Hôm nay,  

Ai Cập: Đối Lập Biểu Tình, Đòi Thêm Dân Chủ

26/05/200500:00:00(Xem: 5750)
CAIRO - Hôm Thứ Tư, cảnh sát và công an chìm đánh và bắt người biểu tình tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp để mở đường cho bầu cử TT đa đảng. Phe chống đối phê bình trưng cầu dân ý là chưa đủ trong tiến trình mở rộng dân chủ, vì cac điều luật cải tổ sẽ bảo đảm không có thử thách quan trọng chống TT Mubarak và đảng đương quyền sẽ tiếp tục nắm quyền. Phóng viên nhận thấy khó tìm kiếm những cử tri dự định bỏ phiếu "không", nhưng không rõ điều này có phải là phản kháng hay không lưu ý tới biện pháp mà giới quan sát tin rằng sẽ được thông qua.
Mặc dù điều kiện an ninh khắt khe, 5, 6 tổ chưc đối lập kêu gọi tẩy chay và 1 số tập thể dự định xuống đuờng trong ngay trưng cầu dân ý.
Biểu tình rải rac được ghi nhận trên đường phố và có bạo động lẻ tẻ. Nhiều cuộc tập trung bị cảnh sát giải tán bằng sức mạnh. Trên 12 người của phong trào Kifaya chống Mubarak bị phe cảm tình viên của TT Mubarak đánh đập - người biểu tình kêu cứu cảnh sát, nhưng 1 viên chức cao cấp hạ lệnh cho cảnh sát rút lui, mặc cho người biểu tình đánh đập.

Có nơi trong thành phố Cairo, 150 phần tử thân chính quyền đánh hội viên Kifaya bằng cây gỗ giương biểu ngữ chống Mubarak. Phóng viên ngoại quốc chứng kiến an ninh chìm đánh và chửi mắng người biểu tình, đặc biệt là phụ nữ. Cảnh sát loan báo 10 người bị bắt trong khi phong trào Kifaya báo tin ít nhất 2 đoàn viên Kifaya bị thương. Tại trung tâm Cairo, 350 nhân viên của đài truyền hình quốc gia tập trung bên ngoài cơ sở, phát cờ và hô hào dân chứng đi bỏ phiếu.
TT Mubarak lãnh đạo Ai Cập từ năm 1981, và mỗi 6 năm lại được lưu nhiệm bằng thủ tục trưng cầu dân ý về 1 ứng cử viên độc diễn, mà nay ông muốn chấm dứt. Ông Mubarak chưa loan báo ý định tái tranh cử, nhưng dư luận tin rằng ông sẽ tái tranh cử. Điều bị tranh cãi ở luật tu chính là đòi hỏi cac ứng cử viên độc lập phải có 250 giới thiệu của cac nhà lập pháp và nghị viên địa phương. Tu chính án cần ít nhất 51% số phiếu chấp thuận - khi được thông qua, luật bầu cử sẽ đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn cho cuộc bầu cử dự kiến vào Tháng 9.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HONG KONG - Trong lúc phong trào chống chính quyền tiếp diễn tại đặc khu Hong Kong, đơn vị trú đóng của “quân giải phóng” từ lục địa được điều động luân phiên.
TOKYO - Chính phủ Nhật đang cân nhắc khả năng thay đổi thủ tục báo cáo chủ quyền của ngoại kiều tại doanh nghiệp
BEIJING - Ủy hội thuế quan của HĐ Nhà Nước TC loan báo: sắp nhận đơn xin miễn trừ thuế bổ túc đợt 2 với hàng nhập cảng từ Mỹ - doanh nghiệp, hội đoàn, phòng thương mại có thể bắt đầu nộp đơn từ ngày 2-9 đến ngày 18-10.
SEOUL - Tòa tối cao tách riêng cáo trạng chống lại cựu TT Park Geun-hye để xử tội ăn hối lộ và giao cho tòa cấp dưới thụ lý.
TRIPOLI - Cao ủy tị nạn LHQ (tức UN-HCR) Clements hô hào cộng đồng quốc tế cứu giúp dân tị nạn Libya, 1 xứ sở chứng kiến chiến tranh sứ quân kéo dài kể từ ngày lãnh tụ Gadhafy bị lật đổ và bị giết năm 2011.
BAGHDAD - Sứ giả Trung Cộng loan báo: Beijing tiếp tục dự phần tái thiết Iraq. Ông Wu Haitao, là phó đại diện thường trực tại LHQ, tuyên bố “Các nước nên thực hiện các cam kết với Iraq.
BOGOTA - Chưa tới 3 năm sau ngày loạn quân FARC ký hòa ước với chính quyền, cựu thủ lãnh Ivan Marquez hô hào các chiến hữu cầm súng nổi dậy.
BERLIN - Thủ Tướng Angela Merkel tiếp lãnh tụ ôn hòa Palestine Mahmoud Abbas.
LONDON - Quyết định gia hạn đình chỉ hoạt động của QH của Thủ Tướng Boris Johnson đưa tới phản ứng bất bình trong quần chúng
OTTAWA - Cựu bất đồng chính kiến Yang Wei gốc Hoa Lục can dự hàng loạt bạo động trong thời gian gần đây, đe dọa an toàn cộng đồng, là đáng bị trục xuất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.