Hôm nay,  

Nghiên Cứu: Sốt Rét, Cúm Gà

04/02/200600:00:00(Xem: 6300)
-Những Ngả Đường Ký Sinh Trùng Sốt Rét C. Falciparum Xâm Nhập Cơ Thể

Đây là lần đầu tiên các khoa học gia tại Viện Pasteur, nước Pháp, có thể theo dõi, đo lường ký sinh trùng sốt rét đột nhập cơ thể. Thử nghiệm đánh dấu ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Falciparum bằng cách nhuộm ký sinh trùng này vơí chất huỳnh quang rồi để muỗi cắn vào da chuột. Kết quả cho thấy mỗi lần muỗi cắn thì khoảng 20% ký sinh trùng lọt qua da. Ký sinh trùng sốt rét di chuyển qua da vơí vận tốc khá nhanh. Khi qua khỏi da, ký sinh trùng sốt rét xâm nhập mạch máu.

Trong thử nghiệm này cho thấy ký sinh trùng sốt rét cũng xâm nhập đường bạch huyết. Khoảng 25% ký sing trùng lọt vào mạch bạch huyết, tiến tới hạch bạch huyết, gần nơi muỗi cắn. Ký sinh trùng ngưng lại trong hạch bạch huyết. Chỉ một phần nhỏ ký sinh trùng thoát khỏi hạch bạch huyết và biến diễn thành ấu trùng giống như trong gan. 52 giờ sau khi bị muỗi cắn, ký sinh trùng sốt rét không còn trong hạch bạch huyết. Vậy triệu chứng sốt rét là do khi ký sinh trùng xâm nhập hồng huyết cầu, chứ không phải do ký sinh trùng xâm nhập bạch huyết cầu.

Giả thuyết cho biết có thể một phần nào triệu chứng sốt rét do hệ thống miễn dịch đáp ứng ký sinh trùng khi tiêu diệt ký sinh trùng. Thêm một khám phá khác cho thấy hệ thống miễn dịch đã phản ứng ký sinh trùng sốt rét lúc đột nhập vào cơ thể động vật. Khi ký sinh trùng sốt rét xâm nhập hạch bạch huyết: cơ thể báo động và hệ thống miễn dịch bắt đầu hoạt động. Tóm lại, khi bị muỗi cắn, ký sinh trùng sốt rét qua đường máu hay đường bạch huyết, vào gan. (Nature Medicine, January 22, 2006). (Bàn thêm: Bệnh sốt rét do 4 ký sinh trùng gây ra: 1) Sốt rét do Malaria Falciparum thường thấy ở những nước vùng nhiệt đới. Bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong trong vài ngày.

Ký sinh trùng sốt rét M. Falciparium kháng nhiều thứ thuốc (chloroquine). 2) Ký sinh trùng P. Vivax và P. Malariae gây sốt rét tại những nước vùng nhiệt đới, đặc biệt P. Ovale thấy nhiều nhất ở miền Tây Phi Châu. Nhiễm những ký sinh sốt rét này tương đối không nguy hiểm lắm vì trong vài trường hợp chỉ cần thời gian là có thể khỏi bệnh. Bệnh số rét do P. Vivax, P. Malariae và P.Ovale thường không kháng sinh mạnh bằng P. Falciparum.

Tuy nhiên riêng đối vơí 2 ký sinh trùng sốt rét P. Vivax và P. Ovale, vì có thể xâm nhập vào gan, nên cần thuốc trị ký sinh trùng trong gan để tránh bệnh tái phát. Bệnh sốt rét truyền vào người qua muỗi Anophenes. Khi muỗi cắn người đang bị sốt rét sẽ truyền bệnh từ người này sang người khác. Phần lớn những người bị bệnh sốt rét ở Mỹ sau khi họ du lịch từ nước ngoài trở về Mỹ. Người Việt hải ngoại khi du lịch tại những nước có bệnh sốt rét nên uống thuốc ngừa sốt rét, nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ gia đình, vì nhiều thuốc ngừa sốt rét gây phản ứng phụ, đôi khi nguy hiểm).

Thuốc Chủng Mới Ngừa Vì Cúm Gà Hiệu Quả 100% "

Bs Andrea Gambotto và các đồng nghiệp tại Đại Học Y Khoa Pittsburgh, Hoa Kỳ vừa thành công thử nghiệm thuốc chủng ngừa cúm gà theo kỹ thuật thay đổi di thể siêu vi trùng cúm gà H5N1. Kỹ thuật điều chế thuốc chủng mới (chứa siêu vi trùng mới) khác hẳn cách cũ (chứa siêu vi trùng chết) dùng phương pháp cổ điển điều chế thuốc chủng ngừa cúm gà.

Ts Wentao Cao dựa theo kết quả cấu trúc di thể cúm gà H5N1 từ Việt Nam đã xuất bản. Ts Cao thay đổi cấu trúc di thể siêu vi trùng adenovirus bằng cách gài những di thể khác lạ hay DNA. Adenoviruses đóng vai trò chuyên chở một phần hay toàn thể phân tử bạch đản (protein)hemagglutinin (HA). Đồng thơì cũng cấu tạo những phân tử chuyên chở chuỗi di thể từ bạch đản (protein) HA lấy từ siêu vi trùng cúm Hồng Kông. Adenovirus là một siêu vi trùng cảm thông thường. Bạch đản HA nằm ngoài bề mặt của siêu vi trùng cúm. HA đóng vai trò quan trọng nhất dính vào tế bào cơ thể và là nguyên nhân gây bệnh và tử vong.

Một loạt chuột không được chích ngừa thuốc chủng mới thì chỉ nội 3 ngày sau khi bị nhiễm H5N1: tất cả chuột đều bị mất cân và chỉ 6 tới 9 ngày sau khi bị nhiễm cúm gà đều tử vong. Ngược lại, nếu chích thuốc chủng chứa adenoviruses gài một phần hay toàn thể HA thì hầu hết mọi chuột đều chỉ mất cân lượng nhẹ, không bị tử vong.

Phân tích miễn dịch: đếm siêu vi trùng trong các cơ quan chuột được chích ngừa thuốc chủng (chứa một phần HA) thì thấy lượng siêu vi trùng H5N1 rất thấp, so vơí chuột không được chích ngừa thuốc chủng, có lượng siêu vi trùng H5N1 rất cao. Nếu chích thuốc chủng (adenovirus chứa toàn thể HA) thì, 6 ngày sau, không thấy siêu vi trùng nào trong cơ quan chuột khi bị nhiễm H5N1. Nghiên cứu song song tế bào miễn dịch T lymphocytes cho thấy tế bào T phát triển mạnh trong cả 2 trường hợp chích thuốc chủng chứa một phần hay toàn diện HA. So sánh đường chủng ngừa qua mũi hay chích dưới da thì thấy chích thuốc chủng dưới da hiệu nghiệm hơn cách bơm thuốc chủng qua mũi.

Các khoa học gia đang tìm hiểu thêm hiện tượng này. Kết quả kể trên cho thấy khi dùng siêu vi trùng sống làm thuốc chủng gây tình trạng miễn dịch mạnh hơn phương pháp cũ điều chế thuốc chủng dùng siêu vi trùng chết. Các chuyên gia khuyến cáo cần thay đổi kỹ thuật điều chế thuốc chủng ngừa cúm cũ thông thường hàng năm bằng cách dùng siêu vi trùng sống. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên, kết quả thử nghiệm thuốc chủng mới ngừa cúm gà H5N1 cho chuột, giảm tử vong được 100%. (Journal of Virology, February 15, 2006)

(Chú thích: Đặt tên siêu vi trùng cúm dựa theo 2 bạch đản (proteins) tên là hemagglutinin và neuraminidase. Cả 2 bạch đản kể trên đều nằm ngoài bề mặt siêu vi trùng. Bạch đản hemagglutinin giúp siêu vi trùng dính vào màng tế bào cơ thể và là cơ nguyên nhiễm siêu vi trùng vào tế bào. Bạch đản neuraminidase giúp siêu vi trùng mới vừa sinh sản thành lập trong tế bào ra khỏi được tế bào. Hiện nay có tất cả 16 loại bạch đản hemagglutinin và 9 bạch đản neuraminidase. Các khoa học gia đặt tên siêu vi trùng cúm gà H5N1 là bởi siêu vi trùng này có 5 thể bạch đản hemagglutinin và 1 bạch đản neuraminidase).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/; www.KhoaHoc.Net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.