Hôm nay,  

Khủng Bố Tìm Đường Từ Mễ Để Xâm Nhập Khủng Bố Mỹ

4/18/200400:00:00(View: 4773)
WASHINGTON -- Trong khi Washington đang chỉ thẳng vào trách nhiệm về biến cố ngày 11/9, một số trong 100 viên chức của sở Đặc vụ Houston chuyên về khủng bố cho biết, Mexico đã không cộng tác hết mình để ngăn chặn vụ tấn công sắp tới vào Hoa kỳ trong cuộc chiến Hồi giáo, theo như tin trên bản tin của nhà báo Joseph Farah .

Bản thông tin trực tuyến hàng tuần về tình báo đã bắt được nguồn tin của sở đặc vụ mới thành lập tại Mexico biết được việc hăm dọa tấn công Trung tâm Không gian Johnson của NASA , Phi cảng Quốc tế George Bush và các mục tiêu công nghiệp có liên hệ tới các cơ sở nhiên liệu và điện lực tại Hoa kỳ.
Các viên chức của sở Đặc vụ này cho biết nhân viên nằm trong các sở tại các tiểu bang, liên bang và các địa phương đang phải sàng lọc hàng ngàn tin manh mối liên hệ tới việc khủng bố có thể thành hình tại biên giới phía Nam của Hoa kỳ. Những nhân viên này làm việc không cần có sự sự hướng dẫn và sự hợp tác của nước láng giềng và liên minh này, vì chính quyền Mexixo tham nhũng, thối nát và quan liêu.
Một nguồn tin của sở Đặc vụ cho biết, giới an ninh của Mexico, nhất là Trung tâm Điều nghiên và An ninh của Mexico vẫn còn có bè phái chính trị và các người nằm trong chính quyền riêng của Tổng thống Vincente Fox buộc phải thông báo tin tình báo có ưu tiên cao cho họ biết trước khi cho gửi tới giới thẩm quyền của Hoa kỳ.

Theo các nguồn tin tình báo, chính quyền của Tổng thống Fox cho loại bỏ tin tức có thể phát hiện ra lực lượng của các tổ khủng bố chống Hoa kỳ trong thủ đô Mexico City và những đường dây liên lạc của các tổ này với những nhóm Hồi giáo quá khích ở khắp Mexico và nhiều nơi đô hội của Mỹ châu La tinh.
Các nguồn tin tình báo riêng cho biết, Guadalajara và Tijuana là hai thành phố đang chứa chấp các tổ khủng bố chống laị Hoa kỳ.
Khắp Hoa kỳ có tất cả 70 sở đặc vụ chống khủng bố giống như sở Đặc vụ Houston. Các sở đặc vụ này có hàng ngàn nhân viên tung đi khắp nơi. Các sở đặc vụ trong tiểu bang Texas hiện nằm ở El Paso, San Antonio và Dallas.

Một số tin từ Mexico cho cho thấy bọn khủng bố sửa soạn rất nghiêm túc để băng biên giới để thi hành những công tác được sắp đặt rất kỹ luỡng. Các nguôn tin tình báo cho biết tính chất của tin tình báo đang bị chính quyền Mexico gạn lọc trong cuộc tranh chấp nội bộ về vấn đề đã cam kết với các tập đoàn chuyên buôn bán chất ma túy hay vấn đề tham nhũng của giới chức hải quan và cảnh sát.
Theo sở đặc vụ tại El Paso, Mexico đã không hợp tác để cho giới thẩm quyền Hoa kỳ có thể bắt ngay được những tên có quốc tịch Ả Rập đã xâm nhập vào Hoa kỳ qua ngả biên giới của Mexico. Cách đây hai năm , có một vụ là một số người Iraq đã vượt biên giới và bị bắt nhờ vào tin chỉ điểm của Mexico.


Nguồn tin cho biết, loại hợp tác này là trường hợp đặc biệt nằm ngoài thủ tục hay qui luật.
Một giới chức của sở Đặc vụ cho biết, đây chỉ là vấn đề thới gian trước khi Hoa kỳ lãnh được cái búa của bọn khủng bố vì hậu quả của sự thiếu hợp tác giữa hai quốc gia này.
“Không còn vấn đề nào hơn như thế, nhưng tới khi nào và ở đâu sẽ xẩy ra,” theo lới của giới chức này.
Năm ngoái, Tổng thống Bush với ông Fox đã cam kết để trở thành các đối tác đảm trách việc lập một bán cầu an toàn và trù phú hơn.

Ông Bush tuyên bố:
“Trong cái thời này của khủng bố, an ninh về biên giới của chúng ta quan trọng hơn bao giờ hết. Việc hợp tác giữa Mexico và Hoa kỳ cũng như việc bài trừ tội phạm còn phải mạnh hơn nữa.”
Cùng ngồi chung với nhau trong trang trại Crawford của ông Bush tại Texas, cả hai đã tuyên bố, theo ước định biên giới có tính cách bè bạn, hai chính quyền đã cho cải tiến các hạ tầng cơ sở của các cửa khẩu theo dọc biên giới chung, trong khi đó xử dụng các máy móc để cho các du khách chấp hành luật qua lại dễ dàng và nhanh hơn trong khi các giới chức tập trung để ngăn chặn các hăm dọa.
Ông Bush đã tuyên bố:
“Giới chức Mexico và Hoa kỳ đều cùng bắt tay nhau làm việc để bắt các tên tội phạm nguy hiểm như những tên buôn lậu chất ma tuý, những tên đưa nguời nhập lậu vào Hoa kỳ. Tổng thống Fox và tôi đã quyết định bảo vệ dân chúng Hoa kỳ và dân chúng Mexico.”
Nhưng cơ quan bài trừ tội phạm của Hoa kỳ cùng làm việc với đối tác Mexico cho biết, họ không trông thấy sự hợp tác này theo như ông Bush đã tuyên bố.
Trong khi đó cơ quan bài trừ này đang lo sốt vó về sự gia tăng các hoạt động của bọn khủng bố ở khắp Mỹ châu La tinh.

Trước áp lực và giám sát quốc tế gia tăng, những cơ sở từ thiện của Hồi giáo phải cắt bỏ, không được tiếp tay cho bọn khủng bố al-Qaida và các tổ chức liên minh khác của khủng bố đang mở rộng các hoạt động tại Mỹ châu La Tinh. Các tổ chức này là những cơ sở kinh doanh hợp pháp còn là tổ chức tội phạm làm kinh tài cho các hoạt động khủng bố tương lai.
Các chuyên gia chống khủng bố đang theo rõi tình cảnh của Trung Mỹ, họ để ý tới cái tin về băng đảng thanh niên đang hoạt động tại Trung Mỹ hiên nay chuyển về vùng Bắc của Mexico, gần biên giới Hoa kỳ.
Băng đảng thanh nhiên này được biết thuộc loại các tay tội phạm thô bạo nhất trên các vỉa hè thành phố khắp thế giới, băng dảng này chuyên đi dụ những di dân bất hợp pháp.
Một số chỉ điểm viên tại Honduras và Guatemala cho biết tên các băng đảng như băng đảng Mara-18 và băng đảng Salvatrucha đang hoạt động tại bang Chiapas của Mexico, hoạt động của hai băng đảng này trải dài tới Tijuana sát biên giới Hoa kỳ.
Một số tên trong băng đảng Mara-18 có móc nối với giới buôn bán ma tuý, hầu hết người trong giới buôn bán ma tuý là dân Hồi giáo mong muốn chiến tranh được tỏa rộng ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.