Hôm nay,  

Khủng Bố Tìm Đường Từ Mễ Để Xâm Nhập Khủng Bố Mỹ

4/18/200400:00:00(View: 4848)
WASHINGTON -- Trong khi Washington đang chỉ thẳng vào trách nhiệm về biến cố ngày 11/9, một số trong 100 viên chức của sở Đặc vụ Houston chuyên về khủng bố cho biết, Mexico đã không cộng tác hết mình để ngăn chặn vụ tấn công sắp tới vào Hoa kỳ trong cuộc chiến Hồi giáo, theo như tin trên bản tin của nhà báo Joseph Farah .

Bản thông tin trực tuyến hàng tuần về tình báo đã bắt được nguồn tin của sở đặc vụ mới thành lập tại Mexico biết được việc hăm dọa tấn công Trung tâm Không gian Johnson của NASA , Phi cảng Quốc tế George Bush và các mục tiêu công nghiệp có liên hệ tới các cơ sở nhiên liệu và điện lực tại Hoa kỳ.
Các viên chức của sở Đặc vụ này cho biết nhân viên nằm trong các sở tại các tiểu bang, liên bang và các địa phương đang phải sàng lọc hàng ngàn tin manh mối liên hệ tới việc khủng bố có thể thành hình tại biên giới phía Nam của Hoa kỳ. Những nhân viên này làm việc không cần có sự sự hướng dẫn và sự hợp tác của nước láng giềng và liên minh này, vì chính quyền Mexixo tham nhũng, thối nát và quan liêu.
Một nguồn tin của sở Đặc vụ cho biết, giới an ninh của Mexico, nhất là Trung tâm Điều nghiên và An ninh của Mexico vẫn còn có bè phái chính trị và các người nằm trong chính quyền riêng của Tổng thống Vincente Fox buộc phải thông báo tin tình báo có ưu tiên cao cho họ biết trước khi cho gửi tới giới thẩm quyền của Hoa kỳ.

Theo các nguồn tin tình báo, chính quyền của Tổng thống Fox cho loại bỏ tin tức có thể phát hiện ra lực lượng của các tổ khủng bố chống Hoa kỳ trong thủ đô Mexico City và những đường dây liên lạc của các tổ này với những nhóm Hồi giáo quá khích ở khắp Mexico và nhiều nơi đô hội của Mỹ châu La tinh.
Các nguồn tin tình báo riêng cho biết, Guadalajara và Tijuana là hai thành phố đang chứa chấp các tổ khủng bố chống laị Hoa kỳ.
Khắp Hoa kỳ có tất cả 70 sở đặc vụ chống khủng bố giống như sở Đặc vụ Houston. Các sở đặc vụ này có hàng ngàn nhân viên tung đi khắp nơi. Các sở đặc vụ trong tiểu bang Texas hiện nằm ở El Paso, San Antonio và Dallas.

Một số tin từ Mexico cho cho thấy bọn khủng bố sửa soạn rất nghiêm túc để băng biên giới để thi hành những công tác được sắp đặt rất kỹ luỡng. Các nguôn tin tình báo cho biết tính chất của tin tình báo đang bị chính quyền Mexico gạn lọc trong cuộc tranh chấp nội bộ về vấn đề đã cam kết với các tập đoàn chuyên buôn bán chất ma túy hay vấn đề tham nhũng của giới chức hải quan và cảnh sát.
Theo sở đặc vụ tại El Paso, Mexico đã không hợp tác để cho giới thẩm quyền Hoa kỳ có thể bắt ngay được những tên có quốc tịch Ả Rập đã xâm nhập vào Hoa kỳ qua ngả biên giới của Mexico. Cách đây hai năm , có một vụ là một số người Iraq đã vượt biên giới và bị bắt nhờ vào tin chỉ điểm của Mexico.


Nguồn tin cho biết, loại hợp tác này là trường hợp đặc biệt nằm ngoài thủ tục hay qui luật.
Một giới chức của sở Đặc vụ cho biết, đây chỉ là vấn đề thới gian trước khi Hoa kỳ lãnh được cái búa của bọn khủng bố vì hậu quả của sự thiếu hợp tác giữa hai quốc gia này.
“Không còn vấn đề nào hơn như thế, nhưng tới khi nào và ở đâu sẽ xẩy ra,” theo lới của giới chức này.
Năm ngoái, Tổng thống Bush với ông Fox đã cam kết để trở thành các đối tác đảm trách việc lập một bán cầu an toàn và trù phú hơn.

Ông Bush tuyên bố:
“Trong cái thời này của khủng bố, an ninh về biên giới của chúng ta quan trọng hơn bao giờ hết. Việc hợp tác giữa Mexico và Hoa kỳ cũng như việc bài trừ tội phạm còn phải mạnh hơn nữa.”
Cùng ngồi chung với nhau trong trang trại Crawford của ông Bush tại Texas, cả hai đã tuyên bố, theo ước định biên giới có tính cách bè bạn, hai chính quyền đã cho cải tiến các hạ tầng cơ sở của các cửa khẩu theo dọc biên giới chung, trong khi đó xử dụng các máy móc để cho các du khách chấp hành luật qua lại dễ dàng và nhanh hơn trong khi các giới chức tập trung để ngăn chặn các hăm dọa.
Ông Bush đã tuyên bố:
“Giới chức Mexico và Hoa kỳ đều cùng bắt tay nhau làm việc để bắt các tên tội phạm nguy hiểm như những tên buôn lậu chất ma tuý, những tên đưa nguời nhập lậu vào Hoa kỳ. Tổng thống Fox và tôi đã quyết định bảo vệ dân chúng Hoa kỳ và dân chúng Mexico.”
Nhưng cơ quan bài trừ tội phạm của Hoa kỳ cùng làm việc với đối tác Mexico cho biết, họ không trông thấy sự hợp tác này theo như ông Bush đã tuyên bố.
Trong khi đó cơ quan bài trừ này đang lo sốt vó về sự gia tăng các hoạt động của bọn khủng bố ở khắp Mỹ châu La tinh.

Trước áp lực và giám sát quốc tế gia tăng, những cơ sở từ thiện của Hồi giáo phải cắt bỏ, không được tiếp tay cho bọn khủng bố al-Qaida và các tổ chức liên minh khác của khủng bố đang mở rộng các hoạt động tại Mỹ châu La Tinh. Các tổ chức này là những cơ sở kinh doanh hợp pháp còn là tổ chức tội phạm làm kinh tài cho các hoạt động khủng bố tương lai.
Các chuyên gia chống khủng bố đang theo rõi tình cảnh của Trung Mỹ, họ để ý tới cái tin về băng đảng thanh niên đang hoạt động tại Trung Mỹ hiên nay chuyển về vùng Bắc của Mexico, gần biên giới Hoa kỳ.
Băng đảng thanh nhiên này được biết thuộc loại các tay tội phạm thô bạo nhất trên các vỉa hè thành phố khắp thế giới, băng dảng này chuyên đi dụ những di dân bất hợp pháp.
Một số chỉ điểm viên tại Honduras và Guatemala cho biết tên các băng đảng như băng đảng Mara-18 và băng đảng Salvatrucha đang hoạt động tại bang Chiapas của Mexico, hoạt động của hai băng đảng này trải dài tới Tijuana sát biên giới Hoa kỳ.
Một số tên trong băng đảng Mara-18 có móc nối với giới buôn bán ma tuý, hầu hết người trong giới buôn bán ma tuý là dân Hồi giáo mong muốn chiến tranh được tỏa rộng ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bộ Ngoại Giao TQ đe dọa sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó” nếu Hoa Kỳ không “tức thì sửa đổi những sai lầm của họ” trong việc họ kêu gọi trừng phạt chống lại các viên chức TQ vì vi phạm nhân quyền chống lại những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, theo NBC News tường trình cho biết hôm 18 tháng 6. Hôm Thứ Tư, 17 tháng 6 năm 2020, Tổng Thống Donald Trump đã ký ban hành Đạo Luật Chính Sách Nhân Quyền Cho Người Duy Ngô Nhĩ, đe dọa sẽ áp đặt các trừng phạt. Hôm Thứ Năm, TQ chỉ trích hành động đó trong một tuyên bố được đưa ra bởi Bộ Ngoại Giao.
Các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở biên giới qua đêm, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và đánh dấu thương vong đầu tiên trong cuộc xung đột giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên. “Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã thảnh thơi tại khu vực Galwan, nơi họ đã đụng độ trước đó vào đêm 15/16 tháng 6 năm 2020,” theo Đại Tá Aman Anand, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ, nói với ABC News. “17 binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng trong lúc thi hành nhiệm vụ tại vị trí lộ thiên và chịu nhiệt độ dưới 0 ở địa hình cao độ đã gục ngã trước những tổn thương của họ, khiến tổng số người thiệt mạng trong cuộc đụng độ lên đến 20.”
Quân đội của Bắc Hàn cảnh báo họ đã sẵn sàng vào khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên. Mối đe dọa này một phần là để đáp trả các nhóm đào ngũ từ Bắc xuống miền Nam gửi tài liệu tuyên truyền về phía bắc. Cuối tuần qua, Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, cho biết cô đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị bước đi này. Và quân đội bây giờ nói rằng họ đã sẵn sàng "biến chiến tuyến thành một pháo đài và nâng cao cảnh giác quân sự."
Việc triển khai 3 hàng không mẫu hạm 100,000 tấn của Hải Quân Hoa Kỳ tới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau nhiều năm đã loam cho TQ nhanh chóng phản ứng, với truyền thông nhà nước nói rằng Bắc Kinh sẽ không lùi bước để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020. USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều đang tuần tra ở phía tây Thái Bình Dương, trong khi USS Nimitz ở phía đông, theo thông cáo báo chí của Hải Quân Hoa Kỳ. Với mỗi tàu chứa hơn 60 máy bay, nó đại diện cho việc triển khai lớn nhất các hàng không mẫu hạm Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017 - khi căng thẳng với Bắc Hàn về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ở đỉnh điểm.
Bắc Hàn hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 cho biết họ đã từ bỏ các nỗ lực theo đuổi mối quan hệ ngoại giao với Bạch Ốc vì 2 năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un "thậm chí là một tia lạc quan" cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên đã "biến mất vào một cơn ác mộng đen tối." Tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ri Son Gwon, được công bố trên truyền thông nhà nước, thể hiện dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã từ bỏ việc cải thiện quan hệ với chính quyền Trump và làm việc hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán Đảo Triều Tiên." Nhóm chữ này hình thành nên cơ sở của một thỏa thuận mơ hồ giữa Trump và Kim Jong Un khi hai nhà lãnh đạo bắt tay trong hội nghị thượng đỉnh được biên đạo kỹ lưỡng tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh rút 9,500 binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Đức trong một hành động làm tăng lo ngại tại Châu Âu về sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Việc rút bớt này sẽ giảm quân số Mỹ tại Đức xuống còn 25,000, so với 34,500 như hiện nay, theo một viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết. Viên chức này nói rằng hành động mới này là kết quả của nhiều tháng làm việc bởi viên chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ là Đại Tướng Mark Milley, chủ tịch ban tham mưu, và đã không làm gì với những căng thẳng giữa Trump và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, người đã phá hỏng kế hoạch của Trump định tổ chức G7 trong tháng này.
Hàng ngàn người Hồng Không đã tưởng niệm vụ thảm sát tại Thiên An Môn hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, cầm nến dù cảnh sát đã cấm khi lãnh thổ này chứng kiến Bắc Kinh bóp ngẹt tự do trong thời gian tưởng niệm biến cố này. Mỗi năm, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị giết chết bởi quân đội TQ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, để được vinh danh tại Hồng Kong – một trong vài nơi tại TQ, cùng với Macau, nơi ngày này thường được cho phép đề được ghi nhận. TQ đã cố xóa bỏ và viết lại lịch sử của vụ thảm sát tập thể này, và tại đại lục, có ít người được biết quân đội TQ đã nghiền nát phong trào này như thế nào.
Thủ Tướng Anh Quốc đã hứa nhận vào gần 3 triệu cư dân Hồng Kông nhằm đối phó với các nỗ lực của TQ nhằm đưa ra luật an ninh quốc gia mới trên lãnh thổ này. Lời hứa được phổ biến trên báo The Times hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, Boris Johnson nói khoảng 350,000 cư dân Hong Kong là những người giữ giấy thông hành hải ngoại có quốc tịch Anh Quốc, cũng như khoảng 2.5 triệu người đáp ứng các yêu cầu để nạp đơn cho họ, sẽ được cung cấp visa có thể tái gia hạn 12 tháng sống tại Anh Quốc. Visa đó có thể dọn đường để trở thành công dân Anh, nhưng Johnson đã không cho biết gì thêm. “Nhiều người tại Hong Kong sợ rằng cuộc sống của họ -- mà TQ cam kết sẽ giữ -- nằm dưới sự đe dọa,” theo Johnson cho biết. “Nếu TQ tiến hành để chứng thực nỗi sợ hãi của họ, thì Anh Quốc có lương tâm không thể nhún vai và bỏ đi; thay vào đó, chúng tôi sẽ tôn trọng các nghĩa vụ của mình và cung cấp một giải pháp thay thế.”
Chính phủ Trump cho biết họ sẽ không cho máy bay chở hành khách TQ tới Hoa Kỳ bắt đầu ngày 16 tháng 6. Sự thay đổi này, được làm bởi Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, được cho là nhằm đối phó với việc Bắc Kinh từ chối cho phép các máy bay của Hoa Kỳ được bay tới TQ trong thời đại dịch vi khuẩn corona, với bộ này hiện đang gây áp lực trở lại TQ.
BIỂN ĐÔNG – Hoa Kỳ một lần nữa đã chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông qua việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi về VN hôm 4 tháng 6 cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.