Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Thử Nghiệm Tại Gia

23/07/200400:00:00(Xem: 6036)
Ngoài việc đến phòng mạch bác sĩ để được khám bệnh, chúng ta thường làm một số thử nghiệm, chẩn đoán ở nhà để theo dõi bệnh trạng. Đó là đo huyết áp, thử đường trong máu, khám nhũ hoa, thử nước tiểu, đo thân nhiệt..
Lang tôi muốn cùng quý vị ôn lại cách thức thực hiện các phương pháp này, để kết quả được thêm phần chính xác.
1-Đo huyết áp.
Chúng ta đều biết huyết áp là sức ép của máu trên thành động mạch và là tác dụng giữa sản lượng (output) của trái tim trên sức cản của thành mạch máu.
Sản lượng máu tùy thuộc vào sức co bóp của tim và khối lượng máu thoát ra mỗi khi tim co bóp.
Sức cản của động mạch tăng khi mạch máu co hẹp, mất đàn hồi hoặc xơ cứng như là khi cơ thể về già; khi máu đông đặc vì có nhiều hồng huyết cầu.
Sức cản yếu thấp khi mạch máu thư dãn hoặc khi khối máu giảm.
Aùp suất cao nhất khi tâm thất bóp vào để đẩy máu ra khỏi tim vào động mạch, đó là huyết áp tâm thu (Systolic pressure).
Huyết áp thấp nhất khi tâm thất thư dãn tiếp nhận máu từ cơ thể vào tim. Đây là huyết áp tâm trương (Diastolic pressure)
Đo huyết áp bằng huyết áp kế (Sphygmomanometer) đặt ở động mạch cánh tay, là nơi mà sức ép gần giống như áp suất khi máu rời tim.
Kết qủa được ghi bằng phần ngàn của mét (millimetre) thủy ngân (mm/Hg) và thay đổi tùy theo tuổi. Trong tình trạng bình thường, huyết áp của người trưởng thành là dưới 120/80 mm/Hg.
Ở mỗi người, huyết áp tăng với:
a-Sự vận động của bắp thịt;
b-Cảm xúc mạnh như sợ hãi, căng thẳng, kích động.Cho nên khi đo huyết áp ở nhà thì lại thấp hơn là đo ở phòng mạch thầy thuốc, do mình hơi hồi hộp.
Huyết áp giảm khi ta ngủ nghỉ, bị shock nặng.
Huyết áp cũng thay đổi trong ngày, vì thế đo một lần thì không được chính xác lắm.
Huyết áp được hệ thần kinh giao cảm và các kích thích tố trong cơ thể.
Điều chỉnh và duy trì ở mức bình thường.
Máy đo huyết áp có nhiều loại: loại có cột thủy ngân và loại điện tử có con số hiện trên màn hình nhỏ.
Dù với loại nào, áp kế còn có một băng bơm hơi (cuff) và một nắm bơm cao su. Aùp kế điện tử không cần ống nghe nhịp tim (Stethoscope). Thường thường băng bơm hơi vừa vặn với cánh tay của mọi người. Nếu cánh tay ta nhỏ quá hoặc lớn quá thì phải mua kích thước đúng với tay mình.
Xin thảo luận với thầy thuốc gia đình coi xem loại nào thích hợp và cũng để vị này chỉ cho cách điều chỉnh lại máy vì cứ mấy tháng ta phải điều chỉnh một lần.
Đo huyết áp vào lúc nào trong ngày"
Cần đo vào buổi sáng và buổi chiều; ngồi nghỉ khoảng dăm phút trước khi đo; Không đo khi bọng đái đầy nước tiểu hoặc vừa mới uống một ly cà phê, hút một điếu thuốc lá. Các thứ này làm mạch máu co lại, huyết áp lên cao.
a-Ngồi thoải mái, ngay ngắn trên một cái ghế, để cánh tay lên mặt bàn ngang với tầm trái tim Người thuận tay trái đo huyết áp bên tay mặt. Nếu thuận tay phải thì làm ngược lại.
b-Quấn băng bơm vào cánh tay, phía trên nếp gấp khuỷu tay khoảng 2.5 phân;
c-Đặt mặt nghe của ống nghe nhịp tim lên chỗ gấp của khuỷu tay, nơi có động mạch nằm ở dưới;
d-Bóp bơm cao su để tăng áp suất cao hơn huyết áp tâm thu thường lệ khoảng 30 mm Hg. Khi này ta không nghe thấy nhịp tim đập.
e-Thả hơi ở bơm ra từ từ, tới khi nghe thấy tiếng tim đập đầu tiên. Đọc con số huyết áp và đây là huyết áp tâm thu (Systolic pressure), cao nhất.
g-Tiếp tục thả hơi và nghe nhịp tim đập.Khi không nghe thấy tiếng tim nữa thì áp suất lúc đó là huyết áp tâm trương (Diastolic pressure).
h-Nghỉ vài phút rồi đo lại để xác nhận sự chính xác của con số đo.
Máy điện tử thì ta không phải nghe nhịp tim và kết quả số huyết áp hiện trên khung hình, rất dễ đọc.
Nên ghi lại chỉ số huyết áp để theo dõi xem điều trị có công hiệu không; để biết trước áp suất lên quá cao, gây ra rủi ro trầm trọng cũng như đưa cho thầy thuốc coi để so sánh kết quả, coi máy của mình có cần phải điều chỉnh.
2- Đếm nhịp tim đập
Nhịp tim hoặc Mạch (Pulse) là một loạt các sóng áp suất trong một động mạch gây ra do co bóp ở tâm thất trái và tương ứng với nhịp tim, tức làsố lần tim đập trong một phút.
Mạch được đếm ở các động mạch ngoại vi như trên cổ tay, động mạch cảnh ở cổ, đặc biệt là nơi nào mà động mạch nằm trên mặt xương.
Dùng đầu ngón tay chỏ và ngón giữa để đếm nhịp tim. Nhịp tim trung bình là từ 60-80 trong một phút. Cần để ý tới số lượng nhịp, nhịp mạnh hay yếu, nhịp có đều đặn hoặc nhanh chậm bất thường.
Nhịp thay đổi theo:
a-Hơi nhanh hơn ở đàn bà so với đàn ông; người nhỏ con hơn người to lớn
b- Trẻ em có nhịp từ 120-140/một phút. Khi trẻ lớn lên thì nhịp giảm lần;
c-Vận động của bắp thịt tăng nhịp đập có khi tới trên 100/ một phút; khi ngủ thì nhịp xuống tới 60/ một phút. Với một người khỏe mạnh thì nhịp không lên nhanh như ở người quá tĩnh tại và cũng trở lại nhịp bình thường mau hơn sau khi vận động.
d-Cảm xúc mạnh tăng nhịp tim, như khi sợ hãi, ác mộng, hoảng hốt, hồi hộp;
e-Khi tuyến giáp tăng hoạt động thì nhịp tim cũng lên cao;
g-Trong các trường hợp nóng sốt vì nhiễm vi khuẩn, nhịp cũng lên cao.
Các huyết áp kế điện tử cũng đo số nhịp tim và nhịp thở nên rất tiện lợi.
3-Đo thân nhiệt.
Đây là cường độ nhiệt trong cơ thể sản xuất bởi nhiều sinh hoạt hóa học liên tục diễn ra tại các tế bào; trong các hoạt động duy trì sự sống như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn; sự hoạt động của bắp thịt; khi nóng sốt hoặc thời tiết nóng bức.
Thân nhiệt bình thường là từ 36.2° C đến 37.6° C (97° F-100 °F).
Nhiệt độ thấp vào buổi sáng vì suốt đêm bắp thịt nghỉ ngơi và ta không ăn thực phẩm; cao hơn vào buổi chiều vì suốt ngày sinh hoạt và tiêu thụ món ăn sinh ra nhiệt.
Nhiệt độ cũng thay đổi tùy nơi trên cơ thể: Nhiệt độ ngoài da ở nách thấp hơn ở trong miệng; nhiệt độ miệng lại thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn tới vài độ.
Thân nhiệt được đo bằng nhiệt kế (thermometer) thủy ngân hoặc bằng dụng cụ điện tử.
Đo thân nhiệt là để coi có nóng sốt nhiễm trùng hoặc dưới tác dụng của thời tiết oi bức, trúng nhiệt.
4-Đo đường trong máu.
Bị bệnh tiểu đường là cầm chắc phải đo đường mỗi ngày ở nhà, để thay đổi liều lượng thuốc và du di sự dinh dưỡng ngõ hầu tránh các biến chứng trầm trọng như nguy cơ suy thận, mất thị giác, hoại thư ngón chân.
Đường trong máu là glucose do tinh bột (carbohydrates) cung cấp. Glucose được dự trữ ở gan và được chuyển sang máu tùy theo nhu cầu.

Lượng glucose trung bình trong máu là 110 mg/dl. Mức độ này được insulin tiết ra từ tụy tạng kiểm soát. Khi thiếu insulin hoặc insulin trở nên kém hiệu nghiệm thì glucose sẽ lên cao và theo nước tiểu ra ngoài.
Dược phẩm chữa bệnh tiểu đường như insulin và các loại thuốc viên (Glucophage, Glyburide, Amaryl..) là để giữ mức glucose bình thường. Liều lượng thuốc tăng hay giảm là tùy theo lượng glucose trong máu mà ta đo mỗi ngày.
Đo đường ở nhà thường không được chính xác bằng đo ở phòng thí nghiệm vì đôi khi ta sơ sót kỹ thuật nhưng rất cần thiết. Hơn nữa, máy dùng ở nhà đo đường trong máu, còn phòng thí nghiệm đo trong huyết tương (plasma). Glucose trong huyết tương thường cao hơn trong máu từ 10- 15%.
Dụng cụ đo gọi là glucose meters. Máy nhỏ bằng bàn tay, mang theo người được và điều hành bằng một cục pin.
Trên thị trường có ít nhất 25 loại máy, khác nhau về cỡ lớn nhỏ, giá tiền của máy và giấy thử nghiệm, số lượng máu cần thiết để thử, tốc độ thử nhanh chậm. Nhiều nhà sản xuất còn bán máy với giá rất rẻ nhưng mình phải tiếp tục mua giấy thử của họ với giá rất cao. Giá cả máy từ dăm chục mỹ kim tới trên 300 mỹ kim.
Máy mới ra lò có nhiều tiện nghi như có thể lấy máu ở nơi khác ngoài đầu ngón tay, thời gian đo tự động báo hiệu nếu có nhầm lẫn, màn ảnh ghi kết quả hoặc tiếng nói báo kết quả cho người khuyết thị.
Trên nguyên tắc, máy được dùng cho mọi bệnh nhân, đặc biệt với người điều trị với insulin. Nhóm này nên thử mỗi ngày trên ba lần. Thường thường thử trước các bữa ăn, hai giờ sau khi ăn, trước khi đi ngủ, lúc 3 giờ sáng và bất cứ lúc nào ta cảm thấy có triệu chứng khó chịu.
Nếu thay đổi thuốc, có nhiều căng thẳng, bệnh tật thì thử nhiếu lần hơn. Nhưng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Để dùng máy cho đúng, cần được hướng dẫn kỹ càng và đọc kỹ lời chỉ dẫn kèm theo máy.
Cách dùng meter:
a-Rửa tay sạch với sà bông, nước ấm, lau khô; hoặc lau chỗ định lấy máu với alcohol rồi để khô;
b-Chích đầu ngón tay với mũi trích nhọn có sẵn trong máy thử;
c-Giữ ngón tay chỉ xuống dưới hướng về giấy thử cho có một giọt máu nhỏ vào giấy;
d-Theo chỉ dẫn để đặt giấy thử vào máy;
e- Đọc kết quả thử nghiệm.
Kết quả có thể không chính xác tùy theo máy, tùy theo giấy thử và tùy theo cách thức áp dụng của người thử. Thời tiết, độ ẩm cũng thay đổi kết quả thử nghiệm. Cần lau chùi, giữ gìn máy sạch sẽ, tránh va chạm gây mất chính xác
Các máy đo mới có thể lấy máu ở cánh tay, đùi, nhưng lấy ở đầu ngón tay vẫn chính xác hơn
Mục đích của thử nghiệm tại gia là để:
a-Theo dõi mức độ glucose trong ngày;
b-Giúp điều hòa lượng đường trong máu;
c-Phát hiện trường hợp cấp cứu, chẳng hạn đường xuống quá thấp hoặc lên quá cao;
d-Tự học hỏi để kiềm soát đường trong máu
e-Điều chỉnh nếp sống ở người cần điều trị bằng thuốc;
g-Giúp quyết định nhu cầu dùng insulin ở phụ nữ mang thai mà bị tiểu đường tạm thời.
5-Tự Khám Nhũ Hoa
Với quý bà, ung thư cặp nhũ hoa vẫn là mối ưu tư lớn. Vì cứ chín vị thì một vị chẳng may sẽ là nạn nhân và vì dù biết sớm điều trị thành công nhưng tử vong vì ung thư này vẫn còn khá cao.
Nguyên do gây bệnh chưa được xác định nhưng quý bà sẽ dễ bị ung thư hơn nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư vú; chưa bao giờ có con hoặc có con đầu lòng vào tuổi trên 35.
Với những nguy cơ này thì quý bà chẳng có cách nào thay đổi, loại bỏ được, nhưng nếu để ý tới dấu hiệu bệnh và tự khám nhũ hoa thì sự phát hiện sẽ sớm hơn và sự điều trị sẽ hữu hiệu hơn.
Dấu hiệu bệnh là một cục nhỏ nổi lên trong nhũ hoa, một chút dung dịch lỏng, trong hoặc đục lẫn máu thoát ra từ núm vú, thay đổi hình dáng của vú, da co nhăn, sưng đỏ.
Tự khám nhũ hoa mỗi tháng là điều nên làm để phát hiện các cục nhỏ nằm trong vú.
Chọn một ngày nhất định nào đó trong tháng để tự khám. Nếu còn kinh nguyệt thì vài ngày sau khi hết thấy kinh, vì nhũ hoa lúc này sẽ không căng phồng. Nếu đã vào thời kỳ mãn kinh thì ngày nào cũng được, nhưng nên làm cùng ngày mỗi tháng.
Dụng cụ khám rất giản dị: đôi mắt ngọc ngà, hai bàn tay vàng của mình và một tấm gương.
Trước hết, ta đứng ngay thẳng trước gương, hai tay buông thõng thoải mái. Quan sát nhũ hoa coi có gì bất thường. Chẳng hạn da nhăn co, sưng đỏ; núm vú lẹm vô, rỉ nước.
Rồi quan sát nhũ hoa khi chống hai tay lên hông, khoanh hai tay sau đầu.
Tiếp theo là thoa nắn. Để động tác này dễ dàng, ta nên tắm qua với một chút xà bông cho da chơn mềm.
Đặt bàn tay phải sau gáy, sờ nắn nhũ hoa phải với bàn tay trái. Hãy tưởng tượng nhũ hoa là mặt chiếc đồng hồ. Với đầu ngón tay khép chặt, bàn tay úp đặt trên vú ở 12 giờ, đưa các ngón tay từ từ xuống một giờ, hai giờ rồi lần lần trở lại 12 giờ. Sờ nắn coi có u cục ở trong.
Rồi chuyển ngón tay vào núm vú, nhắc lại động tác trên để sờ nắm núm, coi rắn mềm, co rút ra sao, có chẩy nước hay không. Sau hết là chuyển các ngón tay ra xa hơn, tới nách để khám vì nơi đây cũng có tế bào vú.
Nhắc lại cùng động tác với vú bên trái.
Để hoàn tất, ta nằm ngửa ngay thẳng, rồi khám từng bên vú và núm vú. Muốn dễ dàng cho việc khám, lót cái gối nhỏ dưới vai, và bàn tay dưới đầu, mỗi khi khám vú trái hoặc vú phải.
Thế là hoàn tất việc phát hiện bất thường trên nhũ hoa.
Nếu cặp nhũ hoa bình thường như tháng trước thì ta yên tâm, ăn mừng. Nếu thấy vài cục nho nhỏ đâu đó thì cho thầy thuốc hay ngay. Các cục này thường xuất hiện nhiều hơn ở góc trên phía ngoài của vú. Cũng may là 75% các cục này lành tính, điều trị dễ dàng.
Kết luận
Thực hiện các phương thức kể trên coi bộ giản dị nhưng công dụng khá nhiều. Chúng giúp ta theo dõi bệnh trạng đang có, phát hiện bệnh mới, điều chỉnh thuốc men ăn uống, ngăn ngừa biến chứng trầm kha.
Ta vừa phòng bệnh lại vừa tiếp tay với thầy thuốc để việc trị bệnh được hữu hiệu hơn. Thật là "nhất cử lưỡng tiện", như lời cổ nhân hằng nói.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 23-7-2004
Sửa sai: Cảm ơn độc giả Martin Trần tham dự chương trình Giải đáp Y học Sống Khỏe nêu ra một error trong bài "Tìm hiểu Thử nghiệm Y Khoa": Máu nhóm O có thể truyền máu cho mọi người (Universal donor); những ai có máu nhóm AB sẽ nhận được máu của mọi người (Universal receiver). Lỗi tại tôi là người đánh máy. NYĐ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.