Hôm nay,  

Điểm Báo Y Khoa

13/05/200600:00:00(Xem: 2848)

Kinh Phong Người Lớn<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Gs John S. Duncan và các đồng nghiệp thuộc Trung Tâm Thần Kinh Queen Square bên Anh viết một bài đang trong báo Lancet, April 1-7, 2006, viết về bệnh kinh phong người lớn. Trong khi người trẻ giảm kinh phong thì người lớn khi về già lại tăng cao nguy cơ kinh phong. Nguy cơ kinh phong có thể do nhiều nguyên nhân di truyền khác nhau, do nhiều đột biến trong một di thể và do đó có thể nhiều hội chứng kinh phong khác nhau.

 

Cũng có thể do môi trường ảnh hưởng  di truyền, do thay đổi đột biến nhiều di thể. Định bệnh kinh phong do những triệu chứng lâm sàng liên hệ nhiều nguyên nhân bệnh lý hay sinh học khác nhau. Chụp hình MRI cũng có thể tìm hiểu cấu tạo não liên hệ kinh phong. Thuốc điều trị kinh phong có hiệu quả từ 60-70%. Nhiều thử nghiệm mơí trong việc điều trị kinh phong, tiên đoán chính xác, sử dũng thuốc tác dụng từng vùng gây kinh phong trong não, kích thích thần kinh và ghép não. (Tham Khảo: Lancet, April 7, 2006).

 

Ảnh Hưởng Của Kích Thích Tố Nữ Estrogen Vào Chứng Nhức Nửa Đầu

 

Nghiên cứu do Bs Jan Lewis Brandes lấy từ những tài liệu Medline từ Jan.1966 tơí Sept 1, 2005 và từ EMBASE Drugs and Pharmacy từ Jan 1991 tới Sept. 1, 2005. Tất cả gồm 643 bài viết .Phân tích xác suất cho thấy kích thích tố nữ Estrogen ảnh hưởng đàn bà nhiều hơn gấp 3 lần đàn ông, thay đổi theo thời kỳ kinh nguyệt.

 

Nhức nửa đầu trong lúc kinh nguyệt thường  khó chữa, có những triệu chứng báo hiệu trước, lâu hơn, làm bệnh nhân mất khả năng làm việc nhiều hơn, so vơí lúc nhức nửa đầu vào những thơì gian khác trong tháng. Nghiên cứu cơ nguyên bệnh lý nhức nửa đầu cho thấy estrogen kích thích điều tiết nitric oxide ảnh hưởng trực tiếp tơí hệ thống mạch máu của cơ thể, nhất là trong giai đoạn kinh nguyệt hoàng thể (lutease), ở thời điểm 5-HT (serotonin) giảm thấp nhất. Nhiều thử nghiệm cho thấy có liên hệ giữa estrogen và tổng hợp serotonin.  Tuy nhiên chưa có chứng cớ rõ rệt vai trò của estrogen trong việc phòng ngừa nhức nửa đầu liên hệ kinh nguyệt. Thuốc kìm hãm thụ thể serotonin như triptans có thể chữa và ngừa (") nhức nửa đầu. (Tham Khảo: JAMA, 295: (April 19), 1824, 2006).

 

Điểm Báo: Trong báo Clinical Geriatrics, January 2006, có 2 bài viết đáng lưu ý:

 

1) Bài thứ nhất tên là Hội Chứng Serotonin do Bs Melinda S. Lantz, Clinical Geriatrics, 14: 13, 2006. Hội chứng serotonin do hệ thống não hay ngoại biên kích thích sinh sản serotonin. Hội chứng serotonin có thể do dùng nhiều chất ngăn chặn serotonin hay một số thuốc khác tăng cao tác dụng serotonin. Rất nhiều người già bị hội chứng này và cũng rất nhiều bác sĩ không để ý hội chứng serotonin của người già. Đây là một trường hợp điển hình mà Bs Lantz muốn đưa ra vơí những triệu chứng như lẫn lộn, nhầm lẫn, tâm thần thay đổi, hoạt động cơ thể chậm lại. Tác giả cũng cho biết những chất nào liên hệ hội chứng serotonin và những phương pháp điều trị ra sao. Thí dụ trường hợp một bệnh nhân đàn bà 77 tuổi khi bị hội chứng serotonin đã phải ngưng bỏ venlafaxine, citalopram và trazodone. Thay thế điều trị bằng thuốc Lorazepam để chữa rung chân tay và tròng mắt bị đảo lộn.

 

2) Bài thứ 2 là Điều Trị Bệnh Con Giời Của Người Già và những đau đớn Do Bệnh con Giời Gây Nên., Clinical Geriatrics, 14: 26, 2006. Bệnh con giời do siêu vi trùng varicella giống siêu vi trùng trái rạ gây nên. Đây là loại bệnh ngoài da liên hệ thần kinh. Siêu vi trùng xâm nhập những trung tâm thần kinh làm đau đớn và bệnh nhân vẫn cảm thấy còn đau mặc dầu đã hết bệnh (90 tơí 120 ngày sau khi khỏi bệnh). Phần lớn bệnh con giời phát hiện khi bệnh nhân trên 60 tuổi.

 

Trong bài này, tác giả đặc biệt lưu ý vấn điều trị bệnh con giời cho ngươì già và những triệu chứng đau đớn sau khi bị bệnh con giời.

 

Phần 1: Dùng thuốc chống siêu vi trùng con giời như Acyclovir, Famciclovir và Valacyclovir ngăn chặn DNA polymerase, do đó ngăn chặn siêu vi trùng sinh sản.

 

Phần 2: Dùng thuốc giảm viêm như Corticosteroids nhưng phải thận trọng vì người già dễ bị công phạt.

 

Phần 3: Dùng thuốc giảm đau nonopiate hay opiate.

 

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.