Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Phân Tử Cực Nhỏ Nano

5/20/200600:00:00(View: 3954)

Phân Tử Cực Nhỏ Làm Máu Đông<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bs Anna Radomski cùng các cộng sự viên nghiên cứu tác dụng của 4 loại phân tử cực nhỏ (nanoparticles) phản ứng tương tác vào thụ thể tiểu cầu, (glycoprotein integrin receptor). Những phân tử cực nhỏ có kích thước bằng 1 phần tỉ thước có thể lưu động dễ dàng qua phổi và mạch máu vi ti huyết quản. Những phân tử cực nhỏ có thể phản ứng tương tác vơí tiểu cầu, hay cũng có thể dính chụm lại, tăng cao khả năng làm đông máu.

 

Nghiên cứu bao gồm phản ứng tương tác phân tử cực nhỏ vơí tiểu cầu của người (yếu tố làm đông máu) và một mô hình đông máu trong động mạch cổ (carotid artery thrombosis) hay chặn nghẹt động mạch cổ, thử nghiệm cho chuột. Kết quả cho thấy một vài phân tử cực nhỏ carbon hoạt hóa tiểu cầu của người, làm tiểu cầu chụm lại. Khi thử nghiệm vào chuột thì những phân tử cực nhỏ carbon cũng làm động mạch cổ tắc nghẽn.

 

Phân tử carbon cực nhỏ thấy trong không khí ô nhiễm phế thải từ thặng dư do dầu hơi đốt cháy. Tuy nhiên, khoa học cũng có thể điều chế được phân tử carbon cực nhỏ. Kết quả nghiên cứu kể trên khuyến cáo áp dụng phân tử cực nhỏ carbon trong y khoa, như điều trị đông máu. Kết quả cũng khuyến cáo nghiên cứu môi trường ô nhiễm khói phế thải trong không khí chứa phân tử cực nhỏ carbon tăng cao nguy cơ bệnh xơ cứng động mạch và cơn đau tim-heart attack. (British Journal of Pharmacology, November 2005).

 

Áp Dụng Kỹ Thuật Nanoparticles (Phân Tử Cực Nhỏ) Trong Lãnh VựcĐịnh Bệnh Và Trị Bệnh Ung Thư.

 

Gs Gregory Lanza và các đồng nghiệp nghiên cứu bệnh ung thư melanoma của người cấy trên da chuột cho thấy khi dùng MRI Scan không thể truy tìm được ung thư da nhỏ li ti. Nhưng khi chích những mẩu nanoparticles vào chuột thì 30 phút sau nhận ra được hình ảnh ung thư melanoma cực nhỏ. Những mẩu nonoparticles chỉ nhỏ bằng 1/2000-3000 của một chấm viết chì. Mỗi nanopartcles chứa 100.000 phân tử kim loại được dùng như chất phản quang, móc vào tế bào ung thư mới thành lập do máu đưa tới. Các chuyên gia hy vọng móc thuốc điều trị vào những nanoparticles và nhờ đó có thể đưa thuốc trực tiếp tơí tế bào ung thư. (<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />WashingtonUniversityin St Louis, April 2005). (Bàn thêm: Nanoparticles sẽ trở thành một kỹ thuật rất quan trọng trong y khoa và sinh học.

 

Những áp dụng nanoparticles đang nghiên cứu hiện nay như: đánh dấu trong kỹ thuật huỳnh quang sinh học, nghiên cứu thuốc men và gene trị liệu, truy tầm vi trùng và siêu vi trùng, truy tìm bạch đản, tìm hiểu cấu tạo DNA, thiết lập mô, tiêu diệt phân tử bằng nhiệt, phân tách phân tử và tế bào, dùng làm chất phản quang, và nghiên cứu thực bào chuyển động, v…v…Hãy tưởng tượng kích thước tế bào nhỏ, 10µm. Kích thước bạch đản nhỏ hơn, 5nm. Kích thước những phân tử dùng trong kỹ thuật nanoparticles nhỏ như kích thước bạch đản và nhờ đó có thể phân tích những hiện tượng sinh học hay y học vơí những kích thước nhỏ nhất, tinh vi nhất).

 

Một Khoa Học Gia Trẻ Tuổi Người Việt Sáng Chế Van Cực Nhỏ (Nano Valve) Lọc Từng Phân Tử. Một sinh viênĐại Học (graduate student) Nguyễn Thới cùng một nhóm khoa học gia thuộc nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau tạiĐại Học California Los Angeles (UCLA) vừa sáng chế một loại van cực nhỏ cấu tạo bằng chất roxatane, có thể đóng mỡ, chuyển động. Hệ thống giống như một chuỗi động cơ gắn liền vào một mẩu thủy tinh cực nhỏ có thể đếm được 500 phân tử kích thước nanometers qua khỏi máy lọc.

 

Nhiệm vụ của những phân tử chất roxatane cấu tạo van cực nhỏ có thể đóng hay mở, hoặc giữ, bỏ những phân tử chui qua. Dùng một năng lực từ một điện tử (electron) duy nhất điều khiển van đóng mở. Viễn tượng nghiên cứu kể trên là muốn tìm hiểu thêm van cực nhỏ có thể hoạt động, đóng mở, giữ bỏ từng phân tử và hy vọng có thể áp dụng lọc được từng phân tử phân hóa tố (enzymes). Ngoài ra, hy vọng van cực nhỏ có thể áp dụng kiểm soát từng phân tử dược phẩm qua máy lọc. (Proceedings of the NationalAcademyof Sciences, July 19, 2005). (Bàn thêm: Sáng chế van cực nhỏ cũng như một thứ vòi nước cực nhỏ có thể đóng mở, giữ hay bỏ từng phân tử xuyên qua máy lọc kích thước phân tử.

 

Khoa học gia trẻ tuổi Việt Nam Nguyễn Thơí được coi là một chuyên gia nổi tiếng, lần đầu tiên phát minh van kích thước phân tử trong một ống nước cực nhỏ, đóng mở cho chảy ra từng phân tử. Chỉ dùng năng lực từ một điện tử (electron) để đóng mở van là một nguyên tắc sáng chế tuyệt diệu. Nhiếu hy vọng trong việc áp dụng van cực nhỏ trong sinh y học như điều hành kiểm soát dược phẩm kích thức phân tử đang được thử nghiệm.

 

Vì van cực nhỏ hơn cả một tế bào, có thể chui được vào tế bào, cho nên hy vọng, trong tương lai, sẽ có rất nhiều áp dụng khác phát minh áp dụng trong y khoa hay sinh học tùy theo nhu cầu và sức tưởng tượng của con người).

 

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.;Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: [email protected] 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khảo cứu của Gs Javier Espinosa (Rochester Institute of Technology in America) cho biết là ông chồng quá lệ thuộc vào bà vợ về tình cảm, tinh thần và về thể xác. Vợ (VN) được xem như là người chăm sóc chồng (caregiver). Trăm việc nhỏ lớn đều do một tay vợ già quán xuyến, lo hết và nắm hết. Từ việc con cái, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, tiền bạc dành dụm, bảo vệ hạnh phúc gia đình, canh giữ, kiểm soát ông chồng khỏi bị bà khác sớt đi mất… Chồng quá ỷ lại vào vợ cho nên khi bả chết bất thình lình thì ông bị chới với, stress tột độ, mất người săn sóc nên ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường một thời gian ngắn sau thì ổng cũng lót tót theo bả về bên kia thế giới.
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt vời vì chưa có một ai đã trở về!(“La mort doit être un beau voyage puisque personne n'en est revenue”). Thông thường trong những dịp Tết, người đời thường chúc tụng lẫn nhau sống thọ đến trăm tuổi. Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật. Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse). Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Chúng ta chỉ có thể tung hoành trong một ngày thật ngắn ngũi mà thôi. Hãy trân quý ngày hôm nay. Chúng ta sẽ mất tinh thần, sẽ mất hết niềm tự tin cũng như sự can đảm, và cuộc sống chúng ta sẽ chìm đi nếu chúng ta để gánh nặng của ngày hôm qua và của ngày mai chồng chất thêm vào gánh nặng của ngày hôm nay. Không phải những kinh nghiệm của ngày hôm nay làm chúng ta thất vọng, nhưng đó chính là những đắng cay, hối hận, dằn vặt của ngày hôm qua cùng những nỗi lo ngại, ưu tư của ngày mai chưa đến, đã làm u ám vẫn đục ngày hôm nay. Vậy hãy sống trọn vẹn cho ngày hôm nay mà thôi.
Từ cuối tháng 12/2019 đến hôm nay là cuối tháng 3 / 2020, biến động đại dịch corona (covid 19) đã gieo tang tóc và chết chóc khắp cả thế giới-Bấn loạn khắp nơi không biết chừng nào dứt đây? Từ sáng sớm tới khuya Tv, internet không ngừng tin tức về đại dịch với số nạn nhân cập nhật từng giờ một…Tác giả muốn khùng đây vì bị phobia ám ảnh tinh thần. Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Muối ăn (NaCl) là những hạt mầu trắng, vị mặn, tách ra từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ di tích của biển. Đây là một chất cần thiết cho mọi sinh vật nhưng cũng có nguy cơ gây bệnh nếu dùng quá nhiều. Muối ăn được dùng từ thuở rất sớm trong lịch sử loài người. Trước đây, vì khan hiếm, nên muối là nguồn lợi mà nhiều lãnh chúa tranh giành. Ngày nay, nhờ kỹ thuật tinh chế tân tiến, muối được sản xuất dễ dàng, nhiều hơn và rẻ hơn.
Lục Súc Tranh Công là một truyện cổ Việt Nam mang nhiều ý nghĩa nhân sinh đáng suy gẫm. Có sáu con vật được chủ nuôi chung trong nhà là trâu, chó, ngựa, dê, gà và lợn. Nếp sống đang hài hòa thân thiện thì không hiểu tại sao một hôm lục súc ta lại có một cuộc bàn tròn “kiểm thảo” kể công của mình và chê bai súc khác. Chủ nhà dựa cột lắng nghe.
Ngày nay, rất nhiều nhà khoa học đều khuyên chúng ta nên giảm bớt việc ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê cừu, đồ lòng, gan, tim, thận…). Nên ăn thịt nạc, hoặc thay thế bằng thịt trắng như thịt gà đã lóc da bỏ mỡ, và cũng nên ăn cá 2-3 lần trong tuần.
Trong vài thập niên qua, thiền chánh niệm đã trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt như là phương thức để giảm căng thẳng hay lo lắng và có được cảm nhận cuộc sống hạnh phúc lớn hơn, theo Ingrid Fadelli, trong bài viết “Exploring why mindfulness meditation has positive mental health outcomes” [Khám phá tại sao thiền chánh niệm có nhiều kết quả sức khỏe tinh thần tích cực] được đăng trên trang mạng Medical Xpress, hôm 17 tháng 2 năm 2020.
Nước tiểu mới đái của người không có bệnh đã được dùng để khử trùng, để uống khi du hành trong sa mạc mà không có nước. Và khi cơ thể bị thiếu nước thì hai trái thận vẫn tiếp tục lấy nước của mô bào để đái.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, thịt đỏ (red meat) lại được y giới cũng như truyền thông báo chí và người tiêu thụ bàn tán, nhắc nhở. Đó là sau khi có một nghiên cứu về rủi ro của ăn nhiều thịt đỏ do Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ thực hiện “Ăn nhiều thịt đỏ tăng rủi ro mắc bệnh Viêm Khớp Thấp gấp hai lần.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.