Hôm nay,  

Thể Thao Lặn Sâu Dưới Nước

09/03/200200:00:00(Xem: 5657)
Sắp sửa tới mùa hè ai cũng thích bơi lội. Nhưng môn thể thao độc đáo được nhiều thanh niên nam nữ ở Mỹ ưa thích là lặn sâu dưới nước (diving).

Lặn sâu dưới nước được hâm mộ trong vòng 20 năm qua. Phần lớn người ta thích lặn ngoài biển. Nhưng nhiều người khoái lặn xung quanh đảo, hồ, suối, v..v..

Từ thập niên 80, trung bình mỗi năm có 80 trường hợp bị tử vong vì lặn sâu và khoảng 1000 người phải điều trị chứng bênh làm giảm áp xuất (decompression) do những biến chứng thương tích trầm trọng khi lặn quá xâu dướI nước. Phần lớn là những biến chứng thương tích thần kinh hay đôi khi gây tử vong.

Lặn sâu dưới nước liên hệ thương tích vì áp xuất (barotrauma). Bởi vì khi lặn lên lặn xuống, cơ thể bị thay đổi bất chợt theo môi trường áp xuất xung quanh. Áp xuất trong mô phổi hay trong lỗ tai giữa (middle ear) không cân bằng được tức thời với áp xuất xung quanh. Nghĩa là khi lặn càng xâu, áp xuất xung quanh càng tăng cao, và do đó khối lượng trong phổi và tai giữa càng bị nhỏ lại. Theo định luật vật lý, nếu khối lượng quá lớn nhưng áp xuất không cân bằng được thì khoảng chống sẽ bị máu và nước dồn vào.

Áp xuất tai và xoang cũng bị thay đổi khi lặn xâu:
Thay đổi áp xuất tai giữa và tai trong cùng khi trồi lên hay lặn xâu dưới nước sẽ làm chóng mặt và gây triệu chứng thần kinh. Thay đổi áp xuất tai giữa khi lặn xâu là thứ thương tích thông thường của thợ lặn gây chảy máu tai và thủng màng nhĩ. Thêm triệu chứng khác như đau tai, chóng mặt, hay điếc tai. Khi nhoi lên, vì áp xuất tăng cao trong tai giữa sẽ làm yếu thần kinh mặt làm tê liệt thần kinh số 7 (Bell's palsy).

Áp xuất thay đổi ảnh hưởng tiền đình (vestibules) làm chóng mặt. Cách chữa thông thường là dùng thuốc làm tản máu (decongestants), thuốc kháng histamines (antihistamines), và trụ sinh. Tất nhiên, thay đổi áp xuất sẽ làm hư hại tai giữa.

Thương tích vì áp xuất thay đổi ảnh hưởng phổi và coi là thương tích trầm trọng nhất. Khi nhoi lên, áp xuất xung quanh thay đổi, không khí trong phổi sẽ làm nở phổi. Nhưng nếu khí trong phổi không thể thoát ra bằng hơi thở sẽ làm rách túi phổi và những mô xung quanh phổi. Tai nạn dễ xẩy ra khi lặn mà nín thở, hay nếu bị vài thứ bệnh kinh niên như nghẹt phổi hay suyễn. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không khí tích tụ trong trung thất (mediastinum), dưới da, trong mô phổi hay mạch máu có thể bị nghẹt vì không khí. Bọt không khí chạy lên não gây tai biến mạch máu não, hay những triệu chứng khác như hôn mê, kinh phong, bại liệt, chóng mặt, mắt hoa. Phải chữa trị cấp cứu bằng dưỡng khí, phục hồi áp xuất (recompression).

Bệnh gây ra bởi áp xuất giảm thấp (decompression):
Khi áp xuất xung quanh giảm sẽ sinh bênh do khí trơ (Nitrogen) chạy vào máu và mô. Khí trơ ảnh hưởng phổi, tai và hệ thống thần kinh. Triệu chứng nặng xuất hiện như: tê mình và chân tay, tê quanh ngực, cẳng yếu, đau lưng , đau bụng dưới, không đại tiện hay tiểu tiện được. Tủy sống bị chẩy máu, sưng nước, mô thần kinh bị suy thoái. Khi não bị thương tích làm tâm thần thay đổi, lẫn lộn, yếu sức, nhức đầu, đi đứng không vững, mắt không thấy đường hay nhìn một thành hai. Hai chân bị tê liệt, nói không được.

Nhức đầu coi là triệu chứng thông thường của người lặn. Có nhiều triệu chứng khác nhau như nhức đầu một bên hay căng thẳng, người thấy bị lạnh, hay viêm xoang. Nếu nhức đầu vì nghẹt hơi trong động mạch cần vào nhà thương cấp cứu.

Trúng độc vì dưỡng khí là bởi hít thở nhiều dưỡng khí quá độ. Triêu chứng như kinh phong, chóng mặt, ói mửa, tê, mắt nhìn không rõ, hơi thở rồn rập.

Nói tóm lại, hiện nay có 9 triệu người Mỹ có bằng lặn xâu dưới nước. Nếu có những triệu chứng thương tích khi lặn sẽ cần bác sĩ chuyên môn điều trị. Thương tích nặng vì lặn xâu thường ảnh hưởng hệ thống thần kinh, tai, xoang và phổi. Nghẹt máu vì không khí, hơi trơ (Nitrogen), rất trầm trọng, gây kinh phong, tê liệt, v..v.. Nếu trước đây, lâu rồi, bạn đã từng lặn xâu dưới nước nhưng bây giờ mới thấy triệu chứng bất thường cũng vẫn nên tham khảo bác sĩ.

Bài này cũng giúp các bà mẹ hiểu rõ vấn đề lặn xâu dưới nước, nếu có con em thích môn thể thao kể trên.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.