jong Un lên lãnh đạo nhà nước, là một thăng tiến mà có thể giúp bình thường hóa các quan hệ ngoại giao của đất nước bị cô lập này với phần còn lại của thế giới, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm 11 tháng 7.
TOKYO - Cơ quan không gian của Nhật (JAXA) báo tin: sóng chuyển tín hiệu từ phi thuyền Hayabusa 2 xác nhận nó đã đổ bộ 1 thiên thạch xa và lấy mẫu đất đá để phân tích.
NEW DEHLI - Viên chức Ấn Độ loan báo vào ngày 11 tháng 7: Ấn Độ vừa giao 250 nhà tiền chế tại tỉnh bang Rakhine của Myanmar trong nỗ lực tái định cư dân thiểu số Rohingya.
GENEVA - Báo cáo viên nhân quyền LHQ Agnes Callamard tuyên bố: Hoa Kỳ phải hành động về báo cáo nhà báo Khashoggi bị thủ tiêu tại lãnh sự quán của Saudi Arabia đầu Tháng 10-2018.
LONDON - Trong lúc căng thẳng gia tăng vì thẩm lậu thông tin phê bình chính quyền Trump là thiếu năng lực, vào ngày 10 tháng 7, Sir Kim Darroch từ chức ĐS Anh tại thủ đô Hoa Kỳ.
BRUSSELS - Bà Ursula Von Der Leyen, Bộ Trưởng Quốc Phòng Đức, ứng viên chủ tịch ủy hội điều hành EU, cam kết chú tâm vào việc cổ vũ nguyên tắc pháp trị, thực hành kỹ thuật số, củng cố sức cạnh tranh của tập thể cùng lúc ứng phó với biến đổi khí hậu.
VIENNA - Hoa Kỳ dùng phiên họp khẩn cấp ngày 10-7 tại cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA), để tăng áp lực với Iran về các cắt giảm cam kết trong thỏa ước nguyên tử Vienna 2015.
OSLO - Các nhà nghiên cứu báo tin: tàu ngầm Nga chìm tại vùng Biển Na Uy năm 1989 vẫn phát phóng xạ từ đáy biển sâu 1700 mét.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.