Hôm nay,  

Mức Tuổi Thọ Trung Bình Của Hoa Kỳ Đang Giảm – Có Phải Lỗi Tại COVID?

23/06/202300:00:00(Xem: 2647)
tuoi tho trung binh
Mức tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ vẫn đang giảm dù đại dịch đã đi qua. Đáng lo ngại hơn nữa, có một sự thay đổi chưa từng được ghi nhận trong thế kỷ qua, là xác suất trẻ em và thanh thiếu niên sống đến 20 tuổi hiện nay đang giảm dần. (Nguồn: pixabay.com)
 
Mùa thu năm ngoái, số liệu thống kê liên bang cho thấy mức tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ năm 2021 đã giảm hai năm liên tiếp. Dễ thấy rằng nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất là do COVID-19. Đại dịch tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người ở Hoa Kỳ. Mức tuổi thọ trung bình đã giảm trong hơn hai năm, và giảm gấp đôi ở những người gốc Tây Ban Nha, người gốc da đen và người Mỹ bản địa, khiến đất nước chúng ta thụt lùi lại hai thập niên. Đây cũng là mức giảm tuổi thọ trung bình đột ngột nhất kể từ Thế Chiến II.
 
Nhưng biểu đồ tuổi thọ trung bình của Hoa Kỳ so với của các quốc gia giàu có khác đã chỉ ra ba dấu hiệu tối tăm: Mức tuổi thọ trung bình của Hoa Kỳ tụt hậu so với các quốc gia khác; Mức tuổi thọ trung bình của đất nước chúng ta ‘dậm chân tại chỗ,’ không hề tăng lên; và trong khi mức tuổi thọ trung bình của hầu hết các quốc gia khác đã phục hồi từ sau năm thứ hai của đại dịch, thì của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục suy giảm.
 
Mười năm trước, khá lâu trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, Steven H. Woolf và Laudan Aron đã từng là chủ tịch và giám đốc nghiên cứu “U.S. health disadvantage,” một báo cáo cảnh báo rằng sức khỏe và sự sống còn của người dân Hoa Kỳ kém hơn so với người dân của các quốc gia có thu nhập cao khác. Được phát hành bởi một ủy ban của National Research Council and Institute of Medicine, báo cáo cho thấy Hoa Kỳ có mức tuổi thọ trung bình thấp nhất trong số các quốc gia cùng ‘cảnh giới,’ đồng thời có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn vì rất nhiều nguyên nhân. Sự chênh lệch đã gia tăng kể từ những năm 1950 và lan rộng ảnh hưởng đến cả nam và nữ, già và trẻ, giàu và nghèo, và mọi chủng tộc và sắc tộc.
 
Ủy ban đã xem xét năm lĩnh vực còn tương đối kém, có khả năng góp phần gây bất lợi cho sức khỏe của người dân Hoa Kỳ:
(1) lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống và việc sử dụng súng đạn;
(2) hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng chưa thỏa đáng;
(3) các điều kiện kinh tế xã hội còn kém;
(4) môi trường không an toàn và lành mạnh;
(5) chính sách công còn thiếu sót.
 
Hạng mục cuối cùng đặc biệt có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác, và giúp giải thích lý do tại sao các nền dân chủ tiên tiến khác lại vượt trội so với Hoa Kỳ ở hầu hết các thước đo về sức khỏe và phúc lợi.
 
Trong những năm trước đại dịch COVID-19, mức tuổi thọ trung bình ở các quốc gia khác tăng đều, trong khi của Hoa Kỳ ‘dậm chân tại chỗ’ và sau đó giảm trong ba năm liên tiếp. Các chuyên gia nghiên cứu đã xác định nguyên nhân chính: tỷ lệ tử vong ở độ tuổi trung niên (từ 25 đến 64 tuổi) đang gia tăng ở Hoa Kỳ, hiện tượng này không xảy ra ở các quốc gia ngang hàng khác. Một báo cáo chỉ ra những nguyên nhân hàng đầu là do dùng thuốc quá liều, nghiện rượu, tự tử và các bệnh liên quan đến tim mạch. Phân biệt chủng tộc có hệ thống và những bất công trong chính sách y tế cũng khiến cho những người gốc da màu, đặc biệt là người Mỹ bản địa và người gốc da đen, chịu nhiều thiệt thòi, bất lợi hơn, và có mức tuổi thọ trung bình thấp hơn nhiều so với người gốc da trắng.
 
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, tình trạng bất lợi về sức khỏe lâu nay của Hoa Kỳ càng trở nên tồi tệ hơn. Vào năm 2020 và 2021, số trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ là cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào; và Hoa Kỳ nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tử vong bình quân đầu người cao nhất. Tất cả năm lĩnh vực được xác định trong báo cáo “Shorter Lives, Poorer Health” đã góp phần đẩy số ca tử vong lên cao:
Lối sống không lành mạnh (thí dụ: không đeo khẩu trang và tiêm vắc xin) tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút lây lan và hạn chế phổ biến vắc-xin;
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hệ thống y tế công cộng không được chuẩn bị sẵn sàng nên nhanh chóng bị quá tải;
Các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng xấu đi, đặc biệt là đối với những người nghèo, khi nền kinh tế bị tổn thương;
Các khía cạnh của môi trường không lành mạnh và an toàn làm tăng mức độ lây lan vi rút;
Chính sách ứng phó đại dịch còn nhiều thiếu sót sâu sắc và bị chính trị hóa cao độ.
 
Một lần nữa, nhóm người gốc da màu phải trả những cái giá đắt nhất, trong đó người Mỹ bản địa, gốc Tây Ban Nha/La tinh và người gốc da đen bị giảm mức tuổi thọ trung bình nghiêm trọng nhất.
 
Rất nhiều người mong mỏi được quay trở lại như trước khi có đại dịch, nhưng thực tế là tình trạng sức khỏe của người dân Hoa Kỳ khi đó đã rất tồi tệ rồi. Một nghiên cứu ước tính rằng, từ năm 1980 đến năm 2019, tỷ lệ tử vong của Hoa Kỳ cao hơn so với các quốc gia ngang hàng, với hơn khoảng 11 triệu ca tử vong. Cố chấp quay trở lại “bình thường” mà phớt lờ tình trạng bất lợi về sức khỏe của người dân, cũng như những nguyên nhân gốc rễ của nó, chắc chắn sẽ cướp đi nhiều sinh mạng hơn và làm suy yếu đất nước hơn.
 
Chúng ta có thể học hỏi từ các quốc gia khác những cách để đạt được mức tuổi thọ trung bình cao hơn, vì nhiều quốc gia đã đạt được kết quả tốt hơn Hoa Kỳ trong nhiều thập niên – và với chi phí thấp hơn nhiều. Thí dụ, các chính sách về dinh dưỡng và thực phẩm tốt hơn có thể làm giảm tỷ lệ bệnh tật. Các biện pháp kiểm soát súng đạn có thể góp phần làm giảm thương vong và ảnh hưởng tâm lý bởi các mối đe dọa từ súng. Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cải thiện lối sống sẽ giúp cải thiện tình trạng thể chất và tinh thần của chúng ta, đẩy lùi tình trạng gia tăng tỷ lệ trầm cảm, dùng thuốc quá liều và tự tử. Cũng tương tự như vậy với các dịch vụ chăm sóc sinh sản, tình dục và thai sản. Lương thưởng đủ trang trải cuộc sống, mạng lưới an sinh mạnh mẽ hơn, thuế suất lũy tiến hơn và các dịch vụ chăm sóc hợp lý hơn cho các gia đình và trẻ em, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường an ninh kinh tế của đất nước, và theo sau đó là sự tồn tại của chúng ta.
 
Thật không may, ở Hoa Kỳ, những đề xuất nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe người dân lại đang bị một số người coi là cực đoan, nếu không muốn nói là xa lạ với phong cách Mỹ (un-American). Ngoài ra, toàn bộ các ngành công nghiệp hiện nay coi việc giữ mọi thứ nguyên trạng là chìa khóa ‘sống còn’: ngành chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm; các nhà sản xuất thuốc men, thực phẩm và đồ uống không lành mạnh, và súng đạn; và các công ty chịu trách nhiệm về khí thải carbon và các chất ô nhiễm độc hại.
 
Nếu Hoa Kỳ không thay đổi hướng đi, sức khỏe và tuổi thọ của người dân sẽ cứ mãi bị ăn mòn, và rồi đất nước sẽ ngày càng suy yếu. Không chỉ người cao niên mới bị ảnh hưởng và thiệt thòi. Ở Hoa Kỳ, những người ở độ tuổi trung niên và trẻ tuổi có nhiều nguy cơ tử vong hơn ở thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời, không chỉ khiến cho các gia đình và cộng đồng bị tàn phá nặng nề, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất kinh tế của chúng ta. Đáng lo ngại hơn nữa, có một sự thay đổi chưa từng được ghi nhận trong thế kỷ qua, là xác suất trẻ em và thanh thiếu niên sống đến 20 tuổi hiện nay đang giảm dần. Nếu đã trót không nghe lời cảnh báo từ một thập niên trước, thì ít ra bây giờ chúng ta có thể bắt đầu thay đổi, để giúp nhiều trẻ em có cơ hội được lớn lên, và những ai còn sống sẽ sống thêm được nhiều năm nữa.
 
Việt Báo biên dịch, nguồn: “American life expectancy is dropping — and it’s not all covid’s fault” của Steven H. Woolf và Laudan Aron, được đăng trên trang Washington Post.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bờ Tây Hoa Kỳ đang ở trong một tuần lễ nhiệt độ tăng cao, và các nhà dự báo thời tiết hôm đầu tuần đã cảnh báo nhiệt độ vào cuối tuần này sẽ lên quá cao tại một số khu vực đông dân cư nhất ở Arizona, đồng thời cảnh báo cư dân ở các vùng của Nevada và New Mexico nên ở trong nhà tránh nhiệt.
Bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư có thể là vắc xin. Sau nhiều thập niên miệt mài làm việc, các khoa học gia cho biết nghiên cứu đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng, dự đoán sẽ có thêm nhiều loại vắc xin trong 5 năm tới. Tuy nhiên, đây không phải là những loại vắc xin truyền thống giúp ngăn ngừa bệnh tật, mà là những mũi tiêm để giúp thu nhỏ khối u và ngăn chặn ung thư tái phát. Các phương pháp điều trị thử nghiệm này nhắm mục tiêu vào những loại ung thư như ung thư vú và ung thư phổi, nhưng cũng đã có một số thành tựu đối với ung thư tế bào hắc tố (melanoma) và ung thư tụy tạng được thử nghiệm trong năm nay.
Đa xơ cứng, (Multiple Sclerosis, MS), là một bệnh thần kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới. Bệnh đa xơ cứng xảy ra do hệ thống miễn dịch rối loạn tấn công nhầm vào não và tủy sống. Mặc dù có những điều trị mới và hiệu quả hơn, hầu hết những người bị chứng bệnh này vẫn ngày càng bệnh nặng hơn theo thời gian.
Quý vị có thường bị đau lưng mỗi khi bị cúm, cảm lạnh, hay khi bị COVID? Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều loại bệnh. Nó không phải là một triệu chứng kiểu hên xui, mà là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và não, được gọi là “khớp thần kinh miễn dịch” (neuroimmune synapse). Khi ta bị bệnh, kết quả của ‘cuộc trò chuyện’ giữa hệ thống miễn dịch và não bộ khá là thú vị, bởi vì sự chú ý sẽ được tập trung đặc biệt ở vùng lưng dưới. Đây là một trong những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể trước các mối đe dọa đối với miễn dịch thần kinh (neuroimmune).
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, người Việt Nam tạo nên một cộng đồng hải ngoại chừng trên 4 triệu người, tương đương với dân số của New Zealand. Cuộc bùng nổ dân số ra hải ngoại này cũng gây nhiều ly tán, con cái thất lạc cha mẹ. Nhờ các tiến bộ về công nghệ gien và DNA chúng ta được chứng kiến những cuộc tái ngộ, đoàn tụ tưởng như không bao giờ có được, đặc biệt là những người con lai “mồ côi” tìm lại được người cha quân nhân Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam sau gần 50 năm. Chúng ta thử tìm hiểu những tiến bộ về lĩnh vực thử máu hay DNA để thiết lập quan hệ cha-con trên bình diện sinh học.
Trong tuần này, Đức Giáo Hoàng, Pope Francis đã trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ một khối thoát vị ở vùng bụng khiến ngài đau đớn không thôi. Nó là một khối thoát vị từ vết mổ của các ca phẫu thuật trước đó, được gọi là thoát vị vết mổ (incisional hernia). Thoát vị (Hernia) khá phổ biến và có nhiều loại khác nhau. Không phải tất cả các loại thoát vị đều phải làm phẫu thuật. Vậy thoát vị thực sự là gì? Và nếu cần phải làm phẫu thuật thì thế nào?
Hoa Kỳ đang bước vào mùa bệnh “Lyme”, và nguy cơ lây nhiễm loại bệnh do bọ ve cắn đang gia tăng, đặc biệt là khi có một nửa số người dân hiện đang sống ở những nơi có bọ ve. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh kịp thời, bệnh Lyme có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh, viêm khớp và các biến chứng khác, khó mà chữa trị. Mặc dù nhiều loại vắc xin đang được phát triển, nhưng số ca nhiễm đã đạt đến mức độ nạn dịch ở Hoa Kỳ. Có khoảng 476,000 ca nhiễm Lyme được báo cáo mỗi năm, tiêu tốn khoảng 1 tỷ MK chi phí y tế.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh lớn của thời đại. Hơn một phần ba phụ nữ và gần một phần tư đàn ông ở Thụy Điển bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Đối với một số người, thì một sự kiện căng thẳng tâm lý nào đó gây ra trầm cảm, ở những người khác, bệnh dường như bùng phát một cách tự nhiên và với một số ít là do tác dụng phụ của thuốc.
Năm 2011, Gert-Jan Oskam đang sống ở Trung Quốc thì bị tai nạn xe máy, khiến ông bị liệt từ phần hông trở xuống. Giờ đây, với sự kết hợp của các máy móc thiết bị hiện đại, các khoa học gia đã giúp ông kiểm soát lại phần thân dưới của mình, theo trang NYTimes đưa tin vào cuối tháng 5 năm 2023.
Ngày 15 tháng 5 năm 2023, Cơ quan Y tế Quốc tế WHO đưa ra hướng dẫn mới nhất của họ về chất làm ngọt thay thế đường (non-sugar sweeteners) và khuyên không nên dùng các chất này để giảm cân. WHO đã tiến hành một cuộc đánh giá có hệ thống với 283 nghiên cứu về chất tạo vị ngọt mà không dùng đường. Nghiên cứu tổng quan này bao gồm cả các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát (randomized controlled trials and observational studies).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.