Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Hành Tươi Và Viêm Gan A

11/28/200300:00:00(View: 6254)
Trung tuần tháng 11 vừa qua, tại ngoại ô thành phố Pittsburgh tiểu bang Pennsylvania đã xẩy ra một vụ trúng độc thực phẩm khiến trên 600 người mắc bệnh và 3 tử vong. Họ đã ăn uống tại một nhà hàng Mễ Tây Cơ Chi Chi. Vấn đề trầm trọng đến nỗi cơ quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ phải lập tức can thiệp, tiếp tay. Phát ngôn viên cơ quan này tuyên bố là vấn đề rất nghiêm trọng vì số bệnh nhân quá cao. Cả mươi ngàn người liên hệ đã được cấp kỳ chích ngừa bệnh.
Trước đó mấy tháng, một dịch bệnh tương tự cũng thấy ở hai tiểu bang Georgia và Tennessee khiến gần 300 người bị bệnh sau khi ăn ở 12 tiệm khác nhau.
Trong cả hai trường hợp, các nạn nhân đều bị chứng bệnh Viêm Gan loại A.
Và Hành tươi (Green Oinion) đã được nghi là thủ phạm. Đồng thời bị loại bỏ tại cả trăm địa điểm cung cấp.
Tội nghiệp cho họ nhà Hành. Khi không mà bị mang ra để "bắt Hành bẻ Tỏi".
Vì từ ngàn năm nay, Hành vẫn được gán cho nhiều công dụng tốt đẹp.
Nào là Alexander Đại Đế đã nuôi quân sĩ với rất nhiều hành để họ chiến đấu dũng cảm hơn.
Rồi đến tin tưởng rằng hành có thể chữa được nhiều chứng bệnh nan y.
Hoặc, theo truyền khẩu, Đệ Nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington từng tâm sự là: " Nếu tôi bị cảm lạnh thì món thuốc duy nhất tôi dùng trước khi lên giường ngủ là một miếng hành nướng nóng hổi".
Trong dân gian, hành được dùng để trị nhiều bệnh như cảm lạnh, nhiễm độc, giảm cao huyết áp, thông phổi long đàm, bổ tim, tiểu đường. Và ngay cả chống ung thư và kích thích ước muốn tình dục.
Nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã thử nghiệm và tuyên bố là hành có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong thế chiến thứ hai, binh sĩ Liên sô bị thương cũng dùng hành tươi đắp lên vết thương cho mau lành và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy hành chứa chất Adenosine. Chất này có công dụng ngăn ngừa máu đóng cục, do đó giảm nguy cơ kích tim (Heart attack). Hành cũng không cho các tế bào máu bám vào thành động mạch bằng cách làm tăng cô em cholesterol lành HDL. Nghiên cứu khác thấy hành có thể làm hạ huyết áp.
Các nghiên cứu tại Aán Độ cho hay hành làm hạ đường trong máu. Ngày xưa, khi chưa có dược phẩm chữa tiểu đường thì dân gian nhiều quốc gia vẫn dùng hành để chữa "bệnh nước tiểu kiến bu" này.
Nghiên cứu ở bệnh viện M.D. Anderson và đại Học Harvard cho thấy hành có khả năng ngăn sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư.
Với tiền nhân ta thì hành là vị thuốc rất công hiệu để trị các bệnh như sát trùng, lợi tiểu, đau răng, làm ra mồ hôi. Hành cũng chữa được cảm sốt, nhức đầu, dưỡng thai, sáng mắt và bổ ngũ tạng. Chẳng vậy mà khi bị cảm nặng, được mẹ già cho ăn bát cháo hoa nóng hổi kèm vài nhánh hành, thì toát mồ hôi, nhẹ cả người.
Hành giã nhỏ pha với thìa mật ong thì không thuốc ho nào sánh bằng. Aáy là các cụ nói vậy.
Việc dùng hành nói riêng, thảo mộc nói chung, để trị bệnh hiện nay rất phổ thông trên khắp thế giới. Mà người Việt chúng ta cũng thích các loại "Cây-Con" thiên nhiên.
Chữa ung thư thì lá đu đủ, sừng tê giác, nấm linh chi, Trinh nữ Hoàng Cung
Nhiều vị đau xương khớp đang uống vây cá mập, sụn chân voi.
Canh dưỡng sinh đang là tin tức nóng hổi của cộng đồng người Việt.
Riêng cái vụ Cây- Con để làm đẹp nếp sống phòng the cũng nhiều vô kể. Thảo mộc thì Dâm dương hoắc, rau hẹ, nấm cục. Bò sát có tắc kè, rắn. Thủy sản thì cá ngựa, trạch, lươn, trai sò. Động vật có vú thì tinh hoàn hươu, dê, chó hầm thuốc bắc.
Thôi thì đủ thứ. Có bệnh thì vái tứ phương mà. Và cũng tốt đi.
Vậy thì tại sao ăn hành tươi tại Chi Chi lại bị viêm gan A" Mấy ông bà nghiên cứu Y tế chưa có câu trả lời, vì họ đang điều tra. Có thể là hành bị nhiễm virus viêm gan này. Hành tươi thường gặt hái bằng tay và vì lá hành khép kín có thể chứa các vi khuẩn, rửa không sạch hết được. Hành tươi cũng thường được ăn sống. Ngâm nước đá lạnh toát, nhậu với thịt gà đi bộ hấp thì ngon nhất trần đời. Hành củ thường được máy móc thu lượm, được làm khô để giảm nhiễm hoặc hư thối nên an toàn hơn.

Mà viêm gan A là bệnh chi mà dư luận e ngại như vậy cà"
Hàng năm có cả vài trăm ngàn người mắc bệnh mà lá gan là nơi bị hư hao nhiều nhất. Hung thủ là các trự siêu viêm gan loại A. Mấy trự xâm nhập cơ thể, âm thầm tác hại cả dăm tuần sau bệnh tình mới lộ diện. Cho nên từ một nguồn dịch, bệnh có thể gây ra nhiều đợt lây lan trước khi bị phát hiện.
Bệnh nhân có các triệu chứng như nóng sốt, nôn mửa, đi tiêu chẩy, đau bụng, mệt mỏi, ăn mất ngon, da vàng như nghệ. May mắn là bệnh thường thường hết đi trong vòng hai tháng và không để lại viêm gan kinh niên.
Với viêm gan loại A, câu hỏi ưu tiên được đặt ra là: vì đâu mà ta mắc bệnh. Để còn phòng ngừa chứ. Bộ cứ đi ăn Chi Chi là mắc bệnh hay sao!" Đó cũng là thắc mắc mà giới chức y tế đang cố tìm ra trong dịch bệnh ở Pennsylvania. Giả thuyết cho là
Bản thân Hành Tươi không gây ra bệnh. Hành vốn vô tư, tốt lành mà loài người dùng làm gia vị từ thuở lập địa khai thiên. Ngay cả hậu duệ bác Chư Bát Giới cũng còn " Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi" cơ mà.
Xét cho cùng lý, nguyên do là sự cẩu thả trong nếp sống, sự không vệ sinh, sự không an toàn dinh dưỡng của con người.
Đi nhà cầu xong không rửa tay mà trở lại bếp nấu ăn cắt rau, thái thịt. Rồi dọn cơm, cầm thìa cầm đũa ăn uống.
Thủy sản mua về không rửa kỹ, nấu chín mà muốn nhậu tươi với la de, huýt ki. Cho nó bổ và mát!
Lại còn giao hoan với người bị bệnh, dùng chung ống chích với dân ghiền ma túy.
Vì siêu virus gan A có trong phẩn, trong chất lỏng cơ thể người bệnh. Dính vào đâu là lan truyền bệnh từ đó. Họ nhà Hành ở tiệm Mễ Chi Chi vô tình là hình nhân thế mạng, lãnh "búa" Trình Giảo Kim thay cho người sản xuất hành, người nấu nướng, dọn bàn cẩu thả.
Vậy thì phòng ngừa cách nào"
Thưa cũng giản dị thôi.
"FAVOR DE LAVARSE LAS MANS ANTES DE REGRASAR A LA COCINA" A! cái ông lang này lại nói được cả tiếng ngoại quốc đấy! Đâu có. Chép nguyên văn tại phòng vệ sinh bất cứ tiệm ăn nào đấy ạ. " Nhân viên phải rửa tay trước khi trở về làm việc". Ta không là nhân viên nhưng sẽ trở về bàn cầm thìa cầm đũa thưởng thức món ăn. Nên cũng rửa tay.
Thực phẩm thì rửa sạch, nấu chín.
Chẳng nên giao hoan với người nghi có bệnh.
Tránh ghiền cần sa ma túy để khỏi chung nhau ống chích.
Và chích ngừa.
Mục đích của chích ngừa là tạo ra tính miễn dịch cho cơ thể với tác nhân gây bệnh đó. Chích ngừa đã tránh cho nhân loại nhiều triệu tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ trên toàn thế giới. Bệnh sởi chỉ năm thì mười họa mới gặp. Tê liệt trẻ em thì hầu như không còn ở nước Mỹ. Ho gà, thương hàn, yết hầu đã giảm đi rất nhiều. Ngay cả dịch cúm hàng năm vào mùa Đông cũng bớt tai hại. Tất cả nhờ ở hiệu nghiệm của chích ngừa, phòng bệnh.
Viêm gan A được chích ngừa cho những ai sống ở hoặc sắp tới vùng có dịch bệnh. Đông Nam Á Châu là một trong những vùng đó. Chích cho người bị viêm gan kinh niên, dân ghiền chích choác. Hai tuổi trở lên đã chích được rồi. Chích làm hai lần. Công hiệu kéo dài hơn năm năm. Thuốc chích chỉ tạo ra một phản ứng tại chỗ rất nhẹ.
Hàng năm, cứ vào mùa gió trở lạnh, là nhiều đồng hương ta cũng tính chuyện du lịch Á Châu. Rồi ăn Tết mừng Xuân với họ hàng, bạn bè tại quê hương còn nhiều khó khăn. Nơi mà chỉ gần đây mới có Pháp Lệnh An Toàn Vệ sinh Aên Uống. Nơi mà trúng độc, ngộ thực được báo chí trong nước thường xuyên đăng tải; thịt gia súc chết toi vẫn được mang bán ngoài chợ lộ thiên, ruồi nhặng bu đầy. Và bài học vệ sinh ít được áp dụng. Vì thiếu hướng dẫn, thiếu kiểm soát. Xin đừng chốn trách nhiệm, bào chữa " cái khó nó bó cái khôn".
Nên xin nhắc nhở đồng hương nhớ chích ngừa viêm gan A và một số bệnh khác. Nhưng cần chích một tháng trước khi khởi hành.
Để sức khỏe được an toàn bảo vệ trong chuyến đi xa.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 11-2003

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người sống với Covid lâu dài sau khi phải vào bệnh viện nhiều phần cho thấy một số tổn hại đối với các bộ phận chính của cơ thể, theo một nghiên cứu mới cho biết. Chụp hình MRI cho thấy nhiều bệnh nhân có một số bất thường trong nhiều bộ phận như phổi, não và thận gấp ba lần.
Mùa cúm đang đến và vắc xin ngừa COVID-19 mới cập nhật đã ra mắt sau đợt cúm năm rồi Chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin về việc chích ngừa COVID-19 trong chuyên mục của tháng này. Nếu bạn có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Đạo luật Chăm Sóc sức khoẻ trên Thị trường Bảo hiểm Y tế theo Giá cả phải chăng(Affordable Care Act Health Insurance Marketplace) Tiền hưu trí, tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSI) hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.