Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Phân Tử Cực Nhỏ Nano

20/05/200600:00:00(Xem: 3914)

Phân Tử Cực Nhỏ Làm Máu Đông<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bs Anna Radomski cùng các cộng sự viên nghiên cứu tác dụng của 4 loại phân tử cực nhỏ (nanoparticles) phản ứng tương tác vào thụ thể tiểu cầu, (glycoprotein integrin receptor). Những phân tử cực nhỏ có kích thước bằng 1 phần tỉ thước có thể lưu động dễ dàng qua phổi và mạch máu vi ti huyết quản. Những phân tử cực nhỏ có thể phản ứng tương tác vơí tiểu cầu, hay cũng có thể dính chụm lại, tăng cao khả năng làm đông máu.

 

Nghiên cứu bao gồm phản ứng tương tác phân tử cực nhỏ vơí tiểu cầu của người (yếu tố làm đông máu) và một mô hình đông máu trong động mạch cổ (carotid artery thrombosis) hay chặn nghẹt động mạch cổ, thử nghiệm cho chuột. Kết quả cho thấy một vài phân tử cực nhỏ carbon hoạt hóa tiểu cầu của người, làm tiểu cầu chụm lại. Khi thử nghiệm vào chuột thì những phân tử cực nhỏ carbon cũng làm động mạch cổ tắc nghẽn.

 

Phân tử carbon cực nhỏ thấy trong không khí ô nhiễm phế thải từ thặng dư do dầu hơi đốt cháy. Tuy nhiên, khoa học cũng có thể điều chế được phân tử carbon cực nhỏ. Kết quả nghiên cứu kể trên khuyến cáo áp dụng phân tử cực nhỏ carbon trong y khoa, như điều trị đông máu. Kết quả cũng khuyến cáo nghiên cứu môi trường ô nhiễm khói phế thải trong không khí chứa phân tử cực nhỏ carbon tăng cao nguy cơ bệnh xơ cứng động mạch và cơn đau tim-heart attack. (British Journal of Pharmacology, November 2005).

 

Áp Dụng Kỹ Thuật Nanoparticles (Phân Tử Cực Nhỏ) Trong Lãnh VựcĐịnh Bệnh Và Trị Bệnh Ung Thư.

 

Gs Gregory Lanza và các đồng nghiệp nghiên cứu bệnh ung thư melanoma của người cấy trên da chuột cho thấy khi dùng MRI Scan không thể truy tìm được ung thư da nhỏ li ti. Nhưng khi chích những mẩu nanoparticles vào chuột thì 30 phút sau nhận ra được hình ảnh ung thư melanoma cực nhỏ. Những mẩu nonoparticles chỉ nhỏ bằng 1/2000-3000 của một chấm viết chì. Mỗi nanopartcles chứa 100.000 phân tử kim loại được dùng như chất phản quang, móc vào tế bào ung thư mới thành lập do máu đưa tới. Các chuyên gia hy vọng móc thuốc điều trị vào những nanoparticles và nhờ đó có thể đưa thuốc trực tiếp tơí tế bào ung thư. (<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />WashingtonUniversityin St Louis, April 2005). (Bàn thêm: Nanoparticles sẽ trở thành một kỹ thuật rất quan trọng trong y khoa và sinh học.

 

Những áp dụng nanoparticles đang nghiên cứu hiện nay như: đánh dấu trong kỹ thuật huỳnh quang sinh học, nghiên cứu thuốc men và gene trị liệu, truy tầm vi trùng và siêu vi trùng, truy tìm bạch đản, tìm hiểu cấu tạo DNA, thiết lập mô, tiêu diệt phân tử bằng nhiệt, phân tách phân tử và tế bào, dùng làm chất phản quang, và nghiên cứu thực bào chuyển động, v…v…Hãy tưởng tượng kích thước tế bào nhỏ, 10µm. Kích thước bạch đản nhỏ hơn, 5nm. Kích thước những phân tử dùng trong kỹ thuật nanoparticles nhỏ như kích thước bạch đản và nhờ đó có thể phân tích những hiện tượng sinh học hay y học vơí những kích thước nhỏ nhất, tinh vi nhất).

 

Một Khoa Học Gia Trẻ Tuổi Người Việt Sáng Chế Van Cực Nhỏ (Nano Valve) Lọc Từng Phân Tử. Một sinh viênĐại Học (graduate student) Nguyễn Thới cùng một nhóm khoa học gia thuộc nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau tạiĐại Học California Los Angeles (UCLA) vừa sáng chế một loại van cực nhỏ cấu tạo bằng chất roxatane, có thể đóng mỡ, chuyển động. Hệ thống giống như một chuỗi động cơ gắn liền vào một mẩu thủy tinh cực nhỏ có thể đếm được 500 phân tử kích thước nanometers qua khỏi máy lọc.

 

Nhiệm vụ của những phân tử chất roxatane cấu tạo van cực nhỏ có thể đóng hay mở, hoặc giữ, bỏ những phân tử chui qua. Dùng một năng lực từ một điện tử (electron) duy nhất điều khiển van đóng mở. Viễn tượng nghiên cứu kể trên là muốn tìm hiểu thêm van cực nhỏ có thể hoạt động, đóng mở, giữ bỏ từng phân tử và hy vọng có thể áp dụng lọc được từng phân tử phân hóa tố (enzymes). Ngoài ra, hy vọng van cực nhỏ có thể áp dụng kiểm soát từng phân tử dược phẩm qua máy lọc. (Proceedings of the NationalAcademyof Sciences, July 19, 2005). (Bàn thêm: Sáng chế van cực nhỏ cũng như một thứ vòi nước cực nhỏ có thể đóng mở, giữ hay bỏ từng phân tử xuyên qua máy lọc kích thước phân tử.

 

Khoa học gia trẻ tuổi Việt Nam Nguyễn Thơí được coi là một chuyên gia nổi tiếng, lần đầu tiên phát minh van kích thước phân tử trong một ống nước cực nhỏ, đóng mở cho chảy ra từng phân tử. Chỉ dùng năng lực từ một điện tử (electron) để đóng mở van là một nguyên tắc sáng chế tuyệt diệu. Nhiếu hy vọng trong việc áp dụng van cực nhỏ trong sinh y học như điều hành kiểm soát dược phẩm kích thức phân tử đang được thử nghiệm.

 

Vì van cực nhỏ hơn cả một tế bào, có thể chui được vào tế bào, cho nên hy vọng, trong tương lai, sẽ có rất nhiều áp dụng khác phát minh áp dụng trong y khoa hay sinh học tùy theo nhu cầu và sức tưởng tượng của con người).

 

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.;Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: [email protected] 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bệnh Mất Trí (Alzheimer) là chứng bịnh mà các tế bào thần kinh trong não bị teo đi. Đó là do sự tích tụ bất thường của protein beta-amyloid và protein tau. Nghiên cứu về các loại thuốc chống lại bệnh Alzheimer cho thấy rằng nên điều trị sớm trong quá trình điều trị bệnh, trước khi quá nhiều tế bào thần kinh của não bị chết.
Số lượng người trên thế giới sống chung với bệnh suy tim ngày càng tăng, suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu và không thể bơm đủ lượng máu cần thiết để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao. Có những phương pháp điều trị làm chậm quá trình này, nhưng không có phương pháp nào trực tiếp làm tăng khả năng bơm máu của tim.
Các chuyên gia nghiên cứu tại Trường University of Miami đã báo cáo hai trường hợp đầu tiên được xác nhận vi rút SARS-CoV-2 truyền qua nhau thai và gây tổn thương não cho thai nhi, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 6 tháng 4 năm 2023. Theo nhóm nghiên cứu, trước đây, các bác sĩ đã nghi ngờ điều này có thể xảy ra nhưng chưa tìm được bằng chứng trực tiếp nào cho thấy vi rút COVID-19 tồn tại trong nhau thai hoặc não của trẻ sơ sinh.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
Bàng quang hay bọng đái (bladder) là một cơ quan hình tròn giống như một chiếc túi, có nhiệm vụ chứa nước tiểu. Nó nằm ở vùng xương chậu, bên dưới thận và ngay phía sau xương chậu. Về cơ bản thì nó là một bể chứa bằng thịt, nhưng thiết kế của ‘bể chứa’ này rất phức tạp.
Hàng triệu người trên thế giới bị mắc chứng huyết áp cao, và từ lâu các nhà nghiên cứu đã cho biết các chứng bịnh mất trí nhớ có liên quan đến bịnh huyết áp cao. Nhưng làm thế nào mà áp suất cao trong các mạch lại gây tổn hại cho não thì vẫn chưa được rõ ràng.
Theo một đánh giá dữ liệu từ hơn 30 triệu người trưởng thành, chỉ cần 11 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày có thể giảm 23% nguy cơ ‘yểu mệnh.’ Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị rằng nếu mọi người có thể đạt được mục tiêu hàng ngày này, thì thế giới có thể ngăn chặn được 1 trong 10 ca ‘chết yểu.’
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute – NCI), bàng quang khi rỗng có kích thước và hình dạng bằng trái lê. Tuy nhiên, nó có thể giãn ra lớn hơn nhiều khi cần thiết, và co trở lại khi trống. Trên thực tế, nó có thể chứa khoảng 16 ounce (gần nửa lít) nước tiểu cùng một lúc trong từ hai đến năm tiếng đồng hồ một cách thoải mái, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine – NLM).
Ông bà ta có câu: “Thùng rỗng kêu to.” Và hóa ra theo góc nhìn khoa học thì điều này cũng có phần đúng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người sở hữu trí tuệ về sự khiêm tốn thường sẽ thông minh hơn. Nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Positive Psychology. Tác giả chính là Elizabeth J. Krumrei-Mancuso, từ Trường Pepperdine University, đã làm việc cùng với nhóm của bà để nghiên cứu một khái niệm mà họ gọi là trí tuệ về sự khiêm tốn (intellectual humility). Trí tuệ về sự khiêm tốn là khả năng chấp nhận sai lầm về mặt trí tuệ (intellectually fallible) một cách cởi mở và điềm đạm.
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.