Hôm nay,  

Vài Câu Chuyện Về Covid-19

23/09/202200:00:00(Xem: 2345)

 

covid
Hình minh họa

  

Ngày 14 tháng 9, 2022, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở trong tình trạng tốt hơn để chấm dứt đại dịch COVID-19 và kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực chống lại loại virus đã giết chết hơn sáu triệu người. Tuy nhiên, ông nói: “Chúng ta vẫn chưa đến đó”. Đây được xem là nhận xét lạc quan nhất từ cơ quan Liên Hiệp Quốc kể từ khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế và gọi virus này là đại dịch vào tháng 3 năm 2020 (VOA).
 
Chúng ta nay có vẻ đã bước qua thời kỳ “ sống với Covid-19” thay vì không chấp nhận “Zero Covid” như trước đây, mặc dù một số nơi như Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “Zero Covid” cô lập hàng triệu người khi phác giác chỉ một vài trường hợp.
 
1) Những lỗi lầm trong mấy năm qua
 
Vừa rồi báo y học nổi tiếng của Anh đã đưa ra một báo cáo của một ủy ban (The Lancet Covid -19 Commission)(1) về các biện pháp chống Covid trong mấy năm qua và trách cứ Cơ quan Y tế quốc tế WHO, chính phủ Mỹ và những chính phủ khác về những thất bại nghiệm trọng trong việc phối hợp chống đại dịch, đồng thời đưa ra những khuyến cáo cho những dịch khác có thể xảy ra, và làm thức dậy những câu hỏi về nguồn gốc của con virus gây ra dịch này.
 
Báo cáo náy trách cứ các nước giàu tích trữ thuốc chính ngừa Covid cho chính mình, không chi viện đủ tiền để cứu các nước nghèo và không để ý đến các nhóm thiệt thòi như người di dân, tỵ nạn, và một số nhà lãnh đạo như ở Mỹ và Brazil cố tình giảm thiểu tầm quan trọng của cơn dịch, gây ra nguy hiểm cho dân chúng của họ mà không có cơ sở khoa học.
 
WHO cũng bị chỉ trích là quá thận trọng và chậm chạp nhất là không nhận ra được sớm là virus gây bệnh truyền qua không khí (virus spread through air-borne transmission). Chuyện này một phần lập lại các cáo buộc đối với cơ quan CDC của Mỹ mà chúng ta đã bàn trong một bài trước đây.
 
Bản báo cáo này cũng kêu gọi đặt lại vấn đề nguồn gốc virus gây ra Covid, để tìm hiểu virus này có thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không, và cho đến nay điều này được coi như là thuộc thuyết âm mưu (conspiration theory) không đúng sự thật.
 
Báo cáo của Lancet cũng đựoc công bố sau khi Jeffrey Sachs, một nhà kinh tế học Đại học Columbia, chủ tịch hội đồng, công khai chấp nhận "lý thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm" (lab-leak theory), và thậm chí có thể có nguồn gốc nhân tạo, dẫn đến phản ứng dữ dội từ các nhà khoa học đã cảnh báo rằng sự ủng hộ của ông đối với lý thuyết bị tranh chấp sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của ủy ban. Sachs tuyên bố rằng các quan chức chính phủ như Anthony S. Fauci “không trung thực” (not being honest) về nguồn gốc của virus. Sachs cũng là đồng tác giả của một bài báo hồi tháng 5 trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, cho rằng các nhà khoa học Hoa Kỳ có thể có vai trò trong việc hình thành SARS-CoV-2 và kêu gọi điều tra nguồn gốc của đại dịch thông qua “cuộc điều tra của quốc hội lưỡng đảng với đầy đủ quyền hạn điều tra. ” Sachs bị nhiều thành viên trong hội đồng phản đối dữ dội.
 
2) COVID Superdodgers: những người né tránh được COVID
 
Một vấn đề khá lý thú khác là một số người hầu như không bao giờ mắc Covid-19 mặc dù họ tiếp xúc (contact)/phơi nhiễm (exposed) nhiều lần với người mắc bệnh. Những người này gọi là “superdodgers” hay “”siêu né bệnh”. (2)
 
Trước đây trong trường hợp bệnh HIV người ta cũng khám phá những người hầu như không thể bị nhiễm HIV. Siêu vi HIV cần sự hiện diện của một thụ thể (receptor) là một protein tên CCR5 (C-C chemokine receptor type 5) thì mới “mở cửa” vào được tế bào của bệnh nhân. Những người mà do một đột biến (mutation) của gen điều khiển sản xuất protein (gen mã hóa protein) này ở vào tình trạng tế bào của họ không có “chìa khóa” cho virus HIV vào và do đó họ khó có thể mắc HIV được.
 
Trong trường hợp Covid-19, thay vì sử dụng CCR5 để "mở cửa tế bào"như virus HIV, siêu vi SARS-CoV-2 sử dụng thụ thể ACE2. Con người không thể sống mà không có ACE2, ví dụ ACE2 cần thiết cho sự điều hòa áp huyết, cho nên không thể loại bỏ thụ thể này để chống Covid. Có thể có những đột biến tinh tế hơn trong ACE2 có thể đóng một vai trò trong việc kháng SARS-CoV-2 nhưng dường như không có sự đột biến ACE 2 rõ ràng và dứt khoát như trường hợp của HIV.
 
Nhưng có những đột biến ở các gen khác ngoài ACE2, và những đột biến này có thể không ngăn chặn được virus chui vào tế bào, không bảo vệ họ khỏi bị nhiễm virus nhưng lại bảo vệ họ khỏi phát bệnh với các triệu chứng và có thể bệnh nặng hay đe dọa tính mạng.
 
Một toán khảo cứu tại UCSF (ĐH California tại San Francisco) đã tìm ra một tình huống như vậy. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Jill Hollenbach và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những người xét nghiệm COVID dương tính nhưng hoàn toàn không có triệu chứng.
 
Sau khi phân tích DNA của hơn 1.400 người, họ đã xác định được một đột biến giúp một người loại bỏ virus SARS-CoV-2 nhanh đến mức virus không kịp có cơ hội phát triển các triệu chứng trên cơ thể người bệnh.
 
Đột biến xảy ra trong một gen gọi là HLA, gen này rất quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm. Hollenbach và cộng sự phát hiện ra rằng có một đột biến cụ thể trong gen đó làm tăng khả năng người bệnh không có triệu chứng lên gần 10 lần (báo cáo online 9/2021).
 
Sau đó, họ tiếp tục giải thích được cách thức hoạt động của đột biến này, liên quan đến việc hệ thống miễn dịch đã được chuẩn bị sẵn cho cho việc chống lại SARS-CoV-2 trước khi đại dịch bùng phát vào năm 2019.
 
Mỗi khi một con virus xâm nhập vào tế bào lần đầu tiên, HLA báo hiệu cho hệ thống miễn dịch rằng các tế bào bị xâm nhập và cần được giúp đỡ. Tín hiệu đó kích hoạt một chuỗi các sự kiện cuối cùng khiến cơ thể tạo ra các “vũ khí” mạnh mẽ được thiết kế đặc biệt để chống lại virus đang tấn công, như các kháng thể (antibodies) và tế bào T (T cells) nhận dạng đặc thù các thành phần của virus này.
 
Khi có sẵn những vũ khí nhắm vào mục tiêu này, hệ thống miễn dịch sẽ có nhiều thời gian hơn nhiều để dễ dàng dọn dẹp sự lây nhiễm. Nhưng những vũ khí này cần nhiều thời gian để được chế tạo. Và sự chậm trễ đó cho phép nhiễm trùng lây lan và các triệu chứng phát triển.
 
Nhưng nếu vì một lý do may mắn nào đó, hệ thống miễn dịch của bạn đã có sẵn vũ khí nhắm mục tiêu đặc biệt đến SARS-CoV-2 lúc nó tấn công?
 
Mùa hè năm nay, Hollenbach và đồng nghiệp đã chứng minh rằng, nhờ một đột biến cụ thể trong HLA, một số người có tế bào T đã được lập trình sẵn để nhận ra và chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, không có sự chậm trễ trong việc tạo ra vũ khí đặc thù chống COVID vì chúng đã có sẵn ở đó rồi, điều này làm cho phản ứng miễn dịch của bạn và các tế bào T này kích hoạt nhanh hơn nhiều so với người không có đột biến HLA.
 
Nhưng trước hết, để gen HLA đột biến này hoạt động bạn phải từng bị nhiễm một loại coronavirus khác. Ngoài coronavirus gây ra Covid, còn có những coronavirus rất thông thường gây cảm lạnh thông thường (common cold).
 
Hầu hết chúng ta đều đã tiếp xúc với một số loại coronavirus cảm lạnh thông thường vào một thời điểm nào đó trong đời. Và tất cả chúng ta đều tạo ra tế bào T để chống lại những cơn cảm lạnh này. Nhưng nếu bệnh nhân có đột biến này trong gen HLA của mình thì những tế bào T này cũng có thể giúp chống lại SARS-CoV-2. Đột biến này khá phổ biến, cứ 10 người thì có thể có 1 người có đột biến này; và ở những người mắc Covid mà không có triệu chứng, con số này tăng lên 1/5.
 
(Trường hợp tương tự như trước khi bị kẻ thù tấn công, quân đội của một nước nào đó đã có sẵn những tin tức tình báo để nhận diện kẻ thù, vì trước đây họ đã đương đầu với một kẻ thù tương tự nhưng ít hung dữ hơn; cũng do đó họ có những võ khí đặc thù nhắm vào loại quân lính xâm lược hung dữ hơn lần này).
 
3) Vaccine chống COVID mùa thu năm nay: Bivalent Covid Booster (3)
 
Vi rút gây ra COVID-19 thay đổi theo thời gian do các đột biến của nó làm cho những biến chủng mới xuất hiện. Chính quyền Mỹ dự trù thuốc chủng ngừa COVID sẽ phải chích lại hàng năm như thuốc ngừa cúm hiện nay. Vắc xin COVID-19 tăng cường được cập nhật (updated Covid booster) cho mùa thu năm 2022 bao gồm các thành phần của chủng vi rút gốc (giống như booster trước đây) và cọng thêm thành phần thứ nhì là biến thể Omicron, cho nên được gọi là Bivalent Covid Vaccine (vắc xin COVID-19 “hóa trị 2” hay “tác dụng 2 chiều”), được thiết kế để cung cấp sự bảo vệ rộng rãi hơn chống lại COVID-19, bao gồm việc bảo vệ tốt hơn chống lại biến thể Omicron vì có chứa những thành phần đặc thù của Omicron là biến thể phổ biến nhất trong giai đoạn này ở Mỹ cũng như ở Việt Nam.
 
Theo FDA: “Thuốc chủng ngừa COVID-19 có thể giúp bảo vệ khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19. Khi vi rút thay đổi và khả năng miễn dịch của bạn giảm tự nhiên theo thời gian, bạn có thể mất đi một phần khả năng bảo vệ đó.”
 
FDA đã cho phép 2 thuốc Bivalent booster vaccine cùa hai hãng Moderna và Pfizer-BioNTech COVID-19 để sử dụng như một liều tăng cường duy nhất, ít nhất hai tháng sau khi hoàn thành tiêm chủng chính (primary series), hoặc tiêm nhắc lại (booster vaccination).
 
Vắc-xin Moderna COVID-19, được phép sử dụng như một liều tăng cường duy nhất ở những người từ 18 tuổi trở lên.
 
Vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19, được phép sử dụng như một liều tăng cường duy nhất ở những người từ 12 tuổi trở lên.
 
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
(16/9/2022)
 
Tham khảo:
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.