Hôm nay,  

TQ, Ấn Độ Đứng Đầu Châu Á Hỏa Tiễn Có Đầu Đạn Hạt Nhân

23/09/200700:00:00(Xem: 1962)

2 thập niên trôi qua kể từ khi các quốc gia phát triển đồng ý thỏa thuận việc ngừng gia tăng kỹ thuật hỏa tiễn chiến lược. Kể từ sau Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc và Ấn Độ đang dẫn đầu việc hiện đại hóa các hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân.

Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển về số lượng hỏa tiễn nhấn mạnh sự bất lực của thỏa thuận trên và làm gia tăng nguy cơ cũng như sự chạy đua vũ trang giữa các cường quốc trong vùng.

Theo lời của ông Daryl Kimball, giám đốc hành chính của Hiệp Hội Kiểm Soát Vũ Khí có trụ sở tại Washington thì "Chúng ta đang ở thời điểm cao nhất của cuộc cạnh tranh chiến lược trong vùng. Phi đạn của Ấn độ và Pakistan đang vượt ra khỏi hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung. Trung Quốc cũng từ từ thử nghiệm một số dạng hỏa tiễn liên lục địa."

Trong khi đó, ông Waheguru Pal Singh Sidhu, một phân tích gia về việc kiểm soát vũ khí tại Trung Tâm An Ninh Geneva, thì nói mục tiêu thỏa thuận ngừng gia tăng vũ khí đã "bị thất bại" vì "ai cũng cho rằng hỏa tiễn của họ mới là đáp án còn hỏa tiễn của đối phương mới là vấn đề."

Dẫn đầu trong việc phát triển hỏa tiễn mới, các quốc gia hàng đầu trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, và Pakistan đang trên đà hiện đại hóa khả năng phi đạn bằng cách tăng cường độ chính xác, đường bay, tọa độ và khả năng vượt qua được mọi chướng ngại để tiến đến mục tiêu.

Trong khi đó Ấn Độ đang thảo luận với Nga về việc cho mướn một trong hai chiếc tiềm thủy đỉnh hạt nhân để sau này chế tạo một chiếc riêng cho họ sau này. Ngoài ra Ấn Độ còn bắt tay với Nga, công ty Brahmos, để chế tạo thêm một loại hỏa tiễn tầm xa khác với chức năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh gấp 2,8 lần và có tầm đạn là 290 cây số, so với tên lửa Tomahawk của Hoa Kỳ chỉ đạt tốc độ tối đa dưới tốc độ âm thanh.

Năm nay, một số tờ báo của Ấn Độ đã trích dẫn lời Sivathanu Pillai, Tổng Giám Đốc Brahmos, rằng có khoảng 1.000 hỏa tiễn phóng từ đất liền và từ biển dự trù sẽ xuất cảng trong thập niên tới.

Không chỉ ở Ấn Độ mà những nước như Trung Quốc, Pakistan, và Đài Loan cũng đang có chiến lược phát triển nhiều chương trình vũ khí khác. Điển hình là vào cuối tháng 8 vừa rồi, Pakistan đã thử nghiệm loại hỏa tiển Ra'ad, Sấm Thần, với tầm đạn 350 cây số và có 1 khả năng chuyên chở tất cả các loại đầu đạn và có khả năng ít bị tầm radar phát hiện. 

Theo bản tường trình từ Ngũ Giác Đài gởi cho Quốc Hội về dự đoán tiềm năng quân sự Trung Quốc trong năm nay và năm tới thì Hoa Lục có khả năng triển khai loại hỏa tiễn liên lục địa nhắm tới Hoa Kỳ có gắn đầu đạn quy ước hoặc hạt nhân. Phía Trung Quốc thì trung bình mỗi năm thêm khoảng 100 phi đạn tầm ngắn nhắm về phía Đài Loan. Hiện trong kho vũ khí Hoa Lục có khoảng 900 hỏa tiễn tương tự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.