Hôm nay,  

Chất Hormone Trong Cơ Thể Có Thể Giúp Cho Bịnh Suy Tim

14/04/202300:00:00(Xem: 1471)
   
hormone
Suy tim khiến các cơ tim không bơm đủ lượng máu cần thiết để cung cấp oxy và dinh dưỡng cho cơ thể. (Nguồn:Unplash)
 
Ghrelin là một trong những loại hormone đóng nhiều vai trò trong cơ thể, bao gồm cả điều tiết cảm giác thèm ăn, kiểm soát insulin, và tăng cường sức khỏe tim mạch.
 
 Số lượng người trên thế giới sống chung với bệnh suy tim ngày càng tăng,  suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu và không thể bơm đủ lượng máu cần thiết để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao. Có những phương pháp điều trị làm chậm quá trình này, nhưng không có phương pháp nào trực tiếp làm tăng khả năng bơm máu của tim.
 
Một nghiên cứu tại Viện Karolinska, Thụy điển hiện đã tìm hiểu xem liệu hormone ghrelin có thể có ảnh hưởng tốt cho bệnh suy tim hay không.
 
Ghrelin, hay còn gọi là “hormone đói”, là loại hormone được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, với chức năng chính là tạo cảm giác thèm ăn, nhưng cũng đóng rất nhiều vai trò trong cơ thể.
 
Loại hormone này có nhiều tế bào thụ thể trong cơ tim và các nhà nghiên cứu tin rằng thụ thể của nó có thể là mục tiêu tốt để kích thích khả năng bơm máu của tim. Thụ thể là các phân tử protein nằm trên màng tế bào để nhận những tín hiệu hóa học từ bên ngoài tế bào.
 
“Suy tim là nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất ở người cao tuổi, làm giảm chất lượng sống và gây tỷ lệ tử vong cao, nếu chúng ta có thể tìm được cách tăng khả năng bơm máu của tim, chúng ta có thể cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân này”. Lars Lund, giáo sư tại Viện Karolinska cho biết.
 
Nhóm nghiên cứu đã chọn ra 30 bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Đại học Karolinska để điều trị bằng ghrelin hoặc hormone giả dưới dạng nhỏ giọt trong hai giờ.
 
Cả bệnh nhân và bác sĩ đều không biết ai đã nhận hormone thật hay giả này.
 
Sau hai giờ điều trị, cung lượng tim, tức là lượng máu mà tim bơm ra trong một phút, đã tăng trung bình 28% ở những bệnh nhân dùng ghrelin.
 
Sự gia tăng này là do lượng máu được bơm ra khỏi tim nhiều hơn trong mỗi nhịp đập, khi nhịp đập không thay đổi hoặc chậm hơn một chút. Sau hai đến năm ngày theo dõi, khả năng bơm máu ở nhóm nhận ghrelin cao hơn khoảng mười phần trăm so với nhóm nhận hormone giả.
 
Tuy vậy nghiên cứu này chỉ trong một nhóm bệnh nhân nhỏ và quá trình theo dõi diễn ra trong thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là rất khó để biết phương pháp điều trị hoạt động như thế nào ở các nhóm bệnh nhân lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn.
 
Để nghiên cứu các cơ chế cơ bản đằng sau sự gia tăng chức năng bơm của tim, các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu các tế bào tim của chuột trong phòng thí nghiệm, và nhận ra rằng điều trị bằng ghrelin làm tăng chức năng co bóp của các tế bào tim.
 
Nhóm nghiên cứu hiện muốn tiến hành các nghiên cứu lâm sàng ở quy mô lớn hơn. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 15 tháng 5 năm 2023, Cơ quan Y tế Quốc tế WHO đưa ra hướng dẫn mới nhất của họ về chất làm ngọt thay thế đường (non-sugar sweeteners) và khuyên không nên dùng các chất này để giảm cân. WHO đã tiến hành một cuộc đánh giá có hệ thống với 283 nghiên cứu về chất tạo vị ngọt mà không dùng đường. Nghiên cứu tổng quan này bao gồm cả các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát (randomized controlled trials and observational studies).
Một số trẻ nhỏ bị dị ứng có thể ăn đậu phộng với liều lượng thấp mà không bị phản ứng nghiêm trọng sau khi đeo miếng dán trong một năm trong một thử nghiệm lâm sàng. Miếng dán thử nghiệm này có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho các gia đình có trẻ nhỏ bị dị ứng. Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, đối với trẻ mới biết đi bị dị ứng với đậu phộng, một miếng dán da mới có thể làm tăng khả năng chịu đựng của các em đối với loại đậu này.
Số ca tử vong do Covid-19 ở Hoa Kỳ hiện đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Dịch Bệnh. Tỷ lệ ca bệnh cũng giảm ở mức tương tự, mặc dù việc lây nhiễm trở nên khó theo dõi hơn do các xét nghiệm nhanh tại nhà được phổ biến rộng rãi; nhiều hệ thống giám sát được thiết lập vào đầu đại dịch cũng đã ngừng hoạt động.
Toát mồ hôi về đêm là một hiện tượng khá phổ biến, và cách giải quyết cũng đơn giản. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số nguyên nhân đáng lo ngại. Chúng ta thường nghĩ rằng nhiệt độ cơ thể người bình thường là 98.6 độ F (37 độ C), nhưng thực tế là nhiệt độ đó sẽ thay đổi trong chu kỳ 24 giờ theo nhịp sinh học của chúng ta. Ngay trước khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể của chúng ta bắt đầu giảm xuống, và sẽ đạt mức thấp nhất là khoảng 97.7 độ F trước khi chúng ta thức dậy khoảng ba tiếng. Đây là mức giảm nhiệt tối thiểu, nhưng để giữ cho cơ thể ở nhiệt độ đó, nhiều người thường phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi – đặc biệt nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
Mọi người thỉnh thoảng sẽ bị nấc cụt và đôi khi các cơn nấc cụt khá lì lợm, không chịu biến đi. Nấc cụt là sự co thắt không chủ ý của cơ hoành (diaphragm) – cơ ngăn cách phần ngực với phần bụng, đóng vai trò chính trong việc hít thở – sau đó là các dây thanh âm đóng lại đột ngột.
Bệnh Mất Trí (Alzheimer) là chứng bịnh mà các tế bào thần kinh trong não bị teo đi. Đó là do sự tích tụ bất thường của protein beta-amyloid và protein tau. Nghiên cứu về các loại thuốc chống lại bệnh Alzheimer cho thấy rằng nên điều trị sớm trong quá trình điều trị bệnh, trước khi quá nhiều tế bào thần kinh của não bị chết.
Các chuyên gia nghiên cứu tại Trường University of Miami đã báo cáo hai trường hợp đầu tiên được xác nhận vi rút SARS-CoV-2 truyền qua nhau thai và gây tổn thương não cho thai nhi, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 6 tháng 4 năm 2023. Theo nhóm nghiên cứu, trước đây, các bác sĩ đã nghi ngờ điều này có thể xảy ra nhưng chưa tìm được bằng chứng trực tiếp nào cho thấy vi rút COVID-19 tồn tại trong nhau thai hoặc não của trẻ sơ sinh.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
Bàng quang hay bọng đái (bladder) là một cơ quan hình tròn giống như một chiếc túi, có nhiệm vụ chứa nước tiểu. Nó nằm ở vùng xương chậu, bên dưới thận và ngay phía sau xương chậu. Về cơ bản thì nó là một bể chứa bằng thịt, nhưng thiết kế của ‘bể chứa’ này rất phức tạp.
Hàng triệu người trên thế giới bị mắc chứng huyết áp cao, và từ lâu các nhà nghiên cứu đã cho biết các chứng bịnh mất trí nhớ có liên quan đến bịnh huyết áp cao. Nhưng làm thế nào mà áp suất cao trong các mạch lại gây tổn hại cho não thì vẫn chưa được rõ ràng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.