Hôm nay,  

Hòa Đàm Israel, Palestine: 1 Năm Sẽ Xong

02/09/201000:00:00(Xem: 2341)

Hòa Đàm Israel, Palestine: 1 Năm Sẽ xong; Obama: Họp Riêng Lãnh Đạo Israel, Palestine Để Hòa Giải

WASHINGTON   -      Trước lúc đàm phán giữa Israel và Palestine nối lại, bắt đầu ngày Thứ Tư tại thủ đô Hoa Kỳ, đặc sứ George Mitchell loan báo chế độ Tehran có tầm quan trọng cao, không riêng với Israel và Hoa Kỳ, mà với toàn thế giới.
Nước CH Hồi Giáo muốn trở thành cường quốc nguyên tử được Israel coi như mối đe dọa thường trực và nguy hiểm hơn là cuộc xung đột âm ỉ với Palestine.
Để nêu rõ vai trò của Iran ngày càng lên cao trong vùng, cựu nghị sĩ Mitchell của tiểu bang Maine nhớ lại 1 phúc trình ông viết về cuộc xung đột Israek-Palestine năm 2001. Đọc lại mới đây, ông ngạc nhiên nhận thấy Iran không đuợc nói tới. Nhưng, trong hơn 12 lần đưa thoi ngoại giao trong năm qua, Iran luôn đuợc nhắc tới đầu tiên hay hạng 2.
Ông Steve Clemons, là giám đốc chương trình chiến lược Hoa Kỳ tại New America Foundation, nhận xét: trong tư tưởng của TT Obama, vấn đề ổn định trong 1 vùng rộng lớn hơn có liên quan với hoà đàm Israel-Palestine.
Trước khi tái hoà đàm bắt đầu, phát ngôn viên Mark Regev của Thủ Tướng Israel lên án 1 tay súng Palestine bắn chết 4 người Israel tại Hebron thuộc Tây Ngạn.  Ông Regev khẳng định : tội ác đó không làm giảm ý định tìm kiếm hoà bình của chính phủ Netanyahu. Ông Regev nói "Chúng tôi nhận biết các thử thách - chúng tôi biết nhiều người hoài nghi, và cần chứng minh rằng hoài nghi là sai". Ông Regev cho biết vụ giết người ở Tây Ngạn nêu rõ tầm quan trong của việc duy trì an ninh, vì không thể có hoà bình khi không có an ninh.
Theo kế hoạch đã định, trong ngày Thứ Tư, TT Obama họp tay đôi trước với các lãnh đạo 2 phe, TT Mubarak và quốc vuơng Abdullah. TT Obama sẽ ra tuyên bố sau từng cuộc tham khảo - các nhà lãnh đạo sẽ cùng họp báo với TT Obama trước khi gặp nhau tại dạ yến có ngoại trưởng Hillary Clinton tham dự.
Qua ngày Thứ Năm, ngọai trưởng Clinton đưa 2 phái đoàn Israel và Palestine tới họp tại Bộ ngoại giao để cùng quyết định cụ thể bao giờ gặp lại và tại đâu.  Có lẽ hoà đàm sẽ diễn ra tại Ai Cập vào tuần lễ thứ nhì của Tháng 9. Thủ Tướng Netanyahu tỏ ý muốn gặp lãnh tụ Abbas mỗi 2 tuần.
Đặc sứ Mitchell nói : Hoa Kỳ sẽ đóng 1 vai trò năng động và bền bỉ, không có nghĩa là sẽ có mặt tại mọi cuộc họp, cũng không đứng bên lề. Ông nhắc lại rằng TT Obama đã dấn thân ngay từ đầu để đưa 2 phe trở lại bàn thương thuyết. Là đặc sứ đưa thoi 5 năm để điều giải hoà bình tại Bắc Ireland, ông Mitchell cũng giải thích lý do không chấp nhận vai trò của Hamas.  Ông nói "Các phe khác có thể dự hoà đàm nếu họ tuân thủ các đòi hỏi căn bản của dân chủ và bất bạo động, cũng là những điều kiện tiên quyết để tham gia các thảo luận nghiêm trang".


Tổ chức vũ trang Hamas từng phản đối hoà đàm với Israel, với lý lẽ : chấp nhận thương lượng với Israel là gián tiếp công nhận nhà nước Israel.
Liên quan đến cuộc họp của TT Obama và 2 nhà lãnh đạo Israel và Palestine, một bản tin khác cho biết như sau.
WASHINGTON   -      Đàm phán giữa 2 phe Trung Đông gián đoạn từ gần 2 năm đã đuợc nối lại hôm Thứ Tư tại thủ đô Washington.
 TT Obama đã đưa các nhà lãnh đạo của Israel và Palestine đến Bạch Ốc để đối thọai, với mục tiêu tìm kiếm thỏa thuận trong 1 năm để 2 quốc gia có chủ quyền chung sống hoà bình.
Ông Obama hội đàm với Thủ Tướng Netanyahu trước, rồi lãnh tụ Abbas - sau các cuộc tham khảo với TT Mubarak và vua Abdullah, 5 vị sẽ gặp mặt tại dạ tiệc có ngoại trưởng Hillary Clinton tham dự.
Đàm phán chính thức giữa các ông Netanyahu và Abbas sẽ diễn ra trong ngày Thứ Năm tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. 2 phe trở lại gặp nhau lần đầu tiên kể từ Tháng 12-2008, nhưng vẫn còn bất đồng về nhiều điểm quan yếu, nên sẽ khó thấy tiến bộ đáng kể trong thời gian gần đây.
Hôm Thứ Ba, Hamas nhận trách nhiệm trong vụ nổ súng tại Tây Ngạn, gây tử thương 4 thường dân Israel.  Các viên chức Israel gọi vụ đó là hành động phá hoại hoà đàm.
Cùng ngày, Thủ Tướng Netanyahu xuất hiện bên cạnh ngoại trưởng Clinton và tuyên bố "Chúng tôi không để cho hành động khủng bố quyết định nơi nào dân chúng Israel sinh sống và đâu là biên giới - mọi vấn đề sẽ đuợc định đoạt trong các thương thuyết vì hoà bình".
Bà Clinton phát biểu tương tự, rằng "Chúng tôi hưá làm mọi điều có thể để bảo đảm quốc gia Israel và cung cấp an ninh cho dân chúng Israel".
Trong khi đó, tại Tây Ngạn, dân định cư dọa sẽ không tuân theo lệnh cấm xây dựng như là cách đáp trả Hamas.
Mặt khác, đặc sứ George Mitchell, là nhà ngoại giao đã đưa thoi trên 12 lần trong năm qua, khẳng định mục tiêu thành đạt hoà ước trong 1 năm là có chủ ý - ông giải thích "Cần tạo ra cảm tưởng rằng tiến trình đàm phán có điểm kết thúc, để chống lại tâm lý hoài nghi rằng các thương lượng không kết quả trong thời gian qua có nghĩa là không bao giờ xong".
Trên phi cơ bay sang Hoa Kỳ, lãnh tụ Abbas hô hào Washington nhận vai trò can thiệp - ông nói : nếu 2 phái đoàn thương thuyết lâm vào chỗ bế tắc, Hoa Kỳ nên đưa đề nghị để san bằng bất đồng.
Phóng viên báo cáo : 1 trở ngại trước mắt là đòi hỏi của Palestine về gia hạn lệnh ngưng xây dựng nhà định cư tại Tây Ngạn đã định là hết hạn vào ngày 26-9. Các điểm khó khăn khác là bất đồng về biên giới tương lai, quy chế của thành phố Jerusalem và số phận của dân tị nạn Palestine.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.