Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Cơn Đau Tim

7/28/200600:00:00(View: 2898)

Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị Cơn đau tim (heart attack) với hậu quả là gần 500,000 trường hợp tử vong. Hơn một nửa số tử vong này xảy ra trong khoảng thời gian 1 giờ sau cơn đau và trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. Vì cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị tức thì. Mỗi mỗi giây phút trì hoãn là giây phút dẫn tới “thập tử nhất sinh” cho người bệnh.

Tuy nhiên, cơn đau tim có thể điều trị được và các nguy cơ gây ra cơn đau tim có thể đối phó, thay đổi để phòng ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.

Xin cùng tìm hiểu về các nguy cơ gây bệnh cũng như các phương thức phòng ngừa, điều trị.

1.Cơn đau tim là gì"

Tim là bộ phận thiết yếu trong việc nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ thể. Hằng ngày, tim liên tục làm việc suốt 24 giờ để bơm một khối lượng hơn 7000 lít máu . Để hoàn thành công việc này, tim cần oxy và chất dinh dưỡng do động mạch vành cung cấp.

Khi động mạch vành bị tắc nghẽn, sự lưu hành của máu bị gián đoạn, tế bào tim sẽ bị tổn thương vì thiếu oxy. Nếu không được điều trị tức thì để tái lập dòng máu nuôi tim thì tim sẽ bị hủy hoại nhiều hơn và đưa tới cơn đau tim.

2-Nguyên nhân cơn đau tim

Trong đa số các trường hợp, cơn đau tim gây ra do bệnh của động mạch vành. Vì nhiều lý do khác nhau, mặt trong của động mạch bị các mảng chất béo bám vào, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp, máu lưu thông giảm đi. Một máu cục có thể thành hình và gây tắc nghẽn hoàn toàn sự lưu hành của máu. Tế bào tim không nhận được chất dinh dưỡng và oxy, sẽ bị hủy hoại Đó là sự nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). Thời gian thiếu máu càng lâu thì sự hủy hoại của tế bào tim càng lan rộng và cơn đau tim càng trầm trọng hơn.

Đôi khi, cơn đau tim cũng xảy ra khi động mạch vành co thắt tạm thời làm cho lưu lượng máu tới tim giảm đi. Các cơn co thắt tạm thời này có thể gây ra do căng thẳng tâm thần, tiếp xúc với thời ti ết lạnh, khói thuốc lá hoặc khi sử dụng vài loại thuốc như bạch phiến...

3-Những rủi ro đưa tới cơn đau tim

Có hai loại nguy cơ có thể đưa tới cơn đau tim:

a-Các nguy cơ không thay đổi được:

-Nam giới từ 45 tuổi trở lên, nữ giới từ 55 tuổi trở lên;

-Trong gia đình có người bị bệnh tim (cha hoặc anh em có bệnh trước 55 tuổi, mẹ hoặc chị, em có bệnh trước 65 tuổi);

-Đã từng bị cơn đau thắt tim (angina) hoặc cơn đau tim;

-Đã được thông mạch máu tim (angioplasty) hoặc giải phẫu cầu vượt động mạch vành (coronary artery bypass surgery)

b-Các nguy cơ gây cơn đau tim có thể thay đổi được gồm có hút thuốc lá, béo phì, ít vận động cơ thể, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, bệnh tiểu đường..

4-Những dấu hiệu báo trước Cơn ĐauTim

. Có một số dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau tim:

a-Cảm giác khó chịu, nặng  nặng đau như có vật nặng đè trên ngực, kéo dài tới mấy phút rồi mất đi, nhưng có thể tái xuất hiện. Cơn đau có thể nhè nhẹ vừa phải tới đau không chịu được. Điểm đặc biệt là các cơn đau này không giống như khi cơ thể bị xé, bị đâm.

b-Cảm giác đau từ ngực chạy lên vai, cổ hoặc lan ra cánh tay; đầu ngón tay cảm thấy tê tê..

c-Choáng váng, muốn sỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở.

d-Lo sợ, nóng nẩy, bồn chồn.

đ-Da xanh nhợt..

e-Nhịp tim nhanh, không đều.

Nếu cảm thấy một trong những dấu hiệu này thì phải kêu cấp cứu ngay. Nhiều người trì hoãn cấp cứu vì cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của ăn khó tiêu, ợ chua, nên khi tới bệnh viện thì đôi khi đã quá trễ.

5. Xác định bệnh

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương thức cấp cứu sơ khởi, đồng thời tìm hiểu xem người bệnh đã bị cơn đau tim trong quá khứ, hỏi y sử cá nhân và gia đình, làm các thử nghiệm y khoa.. 

Có nhiều thử nghiệm để xác định bệnh:

a-Điện tâm đồ

Điện tâm đồ ghi các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động. Điện tâm đồ giúp theo dõi số lượng và sự đều đặn của nhịp tim, tình trạng thương tổn của tế bào tim... Đây là thử nghiệm rất quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng 10 phút, kể từ khi có dấu hiệu cơn đau tim.

b-Thử nghiệm máu.

 Khi bị hủy hoại, tế bào tim nhả vào máu mấy loại men (enzyme) mà khi đo số lượng có thể giúp bác sĩ biết được mức độ hủy hoại của tế bào tim.

Ngoài ra, chụp X-quang động mạch tim, siêu âm đôi khi cũng được dùng để tìm hiểu tình trạng tắc nghẽn của động mạch vành, kích thước, hình dạng và sự tổn thương các thành phần của trái tim.

6. Điều trị

Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bị cơn đau tim, bệnh nhân cần phải kêu số điện thoại cấp cứu ngay để được đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm có thề ngăn ngừa hoặc giới hạn sự hư hao của tế bào tim và giảm được tử vong cho người bệnh.

Trên đường chuyên trở bệnh nhân tới bệnh viện, nhân viên cấp cứu đã có thể bắt đầu sự chữa trị với phương tiện sẵn có trong xe cấp cứu. Họ thường xuyên liên lạc trực tiếp với bác sĩ tại bệnh viện để thông báo tình trạng người bệnh và tham khảo ý kiến về cách thức đối phó với cơn đau tim. Họ có thể cho bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc giảm đau tim nitroglycerin, morphine..Họ cũng sử dụng máy cấp cứu tim khi nhịp tim rối loạn, tạm ngưng..

Tới nhà thương, bệnh nhân thường được đưa vào phòng cấp cứu tim trang bị đầy đủ dụng cụ, và dược phẩm. Các bác sĩ sẽ hành động ngay để phục hồi sự lưu hành máu tới tim, giảm thiểu tổn thương cho các tế bào và liên tục theo dõi tình trạng bệnh.

Thuốc gây tan cục huyết được dùng trong vòng 1 giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu của cơn đau tim.Thuốc loại nitrate để giúp động mạch bớt co thắt và giảm cơn đau trước ngực.Thuốc chống đông máu đề làm máu loãng, tránh đóng cục trong lòng động mạch. Thuốc viên aspirin để ngăn ngừa tiều cầu kết tụ với nhau...

Ngoài ra còn các dược phẩm giúp hạ huyết áp, giảm sức căng của động mạch, nhờ đó  tim làm việc nhẹ nhàng hơn; thuốc điều hòa nhịp tim; thuốc an thần giảm đau. Bệnh nhân liên tục được hít thở oxy...

Thời gian điều trị tại bệnh việc tùy thuộc tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh, sự đáp ứng với các phương thức chữa trị,  thường thường là năm, sáu ngày nếu không có biến chứng.

Trước khi xuất viện, bệnh nhân được hướng dẫn về cách thức chăm sóc và dùng thuốc, về chế độ dinh dưỡng, về nếp sống, về sự vận động cơ thể với chương trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của tim. Bệnh nhân sẽ hiểu rõ nên vận động như thế nào để tăng cường sức mạnh của cơ thể mà không gây ra rủi ro cho trái tim, hiểu rõ về bệnh tim của mình và biết cách đối phó với các khó khăn trong đời sống hằng ngày để tránh cơn đau tim tái phát.

7.Phòng ngừa

Đa số cơn đau tim là do bệnh của động mạch vành (coronary artery disease) gây ra. Vì thế, để phòng ngừa cơn đau tim, phải giảm thiểu, loại trừ các nguy cơ đưa tới bệnh của mạch máu nuôi dưỡng trái tim này.

Đó là: không hút thuốc lá, giảm tiêu thụ quá nhiều chất béo động vật, cholesterol, ăn nhiều rau trái cây, giảm muối, giới hạn tiêu thụ rượu, niauống thuốc hạ cao cholesterol trong máu, giữ huyết áp ở mức trung bình 120 / 80mm Hg, giảm cân nếu béo phì, giữ mức đường huyết dưới 110mg/dl, năng vận động cơ thể, tránh các căng thẳng tinh thần, ngủ nghỉ đầy đủ...

Nếu đã có tiền sử cơn đau tim, cần phải lưu ý chăm sóc sức khỏe, theo lời hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và tập luyện phục hồi chức năng tim, thay đổi nếp sống.. để tránh cơn đau tim tái phát.

Cần giữ hẹn tái khám với bác sĩ để theo dõi tình trạng trái tim và thay đổi thuốc nếu cần...

Kết luận:

Thường thường, khoảng 6 tuần lễ sau cơn đau tim, đa số bệnh nhân có thể trở lại đời sống bình thường, nếu được điều trị sớm và đúng đắn, cũng như không có biến chứng và không bị những cơn đau thắt tim quấy rầy.

Nhiều người có thể đi lại ngay sau khi cơn đau tim đã được điều trị. Đa số có thể lái xe trở lại sau vài tuần lễ, nếu không có biến chứng, đau ngực. Và sau vài tuần lễ không còn cơn đau thắt tim thì cũng có thể sinh hoạt tình dục với người bạn thân quen..

Một số người, sau khi qua khỏi cơn đau tim, thường rơi vào tâm trạng buồn rầu, lo ngại: lo ngại cơn đau tim tái phát.

Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẩn cách thức đối phó. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể cho dùng vài loại thuốc an thần để giảm lo âu, trầm cảm...

 Đặc biệt là người bệnh cần có những hỗ trợ, những tình cảm thương yêu của thân nhân gia đình, để tránh rơi vào hoàn cảnh lẻ loi, canh cánh niềm đau một mình...

Bác sĩ Nguyển Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bệnh dại còn được gọi là bệnh chó điên vì trong thực tế thường do chó điên cắn phải… Bệnh dại vẫn còn là một vấn đề trọng đại tại các vùng Đông Nam Á, Ấn độ, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Hằng năm, số tử vong vì bệnh chó dại cắn được ước đoán vào khoảng trên 50.000 người khắp thế giới…
Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khuăn, lo nghĩ. Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...
Ngày nay tại hải ngoại, đạp xe máy hay cỡi ‘ngựa sắt’ là một cái mode xê dịch rất ư là phổ thông, vừa duỡng sanh, rất tốt cho sức khỏe, lý thú cho mọi lứa tuổi kể cả các cụ ông lẫn cụ bà “chưa quá rệu” và vẫn còn ham sống ham vui…
Biết rằng hệ tiêu hóa của chúng ta chứa thường trực trên 400 loại vi khuẩn khác nhau với tổng số trên 100 000 tỉ vi khuẩn. Đây là những vi khuẩn có ích cho cơ thể. Chúng tạo thành hệ vi sinh đường ruột (intestinal flora). Các vi khuẩn nầy giúp ích trong việc làm lên men vài loại glucid như chất cellulose mà cơ thể không hấp thụ được. Cellulose là một chất trong các loài thực vật.
Khi các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn corona gia tăng trở lại, có thể là khó khăn đối với những người lớn tuổi để nhìn thấy bất cứ sự chấm dứt nào đối với nhu cầu cách ly xã hội và vì vậy sự cô đơn có thể đến. Cách nay nhiều tháng, họ đã thực hiện theo lời khuyên sức khỏe công cộng để giảm nguy cơ bị lây nhiễm bằng cách ở nhà, biết rằng việc truyền nhiễm có thể có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Nhưng việc ở trong nhà cũng có nghĩa là cách biệt với gia đình, bạn bè và những nơi họ hoạt động và tham gia.
Hằng năm thành phố Montreal, Canada đều có tổ chức nhiều cuộc lễ hội quốc tế về thể thao. Marathon International de Montreal là một môn chạy dua dai sức quy tụ cả ngàn người đến từ khắp thế giới. Từ người trẻ tuổi đến các cụ ông cụ bà còn gân đều có thể tham dự. . .
Người châu Á biết thưởng thức hương vị của trà từ nhiều ngàn năm về trước. Mãi đến thế kỷ thứ 17, trà mới được dân chúng Âu châu biết tới mà dùng. Các quốc gia sản xuất trà nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Ấn Độ, Trung Hoa, Sri Lanka.
Thủy sản có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulnificus, Vibrio parahaemolyticus hiện diện trong nước bẩn. Virus norwalk (Norovirus) cũng là một vấn đề quan trọng ở sò hến tại Bắc Mỹ. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy là những biểu lộ thông thường sau khi dùng phải thực phẩm có chứa những mầm bệnh vừa kể. Ngoài ra sò hến cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan A (hepatitis A).
Phàm ở đời, ai ai cũng đều muốn mình có được nhiều điều tốt lành cũng như nhiều tiền nhiều bạc, mà càng nhiều chừng nào thì càng tốt và càng sướng chừng đó, phải không các bạn? Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho nhau những câu như:“an khang thịnh vượng”, “tấn tài tấn lộc”, “làm ăn phát tài”, “tiền vô như nước ra như keo” vân vân. Tóm lại trong chúng ta, ai cũng đều mong muốn có được cuộc sống thật sự hạnh-phúc!
Vận động hay thể dục hoặc thể thao, là việc mọi người trong chúng ta bất kỳ tuổi tác nào, cũng cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày để mong duy trì được một sức khỏe tốt. Có rất nhiều cách vận động lắm, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến việc đi bộ và chạy bộ vì có thể được xem là dễ thực hiện nhứt. Đây là hai môn thể thao xưa nhứt thế giới!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.