Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Tâm Bệnh

29/06/200700:00:00(Xem: 5639)

Tâm bệnh là gỉ"

Tâm bệnh hoặc bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của não bộ,  gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình hoặc hành vi của người bệnh. Các thay đổi này không phù hợp với quan niệm bình thường của mọi người.

Trong đa số các trường hợp, triệu chứng của bệnh đều tạo ra nhiều khó khăn cho sức khỏe, đời sống và khả năng làm việc của con người.

Tâm bệnh đã được biết tới từ nhiều ngàn năm về trước nhưng sự điều trị chưa hữu hiệu lắm.

Ngày nay, sự tiến bộ của y khoa học đã giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân của bệnh và các phương thức điều trị. Do đó, đa số người mắc bệnh đã sẵn sàng tìm kiếm điều trị, giúp đỡ.

Tâm bệnh và bệnh Thần kinh có giống nhau không"

Hai nhóm bệnh đều có nhiều điểm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trong bệnh thần kinh có tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi. Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói...

Trong tâm bệnh, các tổn hại thực thể của hệ thần kinh không rõ rệt. Đa số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Bệnh nhân có thể đi lại bình thường nhưng tâm trạng, hành vi, suy nghĩ của họ đều khác thường.

Tâm Bệnh còn được gọi bằng từ “Bệnh Tâm Thần”. Tuy nhiên,  khi nói tới “Bệnh Tâm Thần” thì nhiều người hiểu là bệnh Điên. Cho nên các nhà chuyên môn tâm lý học đề nghị danh từ “Tâm Bệnh”, tiếng Anh là “Mental illness” và tiếng Pháp là “Maladie Mentale”.

Nguyên nhân nào gây ra tâm bệnh"

Nguyên nhân đích thực gây ra một số bệnh tinh thần chưa được biết rõ. Tuy nhiên đa số bệnh là do sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, như là:

-Sự mất thăng bằng của một vài hóa chất đặc biệt ở não bộ

-Di truyền

-Ảnh hưởng xấu lên thai nhi khi mẹ có thai hoặc khi sinh đẻ

-Tổn thương não bộ vì nhiễm vi khuẩn, chấn thương...

-Yếu tố tâm lý như biến cố đau thương, mất mát, bị bạc đãi, lạm dụng, căng thẳng...

-Ảnh hưởng hóa chất như lạm dụng thuốc, rượu, do ô nhiễm môi trường...

Có bao nhiêu loại Tâm bệnh"

Tâm bệnh được phân chia ra làm nhiều loại tùy theo những triệu chứng mà người bệnh diễn tả và các dấu hiệu do quan sát phát hiện.

Sau đây là các tâm bệnh thường thấy:

-Rối loạn về tâm trạng như bệnh trầm cảm, bệnh lưỡng cực

-Lo âu như bệnh hoảng loạn, ám ảnh tự kỷ, ám ảnh sợ hãi

-Bệnh liên quan tới nghiện rượu, thuốc cấm, nicotine, caffein

-Bệnh rối loạn tinh thần như tâm thần phân liệt

-Rối loạn nhận thức như sa sút trí tuệ, mê sảng 

-Rối loạn hành vi, bạo động, đập phá, lạm dụng

-Rối loạn về phát triển như Chậm phát triển trí tuệ

Xin cho biết các dấu hiệu chính của Tâm bệnh

Rối loạn tinh thần được biểu lộ bằng một số dấu hiệu mà người khác có thể quan sát thấy hoặc các triệu chứng mà bệnh nhân diễn tả. Đó là:

1-Tâm trạng buồn

 Lúc nào người bệnh cũng có vẻ buồn chán, ít cười nói, hay khóc thầm

2-Thay đổi tính tình

Người bệnh hay cáu kỉnh, bực bội, giận dỗi, than phiền, gây gổ với mọi người.

3-Giảm quan tâm đến mọi sự việc và mọi người

Bệnh nhân không còn thích thú và tham gia các sinh hoạt thường lệ, thích sống một mình, tránh các sinh hoạt xã hội, bỏ hoạt động tình dục, nằm lì trong giường, không coi TV, nghe radio, không muốn ra khỏi nhà, bỏ học, bỏ sở làm...

4-Lên cân hoặc xuống cân

 Từ chối ăn uống hoặc ăn quá nhiều, tăng hoặc giảm ký, dấu thức ăn...

5-Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Thường thường họ khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm, thức giấc giữa đêm, ngủ nhiều ban ngày, nằm thu mình co ro ở góc nhà, hành lang. Một số người lại hay ngủ quá nhiều vào ban đêm.

6-Thay đổi tác phong, dáng điệu

Họ đi đứng chậm chạp, giảm sinh lực, ít nói hoặc nói nhát gừng, tiếng một.

7-Mệt mỏi, hay nằm vật nằm vạ, ngồi yên một chỗ, không chịu đi ra ngoài, không chăm sóc vệ sinh cá nhân, hay than phiền đau đầu, nhức mình mẩy.

8-Cảm thấy trở thành vô dụng, không có giá trị, cho là mình xấu xa, bất bình thường

9-Giảm khả năng suy nghĩ, không sáng suốt, hay quên, kém tập trung, dễ bị chia trí.

10-Nghĩ tới chuyện ma chay, chết chóc, dọa và có ý định tự tử, tự hủy hoại thân xác

11-Có dấu hiệu hoang tưởng, tin là có mà thực ra không có; có ảo giác, ảo tưởng như nghe các âm thanh hoặc nhìn thấy sự vật vô hình.

Dấu hiệu thay đổi tùy theo loại bệnh.

Nếu có một hay nhiều triệu chứng kể trên, nên tới các nhà chuyên môn để được giúp đỡ, nhất là khi các triệu chứng đó gây ra ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt hàng ngày.

Nhận ra bệnh sớm và được trị liệu ngay, các thay đổi khó khăn này có thể hết đi.

Tâm bệnh có chữa được không"

Bệnh có thể chữa được bằng dược phẩm và các phương thức trị liệu khác.

Nói là chữa được mà sao nhiều người không chịu đi chữa"

Có nhiều lý do khiến người bị bệnh tinh thần, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á châu, ít đi các nhà chuyên môn điều trị vì:

- không muốn bộc lộ cho người khác về chuyện tình cảm của mình,

- bản chất chịu đựng, vì e ngại người khác biết chuyện riêng tư của mình

- cho rằng mắc tâm bệnh là điên khùng, là xấu, là yếu đuối

- sợ bị cô lập trong bệnh viện tâm trí

- không tin ở cách thức trị liệu hiện có

-  giới hạn khả năng Anh ngữ, không diễn tả được bệnh nên ngần ngại tới các nhà chuyên môn

Ai có thể chữa được Tâm bệnh"

Các nhà chuyên môn sau đây là những người đóng góp vào việc điều trị và tư vấn, giải tỏa các rối loạn của bệnh nhân. Công việc của mỗi người có khác nhau nhưng tập trung đều là để phục hồi sức khỏe của người bệnh.

1-Bác sĩ Thần Kinh Tâm Trí (Psychiatrist).

Đây là một y khoa bác sĩ có thêm ít nhất 4 năm huấn luyện chuyên môn về tâm bệnh lý, sau khi hoàn tất chương trình đại học y khoa.

Các bác sĩ này có thể khám và chẩn đoán tất cả các loại tâm bệnh, biên toa cho thuốc, áp dụng tâm lý trị liệu và nhận bệnh nhân vào bệnh viện để điều trị.

Có bác sĩ chuyên về bệnh tâm lý của trẻ em, người cao tuổi, lạm dụng thuốc rượu và bác sĩ tâm lý tổng quát.

2-Nhà tâm lý học (Psychologist).

 Đây là các nhà chuyên môn nghiên cứu khoa học về tâm lý, có học vị tiến sĩ nhưng không phải về y khoa.

 Họ được huấn luyện về đánh giá, trắc nghiệm tâm lý, tư vấn, điều trị tâm bệnh bằng lời nói với cá nhân hoặc một nhóm bệnh nhân.

 Họ làm việc tại trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học hoặc tại phòng điều trị tư.

3-Điều dưỡng tâm lý (Psychiatric nurse)

Những chuyên viên y tế này đã được huấn luyện về cách phòng chống, điều trị và phục hồi khả năng cho bệnh nhân tâm lý.

Họ thực hiện trị liệu cá nhân, nhóm hoặc với thân nhân người bệnh tại trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học, các trung tâm xã hội...

4-Chuyên viên xã hội (Social Worker).

Là các nhà chuyên môn đã được huấn luyện về tâm lý trị liệu, có thể tư vấn từng người, đôi vợ chồng hoặc từng nhóm bệnh nhân. Họ cũng hướng dẫn bệnh nhân về các vấn đề liên quan tới chính quyền, cộng đồng và các cơ sở tư nhân khác.

5-Chuyên viên hỗ trợ (Case Managers and Outreach Workers).

Các chuyên viên này hành động như người tranh đấu và tư vấn cho bệnh nhân giải quyết các vấn đề phức tạp trong hệ thống y tế, giới thiệu người đang bị bệnh trầm trọng, không nhà ở, không lợi tức... tới các cơ quan chính quyền, cộng đồng để được giúp đỡ trong cuộc sống. Đôi khi, họ cũng tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của người bệnh.

Ngoài ra còn các chuyên viên khác như âm nhạc trị liệu, giải trí, hướng dẫn nghề nghiệp...cũng có vai trò hỗ trợ cho việc trị bệnh tâm lý

Bệnh có chữa được bằng dược phẩm không"

Có nhiều loại thuốc chuyên biệt để chữa từng loại tâm bệnh. Các thuốc này rất công hiệu nhưng cũng có một số tác dụng phụ không muốn. Do có bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý gia giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc

Chữa tâm bệnh ở đâu"

Có nhiều cơ sở công hoặc tư nhân chữa tâm bệnh như tại bệnh viện, trung tâm bệnh tâm lý, phòng mạch các nhà chuyên môn tâm lý, phòng tư vấn tại các tổ chức y tế xã hội, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng...

Xin kể những ngộ nhận về tâm bệnh

Một số ngộ nhận về tâm bệnh mà ta cần để ý như:

Ngộ nhận 1.

 Người mắc tâm bệnh đều là điên khùng, nguy hiểm, cần phải nhốt riêng.

Sự thực: Tâm bệnh không phải là điên, nguy hiểm như nhiều người thưởng nghĩ và họ không đáng để được nhốt riêng.

Tuy nhiên, có một số người mắc bệnh tâm lý có thể có khó khăn ứng phó với các điệu kiện sống hàng ngày. Nếu khó khăn trở nên tột độ, họ có thể trở thành nguy hiểm cho chính họ và cho người khác. Chỉ trong trường hợp này họ mới cần ở riêng trong một thời gian ngắn.

Ngộ nhận 2.

 Người mắc tâm bệnh không bao giờ trở lại bình thường

Sự thực: Với điều trị đúng đắn, giúp đỡ tận tình, bệnh nhân có thể trở lại bình thường và tiếp tục đời sống lành mạnh, sản xuất tốt như mọi người khác.

Ngộ nhận 3.

Chỉ nhìn vào mắt là biết người đó bị tâm bệnh.

Sự thực: Mặc dù có nhiều dấu hiệu, triệu chứng khi một người mắc tâm bệnh, nhưng chẩn đoán bệnh không phải dễ dàng và cần có sự ước định của các nhà chuyên môn tâm lý.

Ngộ nhận 4.

Chỉ có mấy người điên mới đi bác sĩ chuyên về tâm bệnh học để khám và trị bệnh.

Sự thực:  Mọi người dù ở tuổi nào có khó khăn tinh thần đều có thể và đều nên đi bác sĩ chuyên khoa để được khám nghiệm điều trị. Tìm kiếm và nhận giúp đỡ là điều cần thiết và rất tốt, để tránh bệnh trầm trọng hơn.

Ngộ nhận 5.

 Nếu ai nói đến tự hủy hoại thì chẳng bao giờ thực hiện

Sự thực: Nói đến tự tử là điều quan trọng vì những người này thường có các dự định, kế hoạch rồi thực hiện việc tự hủy hoại.

Vì thế, cần hỏi họ cho rõ ràng để phòng ngừa chuyện chẳng lành có thể xẩy ra.

Kết luận

Tâm bệnh là bệnh có thể chữa khỏi nếu chẩn đoán sớm, chữa đúng thầy, đúng thuốc.

Texas- Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có bằng chứng rằng trầm cảm không phải là do “mất cân bằng hóa học” trong não – cụ thể là sự mất cân bằng của một chất hóa học gọi là serotonin. Trong suốt ba thập niên, mọi người đã bị “nhồi sọ” rằng trầm cảm là do “mất cân bằng hóa học” trong não – cụ thể là sự mất cân bằng của một chất hóa học gọi là serotonin. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Joanna Moncrieff (Giáo Sư lâm sàng cao cấp, Khoa tâm thần học xã hội và phê bình, UCL) và Mark Horowitz (Nghiên cứu lâm sàng về Tâm thần học, UCL) cho thấy có bằng chứng không hỗ trợ điều đó. Nghiên cứu được đăng trên trang TheConversation.
Giăng biểu ngữ. Cầm bảng. Biểu tình. Hăm dọa… Chiến thắng. Thất vọng. Reo hò. Giận dữ. Cười, Khóc. …như một trận đấu football chuyện nghiệp chung kết hoặc trận túc cầu vô địch quốc tế, nhưng tệ hơn vì hai bên thua và thắng, từ cầu thủ cho đến người ủng hộ sinh lòng oán hận nhau. Chuyện này tạm gọi là “Trận Đấu Bầu,” mà trọng tài là chín thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Nói cho công bằng, cả hai phe: giữ bầu và phá bầu đều có lý do chính đáng, đều có thể thuyết phục đa số nếu cả hai phe đừng ngoan cố chèn ép lẫn nhau, có lẽ vì lòng hiếu thắng hơn là lợi ích, vì lợi ích trực tiếp ở nơi người có bầu hoang, bầu không được thừa nhận, không phải thuộc về đa số người không có kinh hoặc đã tắt kinh. Trong thiên nhiên ngàn năm vẫn vậy, từ chiếc nụ nở thành hoa cho đến khi đơm trái, biết bao nhiêu ong bướm dập dìu, mang phấn nhụy đi reo rắc dòng dõi khắp nơi trên mặt đất.
Chứng nhức đầu “migraine” đang hành hạ hơn 1 tỷ người và là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ, cứ 4 gia đình thì có 1 gia đình mà trong đó có ít nhất một thành viên bị chứng đau nhức đầu, với những cơn đau dồn dập, kinh niên. Mỗi năm, ước tính có khoảng 85.6 triệu ngày nghỉ ốm là do bệnh đau đầu.
Lavender (Oải Hương) là một loài hoa rất phổ biến với các nền văn hóa phương Tây. Với người Việt – đặc biệt là người Việt ở Mỹ- trong vài thập niên qua cũng đã bắt đầu quen thuộc với loài hoa màu tím có hương thơm đặc trưng này. Lavender có tên khoa học là Lavendula, là một loại cây thuộc chi Oải Hương (Lavandula), là loại cây bụi có hoa mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây hoa Oải Hương đã được biết đến cách đây hàng ngàn năm ở Châu Âu từ thời Hy Lạp cổ đại. Đó là nguồn cung cấp tinh dầu oải hương, được xem như là một thảo dược hữu dụng từ thuở xa xưa. Do mùi hương thơm sạch có tính chất đuổi côn trùng, có tính sát trùng, tinh dầu oải hương được ứng dụng rộng rãi để giúp thư giãn cơ thể, giúp làm lành vết thương, sát khuẩn nhẹ…
Cho đến nay, hầu hết các nỗ lực điều trị bệnh Alzheimer đều tập trung vào việc loại bỏ các dấu hiệu của căn bệnh: các mảng và đám chất độc tích tụ trong não. Những nỗ lực đó đưa đến việc sản xuất ra các loại thuốc có thể làm giảm các mảng và đám, nhưng vẫn chưa có tác dụng gì nhiều để duy trì tư duy và trí nhớ. Các kết quả mới nhất với dịch tủy sống cho thấy các phương pháp điều trị khác có thể có hiệu quả, ngay cả khi chúng không ảnh hưởng đến quá trình cơ bản của căn bệnh.
Ngày 24 tháng 3 là Ngày Lao Phổi Quốc Tế. Lao Phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Có đến 13 triệu người tại Hoa Kỳ đang sống chung với nhiễm Lao tiềm ẩn. Nếu không được chữa trị, 5-10% sẽ tiến triển thành bệnh Lao Phổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tưởng rằng Lao Phổi không còn là một vấn đề đáng quan tâm nữa.
Hôm nay, CDC và FDA tuyên bố là chính phủ cho phép chích mũi vaccine thứ tư cho những người từ 50 tuổi trở lên và cả những người từ 12 tuổi trở lên nhưng cơ thể không thể kháng bệnh như người bình thường. Các cơ quan liên bang đã đi đến quyết định này vì họ sợ rằng con vi khuẩn omicron có thể sẽ mang đến nhiều hiểm họa cho Hoa kỳ, tương tự như những gì đã xẩy ra cho châu Âu. -- Xin đọc bài viết rất thiết yếu cho sức khỏe của tất cả chúng ta, của bác sĩ Nguyễn C. Cường. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Sức khỏe rất quan trọng đối với mọi người mà thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong lãnh vực này...
Đông y, còn được gọi là y học cổ truyền Trung Quốc, là một hệ thống y tế lâu đời nhất được biết đến trên thế giới. Không như Tây y, Đông y tập trung vào một sinh lực gọi là “Khí” (hay chi) lưu chuyển trong cơ thể, và khi bị tổn thương, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh. Các bác sĩ tìm hiểu căn cơ dẫn đến sự mất cân bằng về tinh thần và thể chất, sau đó thực hiện một cách tiếp cận toàn diện để chữa lành và phục hồi khí cho bệnh nhân.
Thường thường phải có thời gian trung bình là từ ba tới sáu tháng để một móng mọc ra từ gốc tới đầu của móng.Hướng mọc của móng được một lớp da mỏng mọc theo chiều cong ở đáy của móng. Miễn là nơi này của móng không bị tiêu hủy, các thương tích của móng có khuynh hướng kích thích sự tăng trưởng cho tới khi nó lành trở lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.